Soạn bài Đối tượng và những khó khăn của hài kịch CTST

Xuất bản: 19/08/2024 - Tác giả:

Soạn bài Đối tượng và những khó khăn của hài kịch CTST trang 142, 143 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Văn bản đề cập tới đối tượng và những khó khăn của hài kịch đang gặp phải.

Câu 1: Theo tác giả, đối tượng và những khó khăn của hài kịch là gì?

Trả lời:

- Đối tượng: những vấn đề, phong tục, tập quán và nếp sống có xu hướng tiêu cực của một xã hội

-  Khó khăn:

+ Đề cập thích đáng đến cái lố bịch của thiên hạ và đưa lên sân khấu một cách thoải mái các thói hư tật xấu của tất cả mọi người.

+ Miêu tả những con người, thì cần phải miêu tả theo tự nhiên. Người ta đòi hỏi những chân dung đó phải giống, và bà chẳng thành công nếu không làm cho người ta nhận ra ở đấy những con người trong thời đại chính mình.

Câu 2: Vì sao Đô-răng cho rằng “Gây cười cho những người tử tế đâu phải chuyện dễ dàng”?

Trả lời:

Vì người tử tế họ đánh giá cao sự thông minh, tinh tế trong việc tạo ra nụ cười, thay vì những lời nói vô bổ hoặc khiêu khích. Điều này tạo ra một thách thức trong việc gây cười cho họ, và đòi hỏi người tạo ra hài hước phải sử dụng sự hiểu biết và khéo léo để tạo ra tính gây cười.

Câu 3: Nhân vật U-ra-ni-e cho rằng “hài kịch cũng có cái hay cái đẹp của nó". Bạn hãy chỉ ra một/ một vài biểu hiện của cái hay, cái đẹp trong vở hài kịch bạn yêu thích.

Trả lời:

Vở kịch “Hồn trương ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ:

Qua đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh của chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM