Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 8 bài 3 trang 77

Xuất bản: 18/07/2023 - Tác giả:

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 8 bài 3 Kết nối tri thức giúp trả lời câu hỏi SGk trang 77 Ngữ văn 8 KNTT nhằm ghi nhớ kiến thức của bài.

Từ việc tham khảo Sách giáo viên Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức, Đọc tài liệu sẽ giúp các em Soạn văn 8 Củng cố mở rộng bài 3 trang 77 (Kết nối tri thức) chính xác nhất.

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 8 bài 3 Kết nối tri thức trang 77 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 KNTT chi tiết, đầy đủ.

Câu 1 trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức 

Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền các thông tin phù hợp:

Văn bảnThời điểm ra đờiLuận đềLuận điểmLí lẽBằng chứng
Hịch tướng sĩ
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Trả lời

Văn bảnThời điểm ra đờiLuận đềLuận điểmLí lẽBằng chứng
Hịch tướng sĩĐược viết vào năm 1285, khi cuộc xâm lăng lần thứ hai của quân Nguyên Mông đe dọa đất nước.Đây là một luận văn quân sự nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, là lời kêu gọi chiến đấu quyết tâm đánh thắng quân xâm lược để bảo vệ sơn hà xã tắc của ông cha ta hơn bảy trăm năm về trước từng làm sôi sục lòng người.

- Luận điểm 1: Các trung thần được ghi trong sử sách

- Luận điểm 2: Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc.

- Luận điểm 3: Phê phán thói hưởng lạc cá nhân từ đó thức tỉnh tinh thần yêu nước của tướng sĩ.

- Luận điểm 4: Kêu gọi tướng sĩ

- Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ.

- Sự ngang ngược, tàn ác, tham lam của quân giặc.

- Những thú vui tiêu khiển, sự giàu có cũng không thể chống lại quân giặc. Nếu để nước nhục thì chịu tiếng xấu muôn đời.

- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.

- Binh thư yếu lược là binh pháp do Trần Quốc Tuấn chọn từ các nhà hợp lại một quyển.

- Dựa vào đạo thần chủ, trước sự xâm lược của quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn coi giặc là kẻ thù không đội trời chung.

- Nếu không rửa nhục cho chủ, cho nước thì muôn đời để thẹn, không còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa.

Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cảo Khanh, Vương Công Kiên, Nguyễn Văn Lập, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư. đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, vét của kho có hạn. "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

"Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?".

Tinh thần yêu nước của nhân dân taTrích trong "Báo cáo chính trị" của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/1951 của Đảng Lao động Việt Nam.Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc.

- Luận điểm 1: Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn.

- Luận điểm 2: Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến

- Luận điểm 3: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

- Luận điểm 4: Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử ("lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại")

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay ("đồng bào ta ngày nay...")

"Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,..."

"Mọi người dân từ trẻ đến già, từ miền xuôi đến miền ngược cùng một lòng yêu nước giết giặc, nam nữ công nhân và nông dân hăng hái tham gia sản xuất... "

Câu 2 trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức 

Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền thông tin phù hợp.

Xác định luận điểmHịch tướng sĩTinh thần yêu nước của nhân dân ta
Luận điểm 1 ...

- Đoạn từ ... đến ...

- Đoạn văn thuộc kiểu: ...

- Đoạn từ ... đến ...

- Đoạn văn thuộc kiểu: ...

Luận điểm 2 ...

- Đoạn từ ... đến ...

- Đoạn văn thuộc kiểu: ...

- Đoạn từ ... đến ...

- Đoạn văn thuộc kiểu: ...

Luận điểm n ...

- Đoạn từ ... đến ...

- Đoạn văn thuộc kiểu: ...

- Đoạn từ ... đến ...

- Đoạn văn thuộc kiểu: ...

Trả lời

Xác định luận điểmHịch tướng sĩTinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Luận điểm 1

- Đoạn từ đầu đến "còn lưu tiếng tốt".

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp

- Đoạn từ đầu đến "lũ cướp nước"

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn diễn dịch

Luận điểm 2

- Đoạn từ "huống chi ta" đến "ta cũng vui lòng".

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song

- Đoạn từ "lịch sử ta" đến "dân tộc anh hùng"

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗ hợp

Luận điểm 3

- Đoạn từ "các ngươi ở cùng ta" đến "phỏng có được không"

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp

- Đoạn từ "đồng bào ta" đến "lòng nồng nàn yêu nước"

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp

Luận điểm 4

- Đoạn từ "nay ta chọn binh pháp" đến hết

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song

- Đoạn từ "tinh thần yêu nước" đến hết

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp

Câu 3 trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức 

Từ các thông tin ở hai bảng trên, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận.

Trả lời

Những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận:

Một bài văn nghị luận có luận điểm, lí lẽ, bằng chứng. Bài văn có luận điểm chính và luận điểm phụ:

+ Luận điểm ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định, diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu

+ Luận điểm cần đúng đắn, tiêu biểu mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục

+ Lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm, luận cứ phải chân thật, đúng đắn thì mới khiến luận điểm có sức thuyết phục

Câu 4 trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức 

Nêu những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Trả lời

Những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

- Giống nhau: Dẫn chứng đều là những nhân vật có thật trong lịch sử.

- Khác nhau:

+ Hịch tướng sĩ dùng dẫn chứng để khích lệ binh lính chiến đấu.

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta dùng dẫn chứng để bày tỏ truyền thống yêu nước của dân tộc.

Câu 5 trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức 

Tìm đọc một văn bản nghị luận bàn về vấn đề xã hội, ghi vào vở luận đề, các luận điểm, các kiểu đoạn văn được sử dụng ở văn bản đó.

Trả lời

Ví dụ văn bản: Phải chăng chỉ có ngọt nào mới làm nên hạnh phúc – Phạm Thị Ngọc Diễm.

- Luận đề: Phải chăng chỉ có ngọt ngào làm nên hạnh phúc?

- Luận điểm:

+ Ngọt ngào là hạnh phúc

+ Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chỉ là nỗi đau.

- Các kiểu đoạn văn:

+ Đoạn 1: Đoạn văn diễn dịch

+ Đoạn 2: Đoạn văn quy nạp

+ Đoạn 3: Đoạn văn hỗn hợp

+ Đoạn 4: Đoạn văn diễn dịch

+ Đoạn 5: Đoạn văn quy nạp

+ Đoạn 6: Đoạn văn hỗn hợp

-/-

Hi vọng với phần nội dung hướng dẫn soạn bài Củng cố mở rộng lớp 8 bài 3 trang 77 Kết nối tri thức mà Đọc tài liệu cung cấp, các em sẽ chuẩn bị bài thật tốt trước khi tới lớp. Xem thêm các bài soạn khác của lớp 8 tại: Soạn văn 8 Kết nối tri thức cùng Đọc nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM