Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 11 bài 5 trang 151

Xuất bản: 17/08/2023 - Tác giả:

Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 11 bài 5 trang 151 Kết nối tri thức giúp trả lời câu hỏi SGK trang 151 Ngữ văn 11 KNTT nhằm ghi nhớ kiến thức của bài.

Từ việc tham khảo Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức, Đọc tài liệu sẽ giúp các em Soạn văn 11 Củng cố mở rộng lớp 11 bài 5 trang 151 chính xác nhất.

Gợi ý trả lời các câu hỏi Soạn bài Củng cố mở rộng trang 151 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ.

Câu 1 trang 151 SGK Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Tổng hợp những thông tin cơ bản về hai văn bản kịch đã học trong bài (Sống hay không sống – đó là vấn đề, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) theo gợi ý sau: tình huống, nhân vật, xung đột, thông điệp.

Trả lời

Tiêu chíSống hay không sống - đó là vấn đềVĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Tình huốngHăm-lét trở về hoàng cung, tìm cách trả thù những kẻ độc ác bằng cách giả ngốc, chịu sự giám sát của mọi người.Phản quân nổi lên, dân chúng vùng dậy, Vũ Như Tô và Đan Thiềm bị đuổi giết, Cửu Trùng Đài bị phàn quân và dân phá đốt.
Nhân vậtHăm-lét, Hoàng Hậu, Vua, Ô-phê-li-a, Pô-lô-ni-út, Rô-den-cranVũ Như Tô, Nguyễn Vũ, Đan Thiềm, đám nội giám, cung nữ, Lê Trung Mại, Kim Phượng, quân khởi loạn, Ngô Hạch
Xung độtHăm -lét băn khoăn không biết lên lựa chọn gánh vác trách nhiệm, hay lựa chọn sống thoải mái theo ý bản thân mà mặc sự đời. Cuối cùng, chàng đã chọn gánh vác trách nhiệm.Vũ Như Tô không biết mình sai ở đâu, vẫn nghĩ Cửu Trùng Đài là một cái gì đó đúng đắn và tốt đẹp. Khi hắn nhận ra, cái lý tưởng, tác phẩm cao đẹp của mình lại khiến nhiều người đau khổ như vậy, hắn đã chọn cái chết cùng với sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài.
Thông điệpCon người đôi khi có thể tìm thấy hạnh phúc trong bất hạnh, vượt lên trên hoàn cảnh một cách tự nhiên và không bị trói buộc.Nghệ thuật và đời sống phải luôn gắn liền với nhau, và nghệ thuật luôn phải phục vụ đời sống. Đó mới chính là giá trị chân chính của nghệ thuật.

Câu 2 trang 151 SGK Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Tìm đọc các vở bi kịch; chỉ ra tình huống, nhân vật, xung đột và thông điệp chính trong các tác phẩm mà bạn đã đọc.

Trả lời

Vở bi kịch: Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ.

- Tình huống: Trương Ba là một người đôn hậu, chất phác nhưng khi chết Hồn Trương Ba lại phải trú ngụ trong xác anh hàng thịt, tạo nên cuộc đấu tranh gay gắt giữa phần hồn Trương Ba cao quý với những ham muốn bản năng của phần xác hàng thịt.

- Bi kịch:

+  Bi kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích bắt đầu bằng lớp thứ nhất của cảnh 7, đó là màn đối thoại giữa Hồn Trương ba và Xác hàng thịt.

+ Bi kịch Hồn Trương Ba được đẩy lên tới đỉnh điểm, cao trào ở màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân. Đó là bi kịch bị từ chối.

+ Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba được kết thúc trong màn đối thoại với Đế Thích- Bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”.

- Xung đột: Xung đột giữa hồn Trương Ba và xác ông hàng thịt.

- Thông điệp:

+ Được sống làm người là rất quý giá song được sống đúng là mình, sống trọn vẹn giá trị mà mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn.

+ Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Câu 3 trang 151 SGK Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Tìm hiểu thêm về các nhân vật, sự kiện lịch sử được nhắc tới trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Yếu tố lịch sử đã được Nguyễn Huy Tường sử dụng như thế nào và có vai trò gì trong tác phẩm?

Trả lời

* Nhân vật lịch sử: Vũ Như Tô, Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản,…

- Sự kiện lịch sử dưới thời phong kiến khoảng 1516 – 1517: Tháng 4 năm 1516, quân khởi nghĩa Trần Cảo nhân khi kinh thành rối loạn bèn tiến đánh Thăng Long. Cùng lúc đó, Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở Bồ Đề, được tin Duy Sản giết vua, liền đem quân qua sông, đốt hết phố xá trong kinh thành. Hoằng Dụ còn cho bắt chém Vũ Như Tô rồi mang quân rút khỏi Thăng Long. Đài cũng bị đốt thành tro sau lần đó.

- Yếu tố lịch sử đã được Nguyễn Huy Tưởng đưa vào vở kịch một cách khéo léo, mặc dù viết về lịch sử, những vấn đề mà Nguyễn Huy Tưởng đặt ra trong các sáng tác của mình vẫn luôn luôn mới và làm thao thức người đương thời. Lấy đề tài lịch sử nhưng không nhằm mục đích làm sử mà qua đó, nhà văn xây dựng được bi kịch của một người nghệ sĩ giữa khát vọng và hiện thực xã hội.

* Nhân vật, sự kiện lịch sử Cửu Trùng Đài

- Nhân vật:

+ Vũ Như Tô: kiến trúc sư kiêm đốc công theo lệnh của Lê Tương Dực xây dựng tòa lầu Cửu Trùng Đài

+ Lê Tương Dực: Hoàng đế thứ 9 của triều Lê Sơ

+ Trịnh Duy Sản: nhà chính trị, tướng lĩnh quân phiệt dưới thời Lê Sơ

+ Trần Cảo: thủ lĩnh quân Đại Việt cuối thời Lê Sơ

+ Nguyễn Hoằng Dụ: tướng nhà Lê Sơ

* Yếu tố lịch sử là nền tảng, cốt lõi của vở kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Ông dựa vào những nhân vật có thật, viết lên một câu truyện có phần được xoa dịu đi so với lịch sử thực tiễn (Vũ Như Tô nghe lời Lê Tương Dực mà xây chứ không phải vì ý nghĩa nghệ thuật chân chính), nhào nặn thành một vở kịch vừa tái hiện một thời đại của lịch sử, vừa mang ý nghĩa phê phán nhân văn sâu sắc. Ông phê phán thói ăn chơi, sa đọa của vua quan cuối triều Lê Sơ, bổ bê việc nước dẫn đến quân phản loạn có cơ hội để làm loạn, phê phán sự xa rời nghệ thuật với thực tế của Vũ Như Tô, vì muốn xây dựng một công trình để đời mà khiến người dân rơi vào bể khổ, đau đớn.

Câu 4 trang 151 SGK Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Thu thập, phân tích và đánh giá các thông tin về một trong số các vấn đề gợi ý sau:

- Nghệ thuật thời Phục hưng;

- Kiến trúc thành Thăng Long;

- Lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI – XVII.

Trả lời

* Nghệ thuật thời Phục hưng

Phục Hưng là một phong trào văn hóa bao gồm giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII. Những thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền văn minh nhân loại. Thành tựu của phong trào văn hóa phục hưng Là một phong trào văn hóa, Phục Hưng bao hàm sự nở rộ các nền văn học tiếng Latinh cũng như các tiếng dân tộc, bắt đầu từ sự phục hồi việc nghiên cứu các tư liệu cổ điển, sự phát triển của phép phối cảnh tuyến tính và các kỹ thuật nhằm biểu diễn hiện thực tự nhiên hơn trong mỹ thuật, và một cuộc cải cách giáo dục tiệm tiến nhưng phổ cập.

- Về hội họa và điêu khắc : điểm độc lạ của mỹ thuật thời Phục Hưng là tính hiện thực cao, những tác giả biểu lộ đậm chất ngầu và nội tâm khác hẳn thời kỳ trước . Đặc điểm chung của nghệ thuật hội họa thời kì này là tùy đề tài vẫn khai thác trong kinh thánh hoặc thần thoại, nhưng nội dung thì hoàn toàn hiện thực. Nhà danh họa khổng lồ người Ý của thời kỳ này là Lêôna đơ Vanhxi với các tác phẩm như Nàng Giôcôngđơ, Bữa tiệc cuối cùng, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá. Từ thế kỷ XV, ông đã có ý tưởng thay mái chèo của thuyền bằng cánh quạt đẩy nước, vẽ ra nguyên tắc hoạt động của máy bay, dù thoát hiểm,… Bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng”, dựa vào câu chuyện trong bữa tiệc chia tay nhau, Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ của mình rằng: “Trong các ngươi sẽ có một kẻ phản bội ta”.  Bức tranh đã thể hiện được nội tâm của các nhân vật dự tiệc khi nghe câu nói đó: người thì ngạc nhiên, người thì tức giận, người thì buồn bã, người thì biểu thị sự ngay thẳng trung thực của mình... Đây là một bức tranh rất hoàn hảo về mô tả nhân vật, bố cục và màu sắc. Raphaen (1483-1520) cũng là một họa sĩ thiên tài của Ý. Tuy ông chết tương đối sớm (37 tuổi) nhưng ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Cô gái làm vườn xinh đẹp, các bức tranh vẽ về thánh mẫu... Ông là một họa sĩ có sở trường về vẽ chân dung, đặc biệt là thể hiện được một cách sống động vẻ đẹp tươi tắn của các cô gái, vẻ hiền hậu dịu dàng của người mẹ và nét ngây thơ đáng yêu của các em bé.

- Về phương diện kỹ thuật, các thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng lịch sử 10 có thể kể đến như:

+ Phát minh in ấn, chế tạo ra giấy => bình dân hóa việc học, thúc đẩy văn hóa phát triển.

+ Xây dựng thành công lò gang nấu quặng, không chỉ nấu được gang mà luyện được thép.

+ Cải tiến bánh xe nước cùng nhiều phát minh mới thúc đẩy ngành công nghiệp.

+ Ngành giải phẫu có nhiều bước tiến mới đã đánh một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa duy tâm.

Về khoa học tự nhiên, thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng đem lại nhiều bước tiến vượt bậc với sự góp phần của nhiều nhà khoa học: Nhiều nhà khoa học đã dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm bảo thủ, góp phần thay đổi cách nhìn của con người thời bấy giờ về Trái Đất và vũ trụ như Cô-péc-ních, Bru-nô, Ga-li-lê.

* Kiến trúc thành Thăng Long

trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng, nhưng đến nay vẫn còn thấy được cả di tích trên mặt đất, dưới lòng đất, di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật,… tạo thành hệ thống các di tích được đánh giá là quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích đô thị cổ, trung, cận, hiện đại của nước ta. Hiện tại, trong khu vực trung tâm Thành cổ Thăng Long - Hà Nội còn lại 5 điểm di tích nổi trên mặt đất phân bố theo trục Bắc – Nam, còn gọi là “Trục chính tâm”, “Trục ngự đạo”, gồm có: Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và kiến trúc cổng hành cung thời Nguyễn, di tích nhà và hầm D67, các công trình kiến trúc Pháp…

Kinh thành Thăng Long từ thời Lý được xây dựng theo cấu trúc ba vòng thành, gọi là “tam trùng thành quách”: vòng thành ngoài là La thành hay Đại La thành, vòng thành giữa là Hoàng thành (thời Lý - Trần - Lê gọi là Thăng Long thành, thời Lê còn gọi là Hoàng thành) và vòng thành trong cùng gọi là Cấm thành (hay Cung thành). Cấm thành từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18 hầu như không thay đổi và còn bảo tồn cho đến nay hai vật chuẩn rất quan trọng: Thứ nhất là nền điện Kính Thiên xây dựng thời Lê sơ (1428) trên nền điện Càn Nguyên (sau đổi tên là điện Thiên An) thời Lý, Trần. Đó vốn là vị trí của núi Nùng (Long Đỗ - Rốn Rồng), được coi là tâm điểm của Cấm thành và Hoàng thành, nơi chung đúc khí thiêng của non sông đất nước theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền, mà di tích hiện còn là nền điện với bậc thềm và lan can đá chạm rồng thế kỷ 15. Thứ hai là cửa Đoan Môn, cửa Nam của Cấm thành thời Lý - Trần - Lê. Trên vị trí này hiện nay vẫn còn di tích cửa Đoan Môn thời Lê.

Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), trong sách Đại Việt địa dư chí toàn biên có đoạn mô tả khá rõ ràng về Hoàng thành Thăng Long thời Lê: “Ở giữa là Cung thành, trong cửa Cung thành là Đoan Môn. Trong Đoan Môn là điện Thị Triều, trong điện Thị Triều là điện Kính Thiên. Bên hữu Kính Thiên là điện Chí Kính, bên tả là điện Vạn Thọ. Bên hữu Đoan Môn là Tây Trường An, bên tả là Đông Trường An, ở giữa có Ngọc Giản. Trong Hoàng thành và ngoài Cung thành ở phía Đông là Thái Miếu, sau là Đông Cung”.

Tài liệu tham khảo:

Sở Du lịch Hà Nội (2020), Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Cổng thông tin điện tử Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội.

Câu 5 trang 151 SGK Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Xác định một đề tài nghiên cứu, xây dựng đề cương cho đề tài đó (dựa trên các thông tin đã tìm được) và trình bày đề cương nghiên cứu của bạn.

Trả lời

Đề tài nghiên cứu: Nghệ thuật thời Phục hưng

1. Đặt vấn đề

Nghệ thuật phục hưng đó là một phong cách nghệ thuật bao gồm hội họa, điêu khắc và kiến trúc xuất hiện ở châu Âu vào khoảng năm 1400; cụ thể là ở Ý. Nghệ thuật là một trong những số mũ chính của Phục hưng Châu Âu. Trong giai đoạn này, ông bắt đầu nhận ra những nghệ sĩ vẫn còn nổi tiếng, như Boticelli, Giotto và van der Weyden.

2. Giải quyết vấn đề

* Sự cải tiến của hội họa

Trong thế kỷ mười lăm, một số họa sĩ nổi tiếng người Hà Lan đã phát triển những cải tiến cho cách tạo ra tranh sơn dầu. Trong thời kỳ Phục hưng, các nghệ sĩ Ý đã sử dụng các kỹ thuật mới của Hà Lan để cải thiện các bức tranh của họ.

Hiện tượng này có ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian của các tác phẩm nghệ thuật, ngoài ra đã mang lại những thay đổi đáng kể cho bức tranh trên toàn thế giới.

Ngoài ra, thời Phục hưng phần lớn là do sự hiện diện của các nhân vật người Ý xuất sắc. Nhiều người trong số này được coi là giỏi nhất mọi thời đại về tầm ảnh hưởng, như Piero della Francesca và Donatello.

Sự hiện diện của những nghệ sĩ này làm cho chất lượng nghệ thuật nói chung được cải thiện đáng kinh ngạc, bởi vì ngay cả các họa sĩ ít nổi tiếng cũng được truyền cảm hứng từ sự xuất hiện của các kỹ thuật mới để cải thiện sáng tạo của riêng họ.

* Sự tái hiện của các văn bản cổ điển

Một trong những ảnh hưởng chính của văn học Phục hưng là sự xuất hiện lại của các văn bản thời trung cổ đã bị mất trong Thời đại đen tối của nhân loại.

Những người văn học nghiên cứu các văn bản này đã sử dụng ảnh hưởng của họ để cải thiện các tác phẩm của họ và mang lại một liên lạc cũ cho phong trào, mà vào thời đó là đương đại.

* Kiến trúc

Ý tưởng của các kiến trúc sư thời Phục hưng đã đi ngược lại với ý tưởng của người Gothic về việc tạo ra các cấu trúc với mức độ phức tạp cao trong thiết kế và chiều cao tuyệt vời của họ. Thay vào đó, họ bám vào các ý tưởng cổ điển về việc tạo ra các cấu trúc sạch sẽ đơn giản nhất có thể. Điều này dẫn đến việc tạo ra kiến trúc tròn.

* Điêu khắc

Giống như hội họa, điêu khắc thời Phục hưng thường được định nghĩa bởi các đặc điểm giống như các tác phẩm điêu khắc trước thời Trung cổ… Các tính năng của mỗi người được truyền cảm hứng rõ ràng từ điêu khắc cổ điển và mục đích là tìm ra một mức độ chân thực cao hơn trong mỗi tác phẩm thông qua một chạm khắc theo tỷ lệ giải phẫu.

3. Kết luận

Các tác phẩm của thời Phục hưng tập trung vào niềm tin nhân văn rằng những hành động đúng đắn là chìa khóa của hạnh phúc, những ảnh hưởng tôn giáo mà khái niệm này có thể bị bỏ qua một bên…

Tài liệu tham khảo

1. Phục hưng, bách khoa toàn thư về thế giới hiện đại buổi đầu, 2004. Lấy từ bách khoa toàn thư.com

2. Nghệ thuật Phục hưng Ý & Nghệ sĩ Phục hưng, Trang web Nghệ thuật Phục hưng, (n.d.). Lấy từ renaissanceart.org

3. Nghệ thuật và kiến trúc Phục hưng, Nghệ thuật Oxford, (n.d.). Lấy từ oxfordartonline.com

4. Phục hưng, điêu khắc phương Tây; Bách khoa toàn thư Britannica, (n.d.). Lấy từ brittanica.com

5. Điêu khắc Phục hưng, Nhân văn thiết yếu, 2013. Lấy từ Essential-humanities.net

-/-

Hi vọng với phần nội dung hướng dẫn Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 11 bài 5 trang 151 mà Đọc tài liệu cung cấp, các em sẽ chuẩn bị bài thật tốt trước khi tới lớp. Xem thêm các bài soạn khác của lớp 11 tại: Soạn văn 11 Kết nối tri thức cùng Đọc nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM