Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 103

Xuất bản: 23/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 103 Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức, hướng dẫn chi tiết ôn tập bài 4: Giai điệu đất nước

Hướng dẫn Soạn văn 7 Kết nối tri thức : Củng cố, mở rộng bài 4 trang 103 SGK Ngữ văn 7 tập 1 sách Kết nối tri thức và cuộc sống với hướng dẫn chi tiết ôn tập Bài 4: Giai điệu đất nước bằng cách trả lời chi tiết câu hỏi trong bài học.

Soạn Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 103 KNTT

Ôn tập lý thuyết

Để Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 103 Kết nối tri thức được dễ dàng, Đọc tài liệu tổng hợp lại kiến thức về các phần: Đọc, viết, nói và nghe như sau:

1. Ôn lại kiến thức các văn bản đã học

- Tình cảm, cảm xúc trong thơ:

+ Tình cảm chính là cội nguồn làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thơ trữ tình. Gốc của thơ là tình cảm, nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời.

+ Cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời thuộc thế giới tình cảm riêng, nhưng lại có những điểm đồng điệu với cảm xúc chung của nhiều người. Chính vì thế, người đọc đến với thơ để tìm sự đồng cảm, chia sẻ. Người đọc có thể cảm nhận như nhà thơ đang nói hộ nỗi lòng mình.

- Hình ảnh trong thơ là một yếu tố quan trọng trong thơ trữ tình, là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, tư tưởng. Hình ảnh trong thơ có nguồn gốc từ đời sống (con người, thiên nhiên,...) nhưng luôn mang dấu ấn của sự hư cấu, tưởng tượng, in đậm tình cảm, cảm xúc chủ quan của nhà thơ.

- Nhịp thơ là phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật đặc thù của văn bản thơ. Người đọc có thể nhận biết nhịp thơ qua hệ thống những điểm ngắt, ngừng được phân bố trên dòng thơ hoặc giữa các dòng thơ, theo sự chi phối của nội dụng cảm xúc và quy định riêng của từng thể thơ.

2. Ôn tập cách viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

2.1. Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em.

- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

2.2. Các bước viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

* Trước khi viết 

a. Lựa chọn đề tài

Lựa chọn đối tượng để lại cho em nhiều cảm xúc, ấn tượng.

b. Tìm ý

Sau khi lựa chọn được người hoặc sự việc để bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, hãy tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Người đó là ai? Sự việc đó là gì?

- Người hoặc sự việc đó có những đặc điểm nào nổi bật?

- Em có ấn tượng, suy nghĩ gì đối với người hoặc sự việc đó?

- Chi tiết nào gắn với người hoặc sự việc đó khiến em không thể quên?

c. Lập dàn ý

Sau khi đã tìm được các ý, em hãy lập dàn ý theo gợi ý sau:

- Mở bài: Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.

- Thân bài: Nêu cảm xúc về những đặc điểm nổi bật của sự việc.

- Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em.

* Viết bài

Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý:

- Nêu được đặc điểm nổi bật của đối tượng.

- Ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

* Chỉnh sửa bài viết

Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải.

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được người hoặc sự việc mà em muốn bộc lộ cảm xúc.

Nếu còn thiếu, hãy bổ sung.

Nêu đặc điểm nổi bật của đối tượng.

Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về đối tượng chưa. Nếu còn thiếu hãy bổ sung, điều chỉnh.

Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ của em về đối tượng đó.

Đánh dấu từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc về người hoặc sự việc được nói tới. Hãy bổ sung nếu còn thiếu.

Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

Soạn bài củng cố mở rộng lớp 7 trang 103 ngắn nhất

Câu 1 trang 103 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin ngắn gọn của các văn bản:

Mùa xuân nho nhỏ

Gò Me

Tình cảm, cảm xúc của tác giả

Biện pháp tu từ nổi bật

Hình ảnh đặc sắc

Trả lời

Mùa xuân nho nhỏGò Me
Tình cảm, cảm xúc của tác giảCảm xúc tự hào, yêu mến, trân trọng và khao khát cống hiến của tác giả dành cho quê hương, đất nước.Tình cảm gắn bó, yêu quý, tự hào của tác giả dành cho miền quê và những con người lao động nơi quê hương xứ sở.
Biện pháp tu từ nổi bậtSo sánh, liệt kê, điệp ngữ.So sánh, liệt kê, điệp ngữ.
Hình ảnh đặc sắc

Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, bình dị (dòng sông, bông hoa, con chim, nốt trầm,...)

Hình ảnh con người (người lao động, người cầm súng làm việc hăng say, con người khao khát được cống hiến)

Hình ảnh thiên nhiên đặc sắc, có hồn, tươi đẹp (con đê cát đỏ, vườn mía lao xao, ao làng trong vắt,...)

Hình ảnh con người khéo léo, cần cù, hăng say lao động (cô gái Gò Me).

Câu 2 trang 103 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Tìm đọc thêm một số bài thơ viết về đất nước Việt Nam. Nhận xét về nét độc đáo của một bài thơ mà em yêu thích (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,…)

Trả lời

- Một số bài thơ: Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi; Cửu Long giang ta ơi – Nguyên Hồng; Quê hương – Tế Hanh.

- Nét độc đáo của bài thơ Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi:

+ Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển.

+ Giọng điệu linh hoạt, mượt mà, gần gũi với ca dao dân ca.

+ Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường.

Xem thêm

-/-

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 103 KNTT, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 7.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM