Hướng dẫn Soạn văn 7 Kết nối tri thức : Củng cố, mở rộng bài 5 trang 126 SGK Ngữ văn 7 tập 1 sách Kết nối tri thức và cuộc sống với hướng dẫn chi tiết ôn tập Bài 5: Màu sắc trăm miền bằng cách trả lời chi tiết câu hỏi trong bài học.
Soạn Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 126 KNTT
Ôn tập lý thuyết
Để Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 126 Kết nối tri thức được dễ dàng, Đọc tài liệu tổng hợp lại kiến thức về các phần: Đọc, viết, nói và nghe như sau:
1. Ôn lại thể loại tùy bút và tản văn
1.1. Tùy bút
- Tùy bút là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí.
- Điểm tựa của tùy bút là cái tôi của tác giả.
- Qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tùy bút thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình.
- Tùy bút thiên về tính trữ tình, có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận.
- Bố cục bài tùy bút khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định.
- Tùy bút không nhất thiết phải có một cốt truyện cụ thể hay nhân vật hoàn chỉnh.
- Ngôn từ của tùy bút giàu hình ảnh, giàu chất thơ.
1.2. Tản văn
- Tản văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc.
- Người viết tản văn thường dựa trên một vài nét chấm phá về đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình.
- Tản văn khá tự do trong cách thể hiện, có sự kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu…
- Ngôn từ của tản văn gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự…
2. Ôn tập cách viết văn bản tường trình
2.1. Văn bản tường trình
- Văn bản tường trình là một loại văn bản thông tin được tổ chức theo thế thức riêng, có nội dung trình bày về một vụ việc đang cần được xem xét, làm rõ và giải quyết.
- Người viết tường trình là người có liên quan đến vụ việc, có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực theo phạm vi quan sát, nhận thức của nình cho cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ đó.
2.2. Thể thức của văn bản tường trình
- Phía trên cùng văn bản ghi quốc hiệu và tiêu ngữ (chính giữa dòng).
- Tiếp đó, ghi địa điểm và thời gian viết tường trình (góc bên phải).
- Tên văn bản tường trình ghi chính giữa. Dòng trên ghi ba chữ BẢN TƯỜNG TRÌNH (chữ in hoa), dòng dưới ghi: Về việc...
- Dưới tên văn bản, ghi tên người hoặc cơ quan nhận bản tường trình sau cụm từ Kính gửi.
- Nếu thông tin về người viết tường trình (họ và tên, chức danh; chức vụ, đơn vị học tập, công tác,...), có thể bắt đầu bằng cụm từ Tôi tên là... hoặc Tôi là...
- Ghi nội dung chính: thuật lại vụ việc với đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm, những người có liên quan, nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, người chịu trách nhiệm.
- Ghi lời cam đoan về sự khách quan, trung thực của nội dung tường trình cùng lời hứa hoặc đề nghị đối với người (cơ quan) xử lý vụ việc. Sau cùng, người viết tường trình kí và ghi đầy đủ họ, tên. Lưu ý: Nếu bản tường trình được viết tay, chú ý chừa lề hợp lí; không viết sát mép giấy bên trái, bên phải, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá rộng. Nếu bản tường trình được đánh máy, cần dùng khổ giấy A4; phông chữ tiếng Việt Times New Roman; cỡ chữ thường là 13 – 14; lề trang cách mép trên và mép dưới 20 – 25 mm, cách mép trải 30 – 35 mm, cách mép phải 15
- 20 mm,...
2.3. Quy trình viết văn bản tường trình
a. Trước khi viết
- Hình dung lại mọi chuyện đã xảy ra theo những gì em biết và còn nhớ rõ
- Nếu vụ việc được tường trình chỉ mang tính chất giả định, hãy chú ý đến tư cách tường trình của bản thân, thông qua việc tự đặt các câu hỏi
- Để xác định được những thông tin cụ thể cho bản tường trình, em có thể nghĩ đến những vụ việc thường xảy ra như: đánh nhau, mất xe tại nơi gửi xe ở trường, làm thiệt hại đồ dùng của nhà trường…
b. Viết bản tường trình
- Viết phần mở đầu theo đúng thể thức
- Tên văn bản tường trình phải thể hiện được nội dung khái quát nhất của vụ việc
- Đề tên người hoặc cơ quan nhận bản tường trình
- Trình bày vụ việc ngắn gọn như rõ ràng, đảm bảo có đủ các thông tin về thời gian, địa điểm, người liên quan, nguyên nhân, diễn biến và hậu quả để lại… Cần nói rõ tư cách, trách nhiệm của em trong vụ việc
- Nêu cam kết về tính trung thực của nội dung tường trình
- Nêu lời hứa hoặc lời đề nghị
- Kí và ghi đầy đủ họ tên ở phần dưới cùng, lệch góc phải trang giấy
c. Chỉnh sửa bản tường trình
Dựa vào phần Thể thức của văn bản tường trình để tự rà soát và chỉnh sửa:
Nội dung rà soát | Hướng dẫn chỉnh sửa |
Tên văn bản đã phản ánh đúng nội dung chính được tường trình chưa? | Nếu chưa phải sửa lại cho phù hợp. |
Sự việc tường trình đã đầy đủ, cụ thể chưa? | Nếu thấy chi tiết nào thừa thì lược bỏ, chi tiết nào thiếu thì bổ sung.Cần sắp xếp các chi tiết theo một trình tự hợp lí. |
Tư cách, vai trò của bản thân trong vụ việc đã xác định rõ ràng chưa? | Nếu chưa, cần sửa lại để làm rõ, bản thân là người gây hậu quả hay chịu hậu quả, là người phải chịu trách nhiệm hay người làm chứng. |
Có chỗ nào diễn đạt như văn nói không? | Loại bỏ từ ngữ địa phương, lời nói mang tính chất khẩu ngữ, những tiếng lóng (nếu có). |
Hình thức bản tường trình đã được trình bày đúng quy cách chưa? | Chỉnh sửa theo thể thức của văn bản tường trình đã giới thiệu và bản tường trình tham khảo ở trên. |
Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 126 ngắn nhất
Câu 1
Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin về hai văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt và Chuyện cơm hến:
Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt | Chuyện cơm hến | |
Thể loại | Tùy bút | Tản văn |
Những hình ảnh nổi bật | Mưa, gió, cây mai, đào, tiếng nhạn, đêm xanh, ... | Cơm hến, nguyên liệu cơm hến, gia vị cơm hến,... |
Đặc điểm lời văn | Lời văn nhẹ nhàng, thiết tha | Lời văn nhẹ nhàng, thiết tha |
Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả | Yêu và nhớ về mùa xuân quê hương | Yêu và tự hào về đặc sản cơm hến quê hương |
Câu 2
- Em chọn tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” – Thạch Lam
a. Tác phẩm viết về: Cốm
b. Tác giả biểu lộ cảm xúc yêu mến, trân trọng thức quà quê hương
c. Những từ ngữ diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả làm em xúc động:
- “ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”, “chất quý trong sạch của Trời.”, …
Câu 3
Gợi ý:
Em có thể tìm đọc: “Hà Nội 36 phố phường” của nhà văn Thạch Lam.
Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 126 đầy đủ
Câu 1 trang 126 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin về hai văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt và Chuyện cơm hến:
Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt | Chuyện cơm hến | |
Thể loại | ||
Những hình ảnh nổi bật | ||
Đặc điểm lời văn | ||
Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả |
Trả lời
Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt | Chuyện cơm hến | |
Thể loại | Tùy bút | Tản văn |
Những hình ảnh nổi bật | * Hình ảnh về xuân Hà Nội đầu tháng Giêng: Có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng,... * Sau rằm tháng Giêng: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không còn mát xanh nhưng để lại một mùi hương man mác, mưa xuân thay thế cho mưa phùn khi trời đã hết nồm,.... * Không gian gia đình: Nhang trầm, đèn nến, nhất là không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường trước * Những chi tiết bộc lộ tình cảm của tác giả: - "Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần...." - Liên tưởng thú vị: "Nhựa sống trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành các lá nhỏ lí tí giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh". | - Giới thiệu về thói quen ăn cay của người dân xứ Huế - Món ăn: cơm hến - đặc trưng của xứ Huế: + Về cơm: cơm nguội + Hến: xào kèm theo bún tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ. + Sau sống: làm bằng chân chuối hoặc bắp chuối xát mỏng như sợi tơ, trộn lẫn với bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, giá trần, có khi được thêm những cánh bông vạn thọ vàng. - Tác giả khẳng định giá trị tinh thần của món ăn với văn hóa của quê hương: "một món ăn đặc sản cũng giống như là một di tích văn hóa" - Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa |
Đặc điểm lời văn | - Tâm tình, như đang trò chuyện với bạn đọc. - Uyển chuyển, linh hoạt, đầy sáng tạo - Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất thơ và chất trần thuật, tạo cảm giác mềm mại. | - Lời văn ngắn gọn đã khắc họa được những đặc điểm của món ăn. - Tâm tình, như đang trò chuyện với bạn đọc. |
Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả | Tác giả bộc lộ tình cảm tha thiết của bản thân với thiên nhiên đất trời lúc xuân sang, tháng Giêng đến và qua đi. Qua đó ta có thể thấy được tâm hồn tinh tế, tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của nhà thơ. | Tác giả rất trân trọng và tự hào về món ăn quê hương, nó như một di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn. Tác giả muốn giữ nguyên những nét đẹp xưa cũ và ghét sự cải biên mang tính "giả mạo". Đặc biệt là tác giả còn phát hiện ra vẻ đẹp hương vị riêng biệt và giàu ý nghĩa của món ăn. |
Câu 2 trang 126 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
Tìm đọc một số tùy bút và tản văn viết về các đề tài cảnh sắc, ẩm thực. Chọn trong số đó một tác phẩm mà em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau:
a. Tác phẩm viết về vùng miền hay món ăn cụ thể nào?
b. Tác giả biểu lộ tình cảm, cảm xúc gì?
c. Những từ ngữ nào diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả làm em xúc động?
d. Em thấy chi tiết nào thú vị nhất?
Trả lời
Em thích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
a, Viết về vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà của vùng Tây Bắc.
b, Tác giả biểu lộ sự tự hào, trân trọng trước sự hùng vĩ của dòng sông cũng như là sự cảm thán trước vẻ đẹp trữ tình nên thơ mà ít người khám phá ra được của nó.
c, Những từ ngữ diễn tả tình cảm, cảm xúc: “không ai nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn nghèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc”; “nhìn dòng sông Đà như một cố nhân”; “Hùng vĩ của Sông Đà”; “Tôi sợ hãi mà nghĩ đến”;……
d, Chi tiết thú vị: Tác giả tưởng tượng có một anh quay phim có thể vào trong quãng sông ấy để quay lại những thước phim để đời cho người xem thưởng thức.
Câu 3 trang 126 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
Tìm đọc một số văn bản viết về những nét văn hóa truyền thống ở các vùng miền trên đất nước Việt nam hoặc nước ngoài
Trả lời
Một số tác phẩm:
- Mùi của kí ức, Nguyễn Quang Thiều
- Nửa vòng trái đất uống một ly trà, Di Li
- Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng.
- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
Xem thêm
- Soạn bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 tập 1 KNTT
- Soạn bài chuyện cơm hến lớp 7
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 tập 1 KNTT
- Soạn bài Hội Lồng Tồng lớp 7
- Soạn bài Viết văn bản tường trình lớp 7
- Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại
-/-
Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 126 KNTT, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 7.