Soạn bài Đò lèn (Nguyễn Duy)

Xuất bản: 01/09/2020 - Cập nhật: 14/09/2020 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Đò Lèn của Nguyễn Duy lớp 12 hay nhất, gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu soạn bài Đò lè ngắn gọn nhất, đầy đủ nhất cho các em tham khảo

Soạn bài Đò Lèn của Nguyễn Duy - Đọc Tài Liệu tổng hợp những kiến thức cơ bản tìm hiểu tác phẩm Đò Lèn của Nguyễn Duy, hướng dẫn trả lời câu hỏi hướng dẫn đọc bài trang 149 SGK Ngữ văn 12 tập 1.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.

Cùng tham khảo...

Soạn bài Đò lèn ngắn gọn (Nguyễn Duy)

    Hướng dẫn soạn bài Đò Lèn chi tiết

    Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu soạn bài Đò Lèn trang 149 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1.

    Bài 1 trang 149 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời nhỏ được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?

    Trả lời:

    - Hình ảnh thuở nhỏ của tác giả:

    + Tuổi thơ của tác giả phải nếm trải những cơ cực, nghèo đói do chiến tranh.

    + Hồn nhiên, vô tư, nghịch ngợm: ra cống Na câu cá, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn chùa Trần,...

    + Niềm say mê thế giới hư ảo của thánh thần: hơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, tâm hồn trẻ thơ ngây ngất trước mùi thơm của hương trầm, hoa huệ, trước điệu hát văn của cô đồng, ...

    - Nét quen thuộc: tái hiện một cách chân thực, cảm động những kỉ niệm tuổi thơ.

    - Nét mới: nói ra cả những kỉ niệm không đẹp những sự thật lẽ ra phải giữ kín, hoặc phải quên đi: “ăn trộm nhãn chùa Trần". Đây cũng là sự đổi mới trong cách nhìn, cách cảm của những nhà văn, nhà thơ sau năm 1975; dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, dám nói ra sự thật từ góc nhìn không thuận chiều.

    Bài 2 trang 149 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào?

    Trả lời:

    - Hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn âm thầm chịu đựng, hi sinh vì đứa cháu mồ côi trong tình thương của tác giả được tái hiện rất cảm động:

    + Bà lam lũ, vất vả, lặn lội thân cò trong tình thương của đứa cháu: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng ở ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng ... . Đó là những hình ảnh thể hiện sự cơ cực, tần tảo, yêu thương.

    + Hình ảnh người bà đi bán trứng ở ga Lèn đầy cảm động giữa sự tan hoang của cảnh vật

    - Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:

    + Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà. Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.

    + Sự ân hận, ngậm ngùi, đau xót muộn màng.

    Bài 3 trang 149 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt? So sánh với bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt?

    Trả lời:

    Trong Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt thể hiện tình cảm dành cho bà bằng việc tái hiện những hồi ức thiêng liêng, cảm động về tình bà cháu. Tình cảm ấy được thể hiện qua tiếng tu hú tha thiết, qua hình ảnh bếp lửa bập bùng:

    Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà...

    Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen...

    Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn...

    Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm...

    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...

    Nét độc đáo trong cách thể hiện tình cảm đối với người bà của Nguyễn Duy là bộc lộ tình cảm trực tiếp, những kí ức ùa về dào dạt rất chân thành, không che đậy dưới bất kì hình ảnh, biểu tượng nào. Mặt khác, nhà thơ bày tỏ tình cảm đối với bà bằng những lời thơ như tự trách mình, như ăn năn, hối lỗi khi nhớ về một thời vô tâm, vụng dại đã qua, chưa kịp làm gì để đền đáp công ơn của bà. Lời thơ rưng rưng, đau nhói lòng người:

    Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

    Bà chỉ còn là một nắm cỏ thôi!

    Soạn bài Đò Lèn ngắn nhất

    Câu 1 trang 149 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    * Cái tôi của tác giả thời nhỏ được tái hiện:

    - Tuổi thơ của tác giả phải nếm trả những cơ cực, nghèo đói do chiến tranh nhưng vẫn hồn nhiên, vô tư, nghịch ngợm, có niềm say mê thế giới hư ảo của thánh thần: hơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng,...

    - Hình ảnh cậu bé tinh nghịch vô tư sống giữa đất trời quê ngoại dân dã với kỷ niệm vui buồn đan xen, đặc biệt gắn liền với hình ảnh bà ngoại.

    - Ấn tượng về tuổi thơ:

    + Khói trầm thơm

    + Mùi huệ trắng

    + Điệu hát văn, bóng cô đồng

    + Mùi huệ trắng

    - Ấn tượng về cuộc sống làng quê bình yên vừa có cái riêng tư vừa gần gũi.

    * Cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ

    - Nét quen thuộc: Hình ảnh cậu bé Duy thuở nhỏ như bao trẻ thơ khác.

    - Nét mới mẻ: Nhà thơ nhìn về quá khứ khi mình đã trưởng thành, có sự trải nghiệm trước cuộc sống và đặc biệt gắn liền với hình ảnh bà ngoại.

    Câu 2 trang 149 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà mình:

    - Hình ảnh người bà: Mùa cua xúc tép, ghánh trè xanh Ba Trại, buôn bán ngược xuôi.

    → Lam lũ, tần tảo, vất vả.

    - Sự vô tư của cậu bé khi chưa nhận thấy những vất vả của người bà:

    + “Đâu biết”: vô tâm, chưa thấu được nỗi vất vả của bà.

    + “Trong suốt”: nhận thức thơ ngây trong trẻo của trẻ nhỏ.

    + “Một bên thực”: là bà với cuộc đời lam lũ vất vả

    + “Một bên hư”: bao gồm tiên, phật, thánh thần.

    → Vô tư không nhận ra những nỗi vất vả của người bà.

    - Tình thương bà của nhà thơ khi đã trưởng thành trải qua cuộc đời người lính

    + Bộc lộ nhận thức của con người đã trải qua trải nghiệm thực tiễn.

    + Cuộc đời xung quanh không có gì thay đổi: “Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi”

    → Người cháu đã thú nhận sự thức tỉnh cùng nỗi niềm đau đớn, xót xa của mình:

    “Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

    Bà chỉ còn là một nấm cỏ khô”

    => Sự trưởng thành của người cháu.

    Câu 3 trang 149 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Tình yêu thương bà sâu sắc thể hiện chiêm nghiệm của Nguyễn Duy về cuộc đời: tình yêu bà, tình yêu quê hương sống có trách nhiệm – sống trước hiện tai về bằng cả ý thức về quá khứ và tương lai. Nét độc đáo trong cách thể hiện tình cảm đối với người bà của Nguyễn Duy là bộc lộ tình cảm trực tiếp, những kí ức ùa về dào dạt rất chân thành, không che đậy dưới bất kì hình ảnh, biểu tượng nào. Nhà thơ còn bày tỏ tình cảm đối với bà bằng những lời thơ như tự trách mình, như ăn năn, hối lỗi khi nhớ về một thời vô tâm, vụng dại đã qua, chưa kịp làm gì để đền đáp công ơn của bà.

    So sánh với bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:

    - Người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt mang tầm vóc của hậu phương trong những tháng năm chống Mỹ cứu nước, người giữ và truyền lửa yêu thương và căm thù, được tác giả gợi nhớ qua hình ảnh của tiếng chim tu hú, bên bếp lửa bập bùng.

    - Người bà của Nguyễn Duy là nạn nhân của cuộc chiến, mang thân phận bé nhỏ. Dù vậy, giữa cuộc chiến tranh khốc liệt, bà vẫn tần tảo can trường. Hình ảnh người bà trong tác phẩm Đò Lèn của Nguyễn Duy hiện lên qua những hình ảnh giản dị, gần gũi đời thường “mò cua xúc tép”...

    => Người bà nào cũng vất vả, lam lũ đáng kính trọng và đầy yêu thương.

    Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Đò Lèn

    I. Tác giả Nguyễn Duy

    - Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở xã Đông Vệ, thị xã Thanh Hoá (nay là thành phố Thanh Hoá), tỉnh Thanh Hoá.

    - Mẹ mất sớm, Nguyễn Duy ở với bà ngoại tử nhỏ.

    - Năm 1966, ông nhập ngũ.

    - Từ năm 1971 đến năm 1975, Nguyễn Duy về học tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

    - Cuối năm 1975, ông cùng đơn vị vào tiếp quản Vũng Tàu.

    - Năm 1976, Nguyễn Duy vào sống và công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, là biên tập viên báo Văn nghệ giải phóng, rồi làm Trưởng đại diện của báo Văn nghệ ở phía Nam.

    - Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp hài hoà giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc, nhiều bài là tiếng nói khảng khải, bộc trực, đầy ngang tàng mà trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm và mang tinh thần công dân sâu sắc.

    - Ông là một trong số không nhiều cây bút hiện nay đã góp phần làm mới thể lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại, tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn trong cấu trúc, hình ảnh và ngôn ngữ của thể thơ truyền thống này.

    - Năm 2007, Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

    - Tác phẩm chính về thơ: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Đãi cát tìm vàng (1987), Mẹ và em (1987)...; tiểu thuyết, bút kí và một số thể loại khác như : Em - Sóng (kịch thơ, 1983), Khoảng cách (tiểu thuyết, 1986), Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký, 1986),...

    II. Tác phẩm Đò Lèn

    - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Đò Lèn in trong tập thơ Ánh Trăng được Nguyễn Duy viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.

    - Nội dung chính bài thơ Đò Lèn: Qua những dòng kí ức về tuổi thơ gắn với những kỉ niệm quê ngoại của Nguyễn Duy, bài thơ gợi ra một miền quê còn nghèo khổ, cơ cực, từng chịu bao tàn phá đau thương bởi bom đạn của kẻ thù. Bài thơ gợi nhắc con người ta về ý thức trân trọng cội nguồn, những giá trị bền vững, phải biết nhận lại nhiều điều cho dù là muộn. Bài thơ gây xúc động về tình bà cháu bằng cảm xúc chân thành triết lý nhẹ nhàng nhưng thấm thía.

    - Phương thức biểu đạt: Bài thơ Đò Lèn có phương thức biểu đạt chính là biểu cảm, xen lẫn vào đó là phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả.

    - Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đò Lèn

    Nhan đề bài thơ giản dị với hai chữ chỉ là tên gọi một địa danh, nhưng lại giàu sức gợi. Đò Lèn là quê ngoại, nơi Nguyễn Duy đã từng sống cùng bà khi còn thơ dại; nơi người bà đã sống suốt cuộc đời với bao nhọc nhằn, cơ cực…và cũng là nơi bà yên nghỉ giấc ngàn thu. Chính vì thế, Đò Lèn là nơi được chạm khắc vào kí ức nhà thơ và mỗi khi nhớ về nơi ấy, thì bao cảm xúc lại dâng trào, buâng khuâng, da diết.

    Đò Lèn không chỉ là nơi gợi nhắc những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên mà còn là nơi gợi nhớ, gợi yêu thương về người bà tần tảo, giàu đức hy sinh; là nơi mỗi khi nhớ về nhà thơ không thể không đau đáu một niềm yêu thương, xót xa vô cùng xúc động; không thể không ân hận, day dứt vì sự vô tình đến vô tâm của tuổi thơ để không nhận thức được những năm tháng cơ cực mà người bà đã phải trải qua.

    (Cô giáo NTMH - trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi)

    Tham khảo thêm:

    Tổng kết

    • Bài thơ là dòng tình cảm yêu thương tha thiết và những suy nghĩ cảm động, sâu lắng của nhà thơ đối với người bà, qua đó hướng tới ngợi ca vẻ đẹp của người lao động ở mọi miền quê Việt Nam.
    • Từ tình cảm yêu thương sâu sắc đối với một người bà cụ thể, bài thơ đã mở ra hình bóng người lao động Việt Nam ở mọi miền quê: lam lũ, nghèo khó mà cần cù, nhân hậu, rất giàu tình cảm đối với cội nguồn, với văn hóa truyền thống…

    Nên tham khảo thêm:

    // Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn Đò Lèn của Nguyễn Duy do Đọc Tài Liệu biên soạn gửi tới các em. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 12 bài Đò Lèn này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

    [ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Đò Lèn một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

    Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
    Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
    Hủy

    TẢI VỀ

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM