Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi Kết nối tri thức

Xuất bản: 25/06/2021 - Cập nhật: 24/09/2021 - Tác giả:

Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi Kết nối tri thức trang 119-122 SGK Ngữ văn 6 tập 1, hướng dẫn chi tiết soạn Cửu Long Giang ta ơi.

Soạn văn 6 Cửu Long Giang ta ơi - Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ được Đọc tài liệu bao gồm các câu trả lời cho các câu hỏi trong bài học, sau đó là tổng hợp lại kiến thức của cả bài đọc.

Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi - Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi soạn văn 6 Kết nối tri thức bài Cửu Long Giang ta ơi theo trình tự bài đọc.

Sau khi đọc

Câu 1. Theo em, nhan đề bài thơ có gì đặc biệt. Nhan đề ấy gợi lên ấn tượng, cảm xúc gì?

Trả lời câu 1 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Theo em, nhan đề bài thơ Cửu Long Giang ta ơi như một tiếng khắc khoải, một tiếng gọi, một tiếng hát, tình yêu, niềm tự hào về dòng sông Cửu Long, ở đó còn có những con người Nam Bộ của tác giả từ ngày tuổi thơ cho đến khi đã lớn.

Câu 2. Em hình dung thế nào về "tấm bản đồ rực rỡ"? Nhân vật trong bài thơ có cảm xúc như thế nào khi nhìn tấm bản đồ ấy.

Trả lời câu 2 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tác giả đã biến tấm  bản đồ  địa lí thành cánh đồng hoa gặp trong một  đêm mơ. Trong niềm hứng thú của cậu học trò ngẩng lên cõi mộng, bài địa lí bỗng  có một chiều sâu không ngờ. Có con sông không chỉ chảy từ đỉnh núi mà còn bắt nguồn từ các bộ tiểu thuyết du kí, võ hiệp danh tác, từ các kì quan thế giới, từ thăm thẳm một miền văn hóa Đông phương.

Câu 3. Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kong.

Trả lời câu 3 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kong:

Mê Kong chảy, Mê Kong cũng hát

Chín nhánh Mê Kong phù sa nổi váng

Ruộng bãi Mê Kong trồng không hết lúa

Bến nước Mê Kong tôm cá ngợp thuyền

Mê Kong quặn đẻ, chín nhánh sông vàng

Câu 4. Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

Trả lời câu 4 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết: Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương/Mồ hôi vã bãi lầy thành đồng lúa

Nông dân Nam Bộ là những con người cần cù, vất vả, chịu thương chịu khó, "một nắng hai sương"

Câu 5. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Tại sao?

Trả lời câu 5 trang 122 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Bài thơ bắt đầu từ một lớp học chật chội để người đọc có được cảm nhận: thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao rồi dài theo dòng sông, mở ra một cách đồng và kết lại ở từ bát ngát (không có trong đoạn trích trong SGK). Cái từ kết, ngữ nghĩa đã mênh mông, ngữ âm lại dào dạt nhờ từ ấy điệp vần "at" mà gợi ra tiếng sóng.

Đọc lại toàn bộ bài thơ, thấy hơi thơ phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ. Cách tổ chức của nhà tiểu thuyết Nguyên Hồng giỏi bày binh bố trận. Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối thì đâu phải vì bị  bỏ quên, chỉ vì thầy giáo già nay đã không còn nữa. Ngay cả những giáo cụ của các cụ giáo cũng chẳng món nào bị quên lãng cả. Bản đồ đã không nhìn nữa mà đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao.

Câu 6. Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ.

Trả lời câu 6 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tình yêu dòng sông Mê Kong, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười  đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông.

Kiến thức mở rộng soạn bài Cửu Long Giang ta ơi

1. Tác giả: Nguyên Hồng (1918 - 1982)

- Quê quán: Nam Định, nhưng sống chủ yếu ở thành phố Hải Phòng.

- Nguyên Hồng sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ...

- Những trang viết của ông tràn đầy cảm xúc chân thành, mãnh liệt với con người và cuộc sống.

- Các tác phẩm chính của ông gồm: Những ngày thơ ấu (hồi kí), Bỉ vỏ (tiểu thuyết), Trời xanh (thơ), Cửa biển (tiểu thuyết), Bước đường viết văn (hồi kí)...

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích Trời xanh (1960).

- Thể thơ: Tự do.

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

- Nội dung

Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông  cùng con người Nam Bộ.

- Nghệ thuật

Thể thơ tự do với kết cấu đặc biệt cùng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp,...

-/-

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn bài Cửu Long Giang ta ơi - Kết nối tri thức, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 6.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM