Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 19/08/2022 - Cập nhật: 23/08/2022 - Tác giả:

Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây Chân trời sáng tạo đầy đủ các kiến thức trọng tâm của văn bản và trả lời tất cả các câu hỏi trang 37 - 42 SGK Ngữ văn 10 tập 1.

Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn lại các nội dung liên quan tới văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây nằm trong Bài 2 Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo. Với nhiều cách trình bày khác nhau cho các câu hỏi trong bài, các em sẽ có góc nhìn đa dạng hơn về văn bản này.

Từ xa xưa, trong đời sống cũng như trong lịch sử, có nhiều sự việc, câu chuyện không chỉ liên quan đến một vài cá nhân mà liên quan đến cả một tộc người, một quốc gia, một dân tộc,... Vận mệnh của cá nhân khi ấy trở thành hiện thân cho vận mệnh của cộng đồng. Đó chính là nguồn cảm hứng dạt dào cho các sáng tác sử thi cổ đại.

Trong bài học này, khi làm quen với những người anh hùng trong sử thi như Đăm Săn (sử thi Đăm Săn), Ô-đi-xê (Sử thi Ô-đi-xê), bạn sẽ hiểu vì sao có sự gắn bó mật thiết giữa đời sống của những người anh hùng với cộng đồng mà họ là người đại diện.

Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn

Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn

Đăm Săn (Bài ca chàng Đăm Săn; Klei khan Đăm Săn), dài 2077 câu, gồm 7 chương là sử thi truyền miệng lâu đời của dân tộc Ê-đê, thể hiện đậm nét truyền thống lịch sử, văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.

Theo tục nối dây trong chế độ mẫu hê, Đăm Săn được hỏi làm chồng hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhi và trở thành một tù trưởng giàu mạnh. Đăm Săn đã làm nên nhiều kì tích anh hùng như: Thuần phục được voi dữ, xin Trời giống lúa, bày cho dân làng cách làm rẫy, bắt cá tôm,... Lẫy lừng hơn cả là việc chiến thắng hai tù trưởng thù địch Mtao Gru (tù trưởng Kên Kên) và Mtao Mxay (tù trưởng Sắt). Sau mỗi lần chiến tháng, Đăm Săn lại thu nhận được thêm nhiều tôi tớ, dân làng và của cải. Nhờ đó chàng càng thêm giàu mạnh.

Với khát vọng vươn tới cuộc sống phóng khoáng và sự hùng cường, Đăm Săn đi cầu hôn nữ thần Mặt Trời nhưng thất bại và chết trong đầm lầy. Hồn chàng biến thành con ruồi, chu vào miệng chị gái mình. Người chị này sinh con trai, cũng đặt tên là Đăm Săn. Đăm Săn cháu lớn lên, lại tiếp tục làm chồng Hơ Nhị, Hơ Bhi và trở thành một tù trưởng giàu mạnh.

Đoạn trích Đăm Sắn chiến thắng Mtao Mxay thuộc chương IV của sử thi Đăm Săn.

Trước khi đọc

Hãy nhớ lại một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được gọi là anh hùng và cho biết: do đâu mà họ được tôn xưng như thế?

Trả lời

Những nhân vật trong truyện cổ tích được gọi là anh hùng: Thánh Gióng, Sơn Tinh… Họ được tôn sùng là những vị anh hùng vì có công với cộng đồng, có những đóng góp và giúp đỡ con người. Từ đó nhận được sự tin yêu, quý mến và kính trọng.

Đọc văn bản

Liên hệ. Lời văn ở đoạn này gần với truyện hay vở kịch?

Trả lời

Sau khi đọc phần 1, chúng ta có thể thấy lời văn ở đoạn này gần với kịch. Bởi đoạn văn chủ yếu là đoạn hội thoại của hai nhân vật Đăm Săn, Mtao Mxây và có sự phân chia thoại của từng nhân vật rất rõ ràng.

Suy luận. Lưu ý những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn. Những hình ảnh đó có điểm gì độc đáo?

Trả lời

- Những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn:

+ Mỗi lần xốc tới, vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô.

+ Chạy vun vút qua phía đông, tây.

+ Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc.

+ Múa chạy nước kiệu, núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung.

- Nhận xét: Những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn chủ yếu mang yếu tố kì ảo nhằm đặc tả, nhấn mạnh sức mạnh kì vĩ của nhân vật Đăm Săn.

Theo dõi. Chú ý sự xuất hiện của cụm từ “bà con xem...” và ý nghĩa, tác dụng của nó trong lời kể?

Trả lời

Ý nghĩa, tác dụng của cụm từ “bà con xem...” trong lời kể:

- Giúp độc giả hiểu được cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây đang được kể lại từ một già làng, trưởng bản (người đứng đầu buôn làng) và đối tượng nghe là bà con buôn làng.

- Giúp câu chuyện tăng tính khách quan, chân thực.

- Giúp làm nổi bật đặc trưng của sử thi.

- Thể hiện thái độ tôn trọng người nghe của người kể chuyện, giúp người nghe chú ý đến những điều người kể đang nói đến.

- Tìm sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.

Suy luận. Cảnh tiệc tùng trong đoạn này được miêu tả qua lời của ai? Điều đó giúp ích gì trong việc thể hiện hình tượng nhân vật Đăm Săn?

Trả lời

- Cảnh tiệc tùng trong đoạn văn này được miêu tả qua lời của một người kể chuyện (già làng, trưởng bản – những người đứng đầu buôn làng).

- Từ đó, hình tượng Đăm Săn hiện lên chi tiết, khách quan, chân thực, nhiều góc độ, giúp người đọc cảm nhận được những ấn tượng nhất định về nhân vật Đăm Săn.

Suy luận. Việc miêu tả ngoại hình nhân vật Đăm Săn có gì khác thường và có tác dụng như thế nào?

Trả lời

- Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật Đăm Săn:

+ Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác tấm áo chiến, sát bên nghênh ngang đủ giáo gươm.

+ Đôi mắt linh lợi như mắt chim ghếch ăn hoa tre.

+ Bắp chân to bằng cây xà ngang.

+ Bắp đùi to bằng ống bễ.

+ Sức ngang sức voi đực.

+ Hơi thở ầm ầm tựa sấm dậy.

=> Lối nói quá cùng biện pháp tu từ so sánh đã khắc họa nên ngoại hình nhân vật Đăm Săn rất phi thường, kì ảo, khác với cách miêu tả ngoại hình của một người bình thường. Từ đó, tô đậm, làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình cường tráng, mạnh mẽ của Đăm Săn.

Sau khi đọc

Câu 1 trang 42 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Trả lời

Các sự kiện chính trong văn bản bao gồm:

  1. Vợ của Đăm Săn là Hơ Nhị bị Mtao Mxay bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đòi vợ.
  2. Đăm Săn thách đầu Mtao Mxay.
  3. Đăm Săn và Mtao Mxay đấu kiếm. Cuộc đối đầu không cân sức. (Đăm Săn chiếm ưu thế)
  4. Đăm Săn đớp được miếng trầu, sức mạnh tăng lên gấp bội.
  5. Đăm Săn được sự giúp đỡ của thần linh, ông Trời báo mộng dùng cái chày mòn ném vào tai địch.
  6. Đăm Săn nghe lời làm theo, kết quả Mtao Mxay bị thua cuộc.
  7. Sau khi giành được chiến thắng, Đăm Săn thu về bao nhiêu của cải, cùng bản làng mở tiệc ăn mừng suốt mùa khô.

Câu 2 trang 42 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Trả lời

- Đăm Săn gặp phải vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây là: Đăm Săn không tài nào đâm thủng được Mtao Mxay. Đăm Săn đã thấm mệt.

- Chàng chiến thắng nhờ vào sự giúp đỡ của đấng thần linh (ông Trời). Ông Trời mách rằng hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai kẻ địch.

Câu 3 trang 42 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Trả lời

Vấn đề so sánh

Đăm Săn

Mtao Mxây

Ngôn ngữ, lời nói

- Những câu từ của Đăm Săn bộc lộ sự chính trực, hào sảng

- Câu từ của Mtao Mxây thì mang sự trêu tức, coi thường người khác

Khi khiêu chiến

- Đăm Săn thể hiện khí khái của một người hùng

- Còn Mtao Mxây lại bộc lộ sự yếu kém, hèn nhát, tự cao tự đại

Hành động

- Đăm Săn múa khiên thể hiện sự uy dũng

- Mtao Mxây múa khiên trước nhưng thể hiện sự kém cỏi

Ngoại hình

- Đôi mắt linh lợi như chim ghếch ăn hoa tre, sức ngang voi đực, hơi thở ầm ầm tựa như sấm dậy

- Dữ tợn như một vị thần, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo

=> Mặc dù cả hai đều là tù trưởng giỏi nhưng Đăm Săn xứng đáng là người anh hùng của cộng đồng.

Câu 4 trang 42 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Trả lời

- Một số lời thoại tiêu biểu thể hiện tính cách của Đăm Săn như:

+ " Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy'': Câu nói toát lên khí chất mạnh mẽ, không sợ hãi bất kì điều gì của người anh hùng.

+ "Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là'': Câu nói trên thể hiện sự thông minh, hài hước, và khẳng khái của Đăm Săn, anh không chấp nhận những hành động lén lút.

Câu 5 trang 42 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Trả lời

a.

- Lối nói quá và cách ví von trong văn bản làm cho hình tượng nhân vật Đăm Săn trở nên mạnh mẽ, phi thường, qua đó thể hiện sự ngưỡng vọng trân trọng của nhân dân với người anh hùng Đăm Săn.

- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản đơn giản, cô đọng, hàm súc, thể hiện phảm chất của người anh hùng, hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ, các từ ngữ địa phương được sử dụng nhuần nhuyễn mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên

b.

- Cụm từ “bà con xem...” được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản. Đó thường là lời của các già làng, trưởng bản nói và hướng đến bà con quanh bản.

- Tác dụng: Làm nổi bật đặc trưng của sử thi, thể hiện tính khách quan, chân thực. Thể hiện sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.

Câu 6 trang 42 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Trả lời

Qua hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản, ta có thể thấy hình ảnh không khí hội hè của người Ê-đê vô cùng náo nhiệt: Nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ đầy nhà. Thịt lợn, thịt trâu ăn không ngớt, ăn đến cháy đen hết ống le, ống lồ ô. Đăm Săn nằm trên võng, tóc thả trên sàn. Đăm Săn chiêng lắm la nhiều, đầu đội khăn nhiễu vai mang nải hoa, đánh đâu đập tan đó. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, ...Từ đó cho thấy không khí hội hè của người Ê-đê diễn ra trong thời gian khá dài cùng những phong tục độc đáo. Tất cả mọi người dân trong bản tập trung về một nơi, họ ăn mừng chiến thắng cùng nhau, góp công, góp sức, góp của, họ thể hiện sự biết ơn với người tù trưởng của mình.

Câu 7 trang 42 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Trả lời

Theo em, văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây hội tụ đầy đủ yếu tố của truyện, kịch và thơ, bởi:

- Yếu tố truyện: cốt truyện và kết quả rõ ràng, lời dẫn trong tác phẩm cũng như đang kể lại câu chuyện

- Yếu tố thơ: Hình ảnh Đăm Săn đấu với Mtao mxây và hình ảnh bữa tiệc sau chiến thắng.

- Yếu tố kịch: Ngôn ngữ kịch, phóng đại, miêu tả theo trình tự các hành động của nhân vật.

Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây chi tiết

Hãy nhớ lại một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được gọi là anh hùng và cho biết: do đâu mà họ được tôn xưng như thế?

Trả lời

- Nhân vật lịch sử:

+) Đinh Tiên Hoàng (924 – 979): là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam; ông có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn à Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ.

+) Hồ Chí Minh (1890 – 1969): là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20.

+) Lê Thái Tổ (1385 – 1433): là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của ông, nghĩa quân sau 10 năm chiến đấu gian khổ đã đánh bại quân Minh và giành lại độc lập cho người Việt.

- Nhân vật văn học:

+) Hình tượng người tráng sĩ thời Trần thuộc thời đại Đông A trong thi phẩm Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) hiện lên với vẻ đẹp hùng tráng, hào sảng với những khát vọng cháy bỏng và nhân cách cao đẹp; mang hoài bão, ước mơ muốn giúp chúa xoay chuyển tình thế, khôi phục đất nước.

+) Anh hùng Đăm Săn trong Sử thi Đăm Săn: một người lãnh đạo lý tưởng toàn thiện toàn mỹ với vẻ đẹp, sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm cùng những khát vọng lớn lao đại diện cho lý tưởng của cộng đồng dân tộc.

Đọc văn bản

Câu 1. Lời văn ở đoạn này gần với truyện hay kịch?

Câu 2. Lưu ý những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm săn. Những hình ảnh đó có điểm gì độc đáo?

Câu 3

Chú ý sự xuất hiện của cụm từ bà con xem... và ý nghĩa, tác dụng của nó trong lời kể?

Câu 4Cảnh tiệc tùng trong đoạn này được miêu tả qua lời của ai? Điều đó giúp ích gì trong việc thể hiện hình tượng nhân vật Đăm Săn?

Câu 5. Việc miêu tả ngoại hình nhân vật Đăm Săn có gì khác thường và có tác dụng như thế nào?

Sau khi đọc

Câu 1. Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản Đăm săn chiến thắng Mtao Mxây.

Câu 2. Đăm Săn đã gặp khó khăn gì vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây? Nhờ đâu mà chàng vượt qua được khó khăn ấy để giành chiến thắng?

Câu 3. Đăm Săn và Mtao Mxây đều là những tù trưởng tài giỏi, nhưng văn bản trên đã cho thấy, người xứng đáng được xem là anh hùng của cộng đồng chỉ có thể là Đăm Săn. Hãy so sánh hai nhân vật để làm rõ điều đó.

Câu 4

. Trong sử thi, lời nói của nhân vật thường góp phần quan trọng trong việc thể hiện tính cách, vị thế xã hội của mình. Hãy chọn và phân tích một số lời thoại của Đăm Săn trong văn bản trên để làm rõ điều đó.

Câu 5. Cho biết:

a. Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản; nhận xét về ngôn ngữ sử thi.

b. Cụm từ bà con xem... trong văn bản trên là lời của ai hướng đến ai? Theo bạn, việc sử dụng những cụm từ như thế trong văn bản sử thi có tác dụng gì?

Câu 6. Cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì gì về phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê?

Câu 7. Có người cho rằng văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây có đủ yếu tố của truyện, kịch và thơ. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Tổng kết

Nội dung chính

Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn – người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của cộng đồng, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi...

Bố cục văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao – Mxây

– Phần 1 (Từ đầu đến cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường): Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.

– Phần 2 (Tiếp đến Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng): Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.

– Phần 3 (Còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.

Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao – Mxây

Sau khi về làm chồng hai chị em Hợ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn trở nên một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng Kên Kên (Mtao Grư), tù trưởng Sắt (Mtao Mxây) lừa lúc Đăm Săn cùng các nô lệ lên rẫy, ra sông làm lụng đã kéo người tới cướp phá buôn của chàng, bắt Hơ Nhị về làm vợ. Cả hai lần Đăm Săn đều tổ chức đánh trả và đều chiến thắng, cứu được vợ và tịch thu của cải, đất đai của kẻ địch khiến oai danh của chàng càng lừng lẫy, bộ tộc càng giàu có, đông đúc. Một lần tình cờ gặp cây sơ – múc (cây thần vật tổ bên nhà vợ), Đăm Săn ra sức chặt đổ kì được. Liền đó cả hai vợ đều chết và Đăm Săn lại tìm cách lên trời hỏi nữ thần Mặt Trời (con gái của Trời) về làm vợ. Tức giận vì bị từ chối, chàng bỏ về và cả người lẫn ngựa bị chết ngập ở rừng Sáp Đen nhão như bùn nước. Hồn Đăm Săn biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái là Hơ Âng khiến nàng có mang và sinh ra đứa con trai. Đó là Đăm Săn cháu, lớn lên lại đi tiếp con đường của người cậu anh hùng.

Giá trị nội dung

- Ca ngợi dũng cảm, trọng danh dự, gắn bó với gia đình

- Phê phán tính cách tham lam, độc ác, hèn nhát

Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ

- Nghệ thuật phóng đại

Xem thêm:

-/-

Trên đây là nội dung soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây Chân trời sáng tạo do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn. Hi vọng tài liệu giúp các em soạn văn 10 Chân trời sáng tạo tốt hơn mỗi ngày.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM