Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 8 ngữ văn 7 KNTT

Xuất bản: 12/12/2022 - Cập nhật: 15/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 8 ngữ văn 7 Kết nối tri thức trang 73 SGK Ngữ văn 7 tập 2, hướng dẫn chi tiết ôn tập bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành.

Hướng dẫn Soạn văn 7 Kết nối tri thức : Củng cố, mở rộng bài 8 trang 73 SGK Ngữ văn 7 tập 2 sách Kết nối tri thức và cuộc sống với hướng dẫn chi tiết ôn tập Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành bằng cách trả lời chi tiết câu hỏi trong bài học.

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 8 ngữ văn 7 KNTT

Lý thuyết

1. Ôn lại đặc điểm văn bản nghị luận

a. Các vấn đề được bàn trong văn bản nghị luận

- Mọi vấn đề của đời sống xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học…đều có thể được nêu ra để bàn trong văn bản nghị luận.

- Văn bản nghị luận có giá trị phải được chọn vấn đề đáng quan tâm, có ý nghĩa với nhiều người trước một vấn đề, có thể có nhiều ý kiến khác nhau.

b. Mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận

- Văn bản nghị luận bao giờ cũng thể hiện ý kiến của người viết.

- Sức thuyết phục của ý kiến phụ thuộc vào việc dùng lí lẽ và bằng chứng.

- Mỗi ý kiến thường được làm rõ bằng một số lí lẽ, mỗi lí lẽ được củng cố bởi một số bằng chứng.

- Ý kiến cần mới mẻ, lí lẽ cần sắc bén, bằng chứng cần xác thực, tiêu biểu và tất cả những yếu tố đó phải có mối liên hệ với nhau, tạo thành một hệ thống chặt chẽ.

2. Ôn tập cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

2.1. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

- Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề. - Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một quan niệm, cách hiểu khác.

- Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở.

2.2. Quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn dề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

* Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài Có thể lựa chọn một số ý kiến sau đây để chọn đề tài cho bài viết của mình:

+ Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những cô lao công đã được nhà trường trả lương.

+ Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích. + Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn mình có thể vẽ, viết vào nó.

b. Tìm ý Cần tiến hành tìm ý bằng cách trả lời một số câu hỏi:

- Vấn đề gì cần bàn luận ở bìa viết.

- Trước ý kiến trái ngược với quan điểm của bản thân, cần thể hiện ý kiến của mình như thế nào?

- Làm thế nào để ý kiến của mình thuyết phục người đọc?

c. Lập dàn ý - Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề.

- Thân bài:

+ Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.

+ Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm

+ Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

* Viết bài Khi viết bài, em cần đặt dàn ý trước mặt để thường xuyên tự kiểm soát việc hết từng phần và triển khai từng ý.

- Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận

- Thân bài: Các ý chính cần được trình bày rành mạch, mỗi ý được triển khai trong một đoạn văn riêng, rõ ràng, mạch lạc, bằng chứng cụ thể, thuyết phục. Khi viết, cần chú ý mạch văn trôi chảy, kết nối các câu trong đoạn và các đoạn trong bài chặt chẽ, hợp lí, tránh rườm rà.

- Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của việc bàn luận, giúp người đọc suy nghĩ đúng vấn đề để có sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động.

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 8 ngữ văn 7 KNTT ngắn nhất

Câu 1

Những trải nghiệm trong cuộc sống giúp con người nhận thức được về thế giới và bản thân, từ đó hiểu được bản thân, hiểu được tấm bản đồ - mục đích của riêng mình.

Câu 2

Những điểm giống nhau và khác nhau về cách nêu ý kiến, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng giữa hai văn bản Bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lấy và đọc:

- Giống nhau: Đều lần lượt triển khai nội dung theo trình tự: đưa ra ý kiến, sau đó là lí lẽ và bằng chứng.

- Khác nhau: Bằng chứng trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc cũng có thể xem là lí lẽ.

Câu 3

Sách là một phương tiện để lưu giữ thông tin, tri thức của biết bao nhiêu thời đại. Nội dung trong sách là những kinh nghiệm, bài học bổ ích cho con người. Con người hằng ngày vẫn phải học tập không ngừng để bổ sung sự hiểu biết, phục vụ cho cuộc sống của mình. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè và cả từ sách. Sách là một người thầy nhưng cũng là một người bạn. Thầy của ta không thể đi cùng ta cả đời. Bạn của ta cũng vậy. Chỉ có sách là ta có thể đem bên mình trên mỗi hành trình. Sách chính là một sự chỉ dẫn, một sự đồng hành, an ủi. Sách, chính là người bạn đường thân thiết của con người.

Câu 4

Dàn ý:

1. Mở đầu: Giới thiệu về câu nói trong văn bản Bản đồ dẫn đường được chọn làm đề tài.

2.Thân bài:

- Nêu lí do lựa chọn câu nói làm chủ đề cho bài nói.

- Khẳng định sự tán thành với câu nói.

- Chứng minh:

+ Những điều xấu xa thường ở trong bóng tối (kẻ trộm, vi phạm pháp luật,...), các chú công an phải đi vào "bóng tối" mới có thể bảo vệ được bình yên cho người dân.

+ Đối với bản thân mỗi người: Để trả lời cho câu hỏi: "Tôi là ai? Tôi thích gì? Tôi muốn trở thành gì?" không thể tìm kiếm đáp án ở bên ngoài. Người khác có thể cho ta một câu trả lời hay gợi ý. Nhưng câu trả lời đó chỉ đúng khi tự ta cũng thấy nó hợp lí, tự ta thuyết phục được bản thân. Nghĩa là, ta vẫn phải đi vào "bóng tối" của nội tâm, soi xét và tìm ra câu trả lời.

3. Kết luận:

- Có những câu trả lời cần tìm ngoài ánh sáng, mà không thể tìm trong bóng tối; Nhưng cũng có những câu trả lời bắt buộc chỉ có thể tìm được trong bóng tối.

- Kêu gọi mỗi người tự tin đi vào "bóng tối" của bản thân mình.

Câu 5

* Chọn đọc văn bản 1 về vấn đề học ngoại ngữ từ những áp lực: GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'. (https://vietnamnet.vn/gs-viet-tung-dam-phan-60-ty-usd-tu-hoc-ngoai-ngu-t...)

- Lí lẽ 1: Tự học ngoại ngữ từ những áp lực

+ Dẫn chứng tự học tiếng Pháp: xuất phát từ lòng tự ái, luyện tập kể chuyện tiếu lâm trước gương.

+ Dẫn chứng tự học tiếng Anh: xuất phát từ việc không muốn người Anh đứng “tay trên” mình.

+ Dẫn chứng tự học tiếng Việt: xuất phát từ mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việt Nam tốt nhất nên học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi, vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển, vừa học từ chính sinh viên của mình.

- Lí lẽ 2: Hai phương pháp học ngoại ngữ: lấy áp lực hoặc tình yêu làm động lực.

+ Dẫn chứng lấy tình yêu làm động lực: Học từ động lực tình yêu thông qua các bài hát.

+ Dẫn chứng lấy áp lực làm động lực: Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt khi học tiếng Anh.

- Lí lẽ 3: Tự học chiếm 90% sự học.

+ Dẫn chứng: Dẫn chứng từ chính cuộc đời GS Phan Văn Trường.

* Chọn đọc văn bản 2: Hiểu đúng về tục kéo vợ (https://vietcetera.com/vn/hieu-dung-ve-tuc-keo-vo?fbclid=IwAR39bipwXG8ZS...). Nội dung của văn bản này đã được triển khai như sau:

- Nêu hiện tượng: Một thanh niên "kéo" một cô gái trẻ. Cô gái vùng vẫy, khóc lóc. Câu chuyện ết thúc khi có sự can thiệp của công an địa phương.

- Lí lẽ 1: "Kéo vợ" là một thực hành văn hóa có ý nghĩa phức tạp.

+ Bằng chứng 1: Trả lời phỏng vấn của hai nhà nhân học là Hoàng Cầm và Trường Giang. Họ đã lí giải kéo vợ đã tồn tại lâu đời trong văn hóa của người Mông các tỉnh phía Bắc, phong tục này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hôn nhân của người địa phương.

+ Bằng chứng 2: Miêu tả cụ thể một hoạt động kéo vợ và ý nghĩa của hoạt động kéo vợ: "Việc chàng trai kéo cô gái về nhà không hề có sự cưỡng ép tới từ người đàn ông. "

- Lí lẽ 2: Những định kiến về tục kéo vợ đầu tiên xuất phát từ cách nhìn của người ngoài văn hóa Mông.

Bằng chứng: Nếp sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi sự phán xét từ nhóm người "văn minh hơn".

- Phần kết luận, tác giả đã khẳng định kéo vợ là một nét đẹp văn hóa cần được hiểu đúng và kêu gọi cộng đồng nên có sự tôn trọng văn hóa của các tộc người.

Soạn bài Củng cố mở rộng bài 8 Ngữ văn 7 KNTT chi tiết

Câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Những trải nghiệm trong cuộc sống có vai trò như thế nào đối với sự trưởng thành của mỗi người? (Dùng lí lẽ và bằng chứng trong các văn bản đọc để tìm câu trả lời)

Trả lời

Những trải nghiệm có vai trò rất quan trọng trọng sự trưởng thành của mỗi con người. Chính những trải nghiệm như một tấm bản đồ dẫn đường cho con người vượt qua tất cả những điều mới mẻ của cuộc sống. Cũng như thông điệp hãy cầm lấy và đọc, hãy trải nghiệm để trưởng thành, hãy đi nhiều, đọc hiểu, vấp ngã nhiều để có thêm những kinh nghiệm phong phú cho tương lai.

Câu 2 trang 73 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau về cách nêu ý kiến, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng giữa hai văn bản Bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lấy và đọc

Trả lời

Giống nhau:  Cả hai văn bản đều lấy và dẫn dắt một câu chuyện khác để làm đầu câu chuyện, làm phần mở đầu và dẫn chứng cho câu chuyện.

Khác nhau:

- Bản đồ dẫn đường: tác giả đã lấy ví dụ và dùng lí lẽ trên cơ sở chính là câu chuyện của bản thân mình. Sự vấp ngã và trải nghiệm trên hành trình cuộc đời chính là chiếc chìa khóa lớn cho thông điệp.

- Hãy cầm lấy và đọc: những lí lẽ của văn bản được đưa ra dưới dạng bình luận về vai trò, hiện trạng, cách khắc phục một vấn đề.

Câu 3 trang 73 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về chủ đề Sách - người bạn đường

Trả lời

Mỗi con người khi sinh ra muốn thành công đều là do quá trình rèn luyện, tu dưỡng mà nên. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự trưởng thành của con người chính là việc đọc sách. Sách là nơi lưu trữ những kiến thức từ lâu đời đến hiện tại ở nhiều lĩnh vực khác nhau giúp con người mở mang tầm hiểu biết và hoàn thiện bản thân. Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức, suy nghĩ đúng đắn hơn, trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết. Sách chính là người bạn dẫn dắt con người chúng ta đến những tri thức, những tình cảm trong cuộc đời. Sách còn giúp con người nuôi dưỡng tâm hồn, giúp con người tìm ra lí tưởng sống đúng đắn và hình thành những đức tính đẹp đẽ. Mỗi con người chỉ có quỹ thời gian một ngày như nhau, việc ta sống và làm việc thế nào là do chính ta lựa chọn, hãy sống và học tập thật chăm chỉ để trở thành một con người có ích.

Câu 4 trang 73 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Chọn trong văn bản Bản đồ dẫn đường một câu làm đề tài cho bài nói. Lập dàn ý bài nói và tập luyện cách trình bày.

Trả lời

Câu nói được lựa chọn: “Không nhất thiết phải là tấm bản đồ cháu được trao sẵn, hay tấm bản đồ giống hệt bố mẹ mình, mà là tấm bản đồ cháu tự vẽ nên bằng chính kinh nghiệm của mình”.

Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân bài

- Giải thích “tấm bản đồ”

=> Ý nghĩa của cả câu: Lời khuyên của người ông về việc người cháu hãy tự tìm cho mình một hướng đi riêng, tìm cho mình một suy nghĩ và chân lý riêng, nó không phải được trao sẵn từ ai đó mà là do sự tìm tòi và học hỏi của chính bản thân con người chúng ta.

- Đánh giá, bàn luận: Trải nghiệm, sự tự tìm tòi và trưởng thành có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người:

+ Đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai giúp mỗi người biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.

- Lấy dẫn chứng để chứng minh…

- Phản đề, mở rộng vấn đề: Có nhiều bạn trẻ thụ động, ỷ lại và lười nhát đi tìm kiếm chân lý của cuộc đời mình,...

- Bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của việc tự mình tìm tòi, trải nghiệm để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn

3. Kết bài: Tổng kết và liên hệ bản thân.

Câu 5 trang 73 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Tìm đọc thêm hai văn bản nghị luận bàn về vấn đề sống. Ghi chép ngắn gọn thu hoạch của em đối với từng văn bản (về vấn đề được bàn luận, về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng)

Trả lời

Đoạn 1:

“Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng việc dọn giường. Nếu bạn hoàn thành công việc mỗi sáng, bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên của một ngày nó sẽ cho bạn một chút tự hào và điều đó khuyến khích bạn thực hiện một nhiệm vụ khác và một nhiệm vụ khác và khác nữa. Vào cuối ngày nhiệm vụ khác ấy sẽ chuyển thành nhiều nhiệm vụ khác được hoàn thành. Việc dọn giường công cố một sự thật rằng những thứ nhỏ bé trên cuộc đời này đều quan trọng. Nếu bạn không thể làm việc nhỏ đúng đắn bạn sẽ không bao giờ có thể làm những việc lớn đúng đắn. Và nếu bất chợt bạn có một ngày thống khổ bạn sẽ về nhà với góc ngủ đã được dọn dẹp (do chính bạn dọn dẹp). Một góc ngủ gọn gàng sẽ cho bạn sự khuyến khích rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn (… … … …)

Để vượt qua đợt huấn luyện SEAL (hải quân Hoa Kỳ), có các chuỗi bơi đường dài cần phải hoàn thành và một phần trong số đó là bơi đêm (…). Qua một vài tuần huấn luyện khó khăn lớp huấn luyện của chúng tôi bắt đầu là là 150 người đã xuống chỉ còn 42 người, 6 biệt đội chèo thuyền, mỗi đội chỉ có 7 người. Lúc đó tôi ở cùng thuyền với những anh chàng cao to, nhưng biệt đội giỏi nhất đã tạo ra bởi những anh chàng nhỏ nhất. Chúng tôi gọi họ là biệt đội “chú lùn”, không có ai cao quá 165cm. Biệt đội “chú lùn” có một người Mỹ gốc Ba Lan, một người Mỹ gốc Hy Lạp, một người Mỹ gốc Italya, và hai cậu cứng cựa nữ đến từ Trung Tây. Họ đã vượt lên trong chèo thuyền, chạy nhanh hơn và bơi giỏi hơn so với những biệt đội khác. Những người to con ở biệt đội khác luôn trêu đùa sự hiền lành từ những đôi tay bé nhỏ ấy. Những “chú lùn” dùng đôi tay nhỏ bé của mình trước mỗi phần bơi nhưng bằng cách nào đó những anh chàng nhỏ bé này, từ mọi ngóc ngách của mọi quốc gia trên thế giới đã luôn dành chiến thắng trong những tình huống, luôn bơi nhanh hơn mọi người và chạm tới bờ trước những người còn lại trong số chúng tôi. Khóa huấn luyện SEAL là một sự cân bằng đáng kinh ngạcưng. Chẳng có gì quan trọng hơn ý chí thành công của bạn, không phải màu da, nền tảng đạo đức, không phải học vấn cũng chẳng phải địa vị xã hội. Nếu bạn muốn thay đổi thế giới hãy đo lường một người bởi kích thước trái tim của họ không phải bằng kích cỡ bàn tay họ…”

(Trích, Nếu bạn muốn thay đổi thế giới – William H.MeRaVen – Đô đốc hải quân Hoa Kỳ, bài phát biểu trong lễ tốt nghiệp của sinh viên Đại học Texas, Austin, ngày 17/5/2014)

Đoạn 2:

Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của việc kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe thấy một tiếng “á” kinh dị từ tầng trên, và đôi khi thậm chí cả tiếng làu bàu hồn nhiên không giấu giếm của mấy chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đêm vẫn “hứng” sóng wifi “chùa”. Nhưng tắt modem rồi vẫn không ngắt được kết nối, khi sóng 3G trên điện thoại vẫn chạy vù vù.

Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối. Đọc tin và tương tác với mạng xã hội trên Ipad, nhưng đọc sách thì phải trên một thiết bị cầm tay ngắt kết nối kiểu Kindle Fire. Luyện được cách “ngắt kết nối” trong thời đại số quả là khó khăn, nhưng làm được thì bạn mới có thể sống mà không bị cuốn đi theo những vòng xoáy thông tin hỗn độn.

Con người khao khát sự kết nối. Rồi một ngày, con người sẽ lại khao khát khoảng lặng ngắt kết nối. Đó không phải là vòng luẩn quẩn nếu nhìn vào những thử thách mà con người cần phải trải để trở nên “Người” hơn. Bạn có nhận thấy, thực ra đó đâu phải chỉ là việc luyện tập để học, đọc hay viết lách. Đó còn là cách “tu luyện” để giữ tâm hồn mình trong lặng trong bất kí hoàn cảnh nhiễu nhương xao động nào, ở bất cứ nơi đâu.

(Trích Kết nối và ngắt kết nối, Hà Nhân theo Sống như cây rừng, NXB Văn học)

Xem thêm

-/-

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 8 ngữ văn 7 KNTT, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 7.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM