Soạn bài Đừng gây tổn thương

Xuất bản: 21/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Đừng gây tổn thương Ngữ Văn 10 Cánh Diều tập 2. Hướng dẫn soạn bài chi tiết với phần trả lời đầy đủ câu hỏi theo trình tự bài đọc hiểu trang 100-104 SGK.

Soạn bài Đừng gây tổn thương chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong phần Chuẩn bị, Đọc hiểu và Câu hỏi cuối bài Đừng gây tổn thương để hiểu rõ về một Văn bản nghị luận.

Chuẩn bị

- Tác giả Ca-ren Ca-xây sinh năm 1947, là tác giả Mỹ nổi tiếng chuyên về tâm lí và nghệ thuật sống.

- Tác phẩm Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay đã truyền đạt đến người đọc một điều nhận định về cuộc sống này chưa hẳn là điều mới mẻ nhưng có lẽ bạn đôi lúc đã quên mất điều đó mà thôi. Ở tác phẩm này tác giả đã nêu lên cho bản thân độc giả 2 sự lựa chọn mà bản thân chúng ta cần lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất là rơi vào thất vọng, tê liệt mặc cho sự sợ hãi lấn lướt bạn hay mặt khác bạn chọn cho mình một trái tim rộng mở hàn gắn bản thân với người khác bằng cách thay đổi thói quen trong mối quan hệ. Chúng ta không thể nào thay đổi một ai đó cũng chẳng thể thay đổi hoàn cảnh sống nhưng chúng ta có thể thay đổi chính bản thân mình, thay đổi từ cách ứng xử, suy nghĩ trước khi hành động, học được một trái tim yêu thương thay vì phản ứng bằng thái độ tổn thương một ai đó.

Đọc hiểu - Soạn bài Đừng gây tổn thương

Câu 1 trang 101 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Chú ý cách nên vấn đề của tác giả

Trả lời

Cách nêu vấn đề của tác giả được bắt đầu bằng một câu hỏi "Đừng bao giờ khiến người khác tổn thương" ư?"

Câu 2 trang 101 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Các câu hỏi mở đầu phần 2 hướng vào vấn đề gì?

Trả lời

Các câu hỏi mở đầu phần 2 hướng vào vấn đề: sự tổn thương bằng lời nói.

Xem trả lời chi tiết: Các câu hỏi mở đầu phần 2 Đừng gây tổn thương hướng vào vấn đề gì?

Câu 3 trang 102 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Chú ý cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác.

Trả lời

Cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác: trực diện, đầy khách quan.

Câu 4 trang 102 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Nhận biết các lí lẽ và dẫn chứng của người viết

Trả lời

- Lí lẽ: Phương pháp giải quyết vấn đề này là tập trung trí óc.

- Bằng chứng: Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe. Tôi muốn bạn nhớ lại câu chuyện về người phóng viên vẫn mua báo từ một ẻ bán báo vô văn hóa...

Câu 5 trang 102 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Theo tác giả, thế nào là “thô lỗ”?

Trả lời

- Theo tác giả, trong quá trình giao tiếp, chúng ta luôn có các phương án lựa chọn khác nhau như chú ý lắng nghe, giả vờ lắng nghe một cách tế nhị hay phớt lờ người khác ra mặt. Bất cứ điều gì không thể hiện sự chú tâm của chúng ta thì được coi là sự thô lỗ.

Xem trả lời chi tiết: Theo tác giả Đừng gây tổn thương, thế nào là thô lỗ?

Câu 6 trang 103 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Chú ý cách lí giải: Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?

Trả lời

- Cách lí giải: “Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ”?

+ Vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác

+ Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an

Câu 7 trang 103 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Nội dung “cam kết” ở phần này là gì?

Trả lời

- Nội dung "cam kết" ở phần này là cách chúng ta cư xử trong cuộc sống, "sống sao cho xứng đáng", "không làm tổn thương người khác".

Câu 8 trang 104 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả gì?

Trả lời

- Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả:

+ Chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất lẫn tinh thần

+ Chúng ta sẽ không phải đoán già đoán non liệu hành động của mình gây ra tác động hay hậu quả thế nào với người khác

+ Mỗi ngày có một dòng chảy mới hứa hẹn đem đến hạnh phúc và bình yên cho chúng ta

Câu hỏi cuối bài - Soạn bài Đừng gây tổn thương

Câu 1. Em hiểu như thế nào về nhan đề Đừng gây tổn thương?

Trả lời

Nhan đề Đừng gây tổn thương được em hiểu như là một lời khuyên nhủ đến với với chúng ta trong cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống.

Câu 2. Chỉ ra mối quan hệ giữa phần mở đầu và hai phần sau trong văn bản

Trả lời

Phần mở đầu là phần nêu khát quát, giới thiệu vấn đề cần bàn luận. Hai phần sau là phần nối tiếp, chỉ ra quan điểm làm sáng tỏ cho vấn đề được nêu ở phần mở đầu.

Xem trả lời chi tiết: Mối quan hệ giữa phần mở đầu và hai phần sau trong Đừng gây tổn thương

Câu 3. Dựa vào văn bản, hãy làm sáng tỏ ý kiến của tác giả nêu ở phần đầu văn bản: “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”

Trả lời

- Làm sáng tỏ ý kiến của tác giả nêu ở phần đầu văn bản: “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”:

+ Trong lúc bạn phát ngôn, bạn không chắc đã ý thức được lời phê bình của mình ảnh hưởng đến người khác

+ Bạn có thể đã đáp trả lại lời chỉ trích của người khác bằng nhận xét đầy ác ý

→ Gây tổn thương cho người khác bằng lời nói

+ Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép, đôi môi trễ xuống…

→ Gây tổn thương cho người khác bằng cử chỉ, thái độ

Xem trả lời chi tiết: Hãy làm sáng tỏ ý kiến của tác giả nêu ở phần đầu Đừng gây tổn thương

Câu 4. Phân tích tác hại của việc làm tổn thương người khác và những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác”

Trả lời

- Tác hại của việc làm tổn thương người khác:

+ Không chỉ người khác bị chúng ta đối xử tệ mà bản thân chúng ta cũng bị ảnh hưởng về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần.

- Những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác”

+ Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất và tinh thần

+ Chúng ta không phải đoán già đoán non liệu những hành động của mình sẽ gây ra tác động hay hậu quả thế nào đối với người khác

+ Mỗi ngày đem đến một dòng chảy mới đem cảm giác hạnh phúc và bình yên cho chúng ta

Câu 5. Theo em, vấn đề đặt ra trong văn bản Đừng gây tổn thương có ý nghĩa gì với cuộc sống ngày nay?

Trả lời

Theo em, vấn đề đặt ra trong văn bản Đừng gây tổn thương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống ngày nay. Bởi giới trẻ ngày nay, thường có thái độ thờ ơ, không quan tâm đến lời nói, cảm xúc của người khác, chỉ biết đến bản thân mình. Chính những điều đó vô tình làm tổn thương đến người xung quanh chúng. Vấn đề trong văn bày này giúp chúng ta nhìn nhận về cách đối xử, hành động của bản thân trong cuộc sống tốt hơn, hạn chế được việc "gây tổn thương" cho người khác

-/-

Trên đây là gợi ý nội dung soạn bài Đừng gây tổn thương, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Cánh diều!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM