Soạn bài Củng cố mở rộng trang 83 lớp 7 KNTT

Xuất bản: 21/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp trang 83 lớp 7 tập 1 Kết nối tri thức, hướng dẫn chi tiết ôn tập bài 3: Cội nguồn yêu thương.

Mục lục nội dung

Hướng dẫn Soạn văn 7 Kết nối tri thức : Củng cố, mở rộng bài 3 trang 83 SGK Ngữ văn 7 tập 1 sách Kết nối tri thức và cuộc sống với hướng dẫn chi tiết ôn tập Bài 3:Cội nguồn yêu thương bằng cách trả lời chi tiết câu hỏi trong bài học.

Soạn Củng cố, mở rộng trang 83 lớp 7 KNTT

Ôn tập lý thuyết

Để Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83 lớp 7 tập 1 Kết nối tri thức được dễ dàng, Đọc tài liệu tổng hợp lại kiến thức về các phần: Đọc, viết, nói và nghe như sau:

1. Ôn lại kiến thức thay đổi kiểu người kể chuyện

- Trong một truyện kể, nhà văn có thể sử dụng nhiều ngôi kể khác nhau.

- Có tác phẩm sử dụng hai, ba người kể chuyện ngôi thứ nhất, có tác phẩm lại kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Sự thay đổi kiểu người kể chuyện luôn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.

- Mỗi ngôi kể thường mang đến một cách nhìn nhận, đánh giá riêng, khiến câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa.

2. Ôn tập cách viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

2.1. Yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

- Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học.

- Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.

- Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

2.2. Các bước viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Trước khi viết

a. Lựa chọn nhân vật trong một tác phẩm văn học

Lựa chọn nhân vật em yêu thích trong một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc. Có thể liệt kê danh sách nhân vật yêu thích và lựa chọn nhân vật em ấn tượng nhất.

b. Tìm ý

- Để tìm ý cho bài viết, em cần tìm hiểu và lựa chọn các chi tiết liên quan đến nhân vật và đưa ra những suy luận về đặc điểm nhân vật đó:

- Khi tìm hiểu và lựa chọn các chi tiết liên quan đến nhân vật, em cần chú ý:

+ Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật

+ Đặc điểm nhân vật được nhà văn thể hiện gián tiếp qua: các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật, các chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của nhân vật…

Hồ sơ nhân vật:…

Cách miêu tả nhân vậtChi tiết trong tác phẩmSuy luận của em về nhân vật
Ngoại hình
Hành động
Ngôn ngữ
Nội tâm
Mối quan hệ với các nhân vật khác
Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật

c. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật, nêu khái quát ấn tượng về nhân vật

- Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật vật của nhà văn:

+ Ý 1

+ Ý 2

+ Ý 3 …

- Kết bài: Nếu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

Viết bài

Khi viết bài cần lưu ý:

- Để những nhận xét về nhân vật thuyế phục và có giá trị, cần dựa trên nhưng sự việc, chi tiết liên quan đến nahan vật trong tác phẩm.

- Cần nhìn nhận, phân tích nhân vật từ nhiều góc độ, trong một chỉnh thể trọn vẹn để có những nhận xét, đánh giá toàn diện, thuyết phục.

- Phân tích nhân vật một cách cụ thể, chi tiết. Không nên nhận xét, đánh giá về nhân vật một cách chung chung. Cần đưa ra các bằng chứng trong tác phẩm để làm căn cứ cho những nhận xét, suy luận về đặc điểm nhân vật.

Chỉnh sửa bài viết

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học

Nếu chưa giới thiệu được nhân vật, hãy viết một vài câu giới thiệu nhân vật em sẽ phân tích.

Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.

Gạch dưới những nhận xét, đánh giá cảu em về nhân vật. Nếu chưa đầy đủ cần bổ sung. Vẽ đường lượn dưới các bằng chứng được trích dẫn trong tác phẩm. Nếu chưa có hoặc chưa thuyết phục thì cần bổ sung.

Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

Đánh dấu những câu văn nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nếu chưa có hoặc chưa đủ thì cần viết thêm.

Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật

Đánh dấu câu văn nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật. Nếu chưa có, hãy viết một vài câu nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật

Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt

Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt. Chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 83 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và ghi lại một chi tiết mà em cho là tiêu biểu, đáng nhớ nhất về từng nhân vật trong các văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Người thầy đầu tiên. Giải thích ngắn gọn lí do lựa chọn.

Văn bảnNhân vậtChi tiết tiêu biểuLí do lựa chọn
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổNhân vật "tôi"
Nhân vật người bố
Người thầy đầu tiênThầy Đuy - sen
An - tư - nai

Trả lời

Văn bảnNhân vậtChi tiết tiêu biểuLí do lựa chọn
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổNhân vật "tôi"Nhân vật tôi chia sẻ một bí mật cho mọi ngườiĐây là bài học đúc kết được từ nhân vật sau một thời gian được chỉ dạy từ các trò chơi, bài học của bố, nó thể hiện được tình yêu thiên nhiên và tài năng của nhân vật.
Nhân vật người bốBố đã tặng và giải thích cho con về ý nghĩa của món quàĐây là bài học, là lời dạy ý nghĩa của người bố, nó cũng thể hiện được phẩm chất tốt đẹp và tình yêu thương con của người bố.
Người thầy đầu tiênThầy Đuy - senThầy đã không quản khó khăn cõng các em nhỏ qua suối, đi chân không giày, tay làm liên tục ở khúc suối lạnh buốtChi tiết này đã chứng tỏ được tấm lòng yêu thương học trò và hết mình với các em của người thầy.
An - tư - naiCô bé đã giúp thầy công việc ở con suối, muốn thầy chính là anh của mình và học tập rất chăm chỉ.Chi tiết đã nhấn mạnh được tình yêu thương, kính trọng người thầy của mình.

Câu 2 trang 84 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Chọn một nhân vật văn học em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Liệt kê một số chi tiết tiêu biểu được tác giả sử dụng để miêu tả nhân vật (kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin như gợi ý).

Hồ sơ nhân vật:...

Ngoại hìnhNhân vật không được khắc họa ngoại hình trong văn bản
Hành động
Ngôn ngữ
Nội tâm
Mối quan hệ với các nhân vật khác
Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật

b. Từ bảng đã hoàn thành, hãy chỉ ra đặc điểm của nhân vật

Trả lời

a.

Ngoại hìnhNhân vật không được khắc họa ngoại hình trong văn bản.
Hành động

- Hồng khóc. Có khi chỉ là cay cay nơi khoé mắt, rồi lại có khi nước mắt đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ.

- "Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo gọi bối rối : "Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi".

- "Xe chạy chầm chậm mẹ tôi cầm nón vẫy tôi mẹ tôi xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở"

- "lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng"

Ngôn ngữ

- Những lời đối thoại của Hồng với bà cô đều rất phải phép, không có gì là chưa đúng mực, cậu bé luôn cúi đầu lắng nghe dù rất bực tức.

- "Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi", ngôn ngữ tự nhiên, thân mật.

Nội tâm

- Trong cuộc đối thoại với người cô, Hồng đã thể hiện tình yêu thương, niềm tin của mình vào người:

+ Nhận ra ý nghĩ thâm độc trong giọng nói và nét cười rất kịch của cô tôi

+ Nhận ra mục đích của người cô : Biết rõ " nhắc đến mẹ tôi cô tôi chỉ gieo giắc vào đầu tôi những hoài nghi và khinh miệt để tôi ruồng rẫy mẹ tôi"

+ Người cô càng mỉa mai Hồng càng thương mẹ hơn. Một khao khát mãnh liệt trong suy nghĩ của Hồng đó là muốn những cổ tục đã đầy đọa mẹ thành một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ để vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

- Niềm khát khao mong được gặp mẹ của Hồng trỗi dậy

- Cảm giác xấu hổ với đám bạn nếu đó không phải mẹ mình nhưng trên hết là sự tủi thân vì luôn mong ngóng mẹ.

Mối quan hệ với các nhân vật khác

- Với nhân vật bà cô là mối quan hệ bằng mặt nhưng không bằng lòng, cậu bé dù không thíc nhưng cư xử rất phải phép.

- Với mẹ thì cậu luôn tha thiết nhớ mong từng ngày.

Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vậtnhân vật tự kể

b. Đặc điểm của nhân vật: nỗi lòng đau khổ của bé Hồng trong những ngày xa mẹ, sống và niềm sung sướng tột độ trong giây phút gặp lại mẹ - người mẹ yêu quý, đáng thương nhất của mình, bấy lâu chờ mong, khao khát.

Xem thêm

-/-

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83 lớp 7 KNTT, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 7.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM