Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 7 ngữ văn 7 KNTT

Xuất bản: 09/12/2022 - Cập nhật: 12/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 7 ngữ văn 7 Kết nối tri thức trang 50 SGK Ngữ văn 7 tập 2, hướng dẫn chi tiết ôn tập bài 7: Thế giới viễn tưởng.

Hướng dẫn Soạn văn 7 Kết nối tri thức : Củng cố, mở rộng bài 7 trang 50 SGK Ngữ văn 7 tập 2 sách Kết nối tri thức và cuộc sống với hướng dẫn chi tiết ôn tập Bài 7: Thế giới viễn tưởng bằng cách trả lời chi tiết câu hỏi trong bài học.

Soạn văn 7 Củng cố, mở rộng bài 7 Kết nối tri thức

1. Ôn lại thể loại truyện khoa học viễn tưởng 

- Truyện khoa học viễn tưởng là loại tác phẩm viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán, thường có tính chất li kì.

- Truyện khoa học viễn tưởng sử dụng cách viết lo-gic nhằm triển khai những ý tưởng về viễn cảnh hay công nghệ tương lai.

- Vì có nền tảng là các nguyên lí khoa học mới của thời hiện tại nên có những giả tưởng trong truyện khoa học viễn tưởng có thể trở thành sự thật.

- Truyện khoa học viễn tưởng xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào khoảng nửa sau thế kỉ XIX, sau đó nhanh chóng lan rộng ra các nước như Mỹ, Anh, Ca-na-đa, Nga và phổ biến trên thế giới.

- Một số yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng

+ Đề tài của truyện khoa học viễn tưởng thường là những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian, những cuộc kết nối với sự sống ngoài Trái Đất…

Tất cả những hoạt động ấy được thực hiện dựa trên cơ sở những phát kiến khoa học đặc biệt trong tương lai, liên quan đến bước tiến nhảy vọt của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học hay khoa học vũ trụ.

+ Không gian của truyện khoa học viễn tưởng có thể là không gian Trái Đất (trên mặt đất, ở tâm địa cầu hay dưới đáy đại dương) hoặc ngoài Trái Đất (trên các hành tinh của hệ mặt trời hay trong những thiên hà xa xôi khác). Thời gian diễn ra câu chuyện viễn tưởng là thời gian trong tương lai xa, xét từ mốc ra đời của tác phẩm.

+ Cốt truyện trong truyện khoa học viễn tưởng gồm một chuỗi tình huống, sự kiện hoàn toàn tưởng tượng, dự trên những giả thuyết, dự báo và quan niệm khoa học.

+ Nhân vật chính của truyện khoa học viễn tưởng thường có sức mạnh thể chất phi thường do những tác động của các nhân tố khoa học nào đó, có cấu tạo và khả năng kì lạ, có trí thông minh kiệt xuất để tạo ra những phát minh.

2. Ôn tập cách viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử 

2.1. Yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) 

- Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận. - Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận

- Đưa ra những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành đó là có căn cứ.

2.2 Quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) 

* Trước khi viết 

a. Lựa chọn đề tài

- Chọn một nhân vật lịch sử là nhà quân sự, nhà chính trị, nhà khoa học…hoặc những người có tài năng xuất chúng, sáng tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng mà em biết.

- Chọn sự việc liên quan đến cuộc sống hay thành tựu, chiến công của nhân vật mà em thấy thú vị.

b. Tìm ý Cần trả lời những câu hỏi sau:

- Sự việc diễn ra ở đâu, khi nào? Sự việc đó diễn ra như thế nào?

- Sự việc đó có ý nghĩa như thế nào? - Em có suy nghĩ gì về sự việc được kể?

c. Lập dàn ý - Mở bài: + Giới thiệu đôi nét về nhân vật.

+ Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

- Thân bài:

+ Kể diễn biến của sự việc. Lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả.

+ Nêu ý nghĩa của sự việc. - Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc.

* Viết bài Cần lưu ý: - Bám sát dàn ý. - Lựa chọn từ ngữ phù hợp.

- Lưu ý tính xác thực của các chi tiết có liên quan đến sự việc được kể.

- Các câu, các ý phải đảm bảo tính liên kết về hình thức và mạch lạc về nội dung.

* Chỉnh sửa bài viết 

Rà soát và chỉnh sửa lại bài viết.

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 7 ngữ văn 7 KNTT ngắn nhất

Câu 1

Các văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương và Đường vào trung tâm vũ trụ được coi là truyện khoa học viễn tưởng vì nó đáp ứng các đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng:

- Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán, có tính chất li kì.

- Sử dụng cách viết lô-gíc nhằm triển khai những ý tưởng về viễn cảnh hay công nghệ tương lai.

Câu 2

Theo em, điều tạo nên sức hấp dẫn của truyện khoa học viễn tưởng là viết về thế giới tương lai và có tính chất li kì.

Câu 3

Sinh quyển là một bộ phận của vỏ Trái Đất chứa đầy vật chất sống và các sản phẩm do hoạt động sống của chúng sinh ra. Nói cách khác, sinh quyển chính là thế giới sinh vật sống trên Trái Đất. Đã có nhiều bàn luận về sự sống trên sao Hỏa khi người ta tìm thấy vết tích của nước trên hành tinh này. Nếu có sự sống trên sao Hỏa, hẳn nơi đây cũng từng có một sinh quyển phong phú. Biết đâu đó trong tương lai, sao Hỏa sẽ có nước trở lại và có một sinh quyển dồi dào hơn trước đây.

Câu 4

Theo em câu nói đó để khẳng định khả ngăng của mỗi người, ai cũng có thế mạnh chỉ là có người đã được bộc lộ, có người chưa được khai thác.

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 7 ngữ văn 7 KNTT Chi tiết

Câu 1 trang 50 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Kết nối tri thức

Vì sao các văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương và Đường vào trung tâm vũ trụ được coi là truyện khoa học viễn tưởng?

Trả lời

Hai văn bản trên được coi là truyện khoa học viễn tưởng là bởi vì truyện có những yếu tố khoa học, đó là sự khám phá của những con người, những nhà khoa học về một điều mới, điều vẫn còn chỉ là số 0 trong con mắt của những con người đường đại. Như trong truyện Đường vào trung tâm vũ trụ còn có sự xuất hiện của một không gian hư cấu.

Câu 2 trang 50 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Kết nối tri thức

Theo em, điều gì tạo nên sức hấp dẫn của truyện khoa học viễn tưởng?

Trả lời

Điều tạo nên sự hấp dẫn của truyện khoa học viễn tưởng đó chính là việc vấn đề mà nó mở ra và đề cấp đến rất thu hút người đọc, người đọc như được bước vào một thế giới mới với bao nhiêu sự kì lạ, không chỉ vậy người đọc còn có thể nhận thấy được tất cả những sự phát triển hiện nay đều có nguồn gốc và xuất phát từ những con người khoa học vĩ đại.

Câu 3 trang 50 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Kết nối tri thức

Tìm hiểu thêm về hệ sinh quyển trên Trái Đất, từ đó liên hệ để dự đoán có hành tinh nào có sự sống nữa hay không. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về dự đoán của em.

Trả lời

Khi tìm hiểu về hệ sinh quyển trên Trái Đất ta có thể nhận thấy những đặc điểm tương tự. Một trong số những hành tinh mà chúng ta có thể kể đến như Kepler-442b. Hành tinh lớn hơn Trái Đất 33% này là một trong những ứng cử viên hiếm hoi được giới khoa học khẳng định là “đủ ánh sáng để duy trì một sinh quyển lớn”. Trên hành tinh này có thể có sự quang hợp của sự sống diễn ra, phục vụ cho sự phát triển của xã hội.

Câu 4 trang 50 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Kết nối tri thức

"Mỗi người sinh ra đều là thiên tai" (An-be Anh-xtanh). Em hiểu câu nói này như thế nào? Hãy trình bày cách hiểu của mình cho các bạn cùng nghe.

Trả lời

Nhà khoa học vĩ đại Anh-xtanh đã từng nói “Mỗi người sinh ra đều là thiên tài”. Câu nói trên có thể được hiểu là cuộc đời mỗi con người khi sinh ra đều có những tài năng, giá trị riêng. Những tài năng đó là những đặc trưng riêng giúp cho mọi người nhận biết và phân biệt lẫn nhau. Những giá trị đó của con người có thể phát hiện ra từ khi sinh, hay là sự ẩn sâu bên trong mà cần khám phá. Trong cuộc đời của chính bản thân mình thì mỗi người đều là thiên tài.

-/-

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 7 ngữ văn 7 KNTT, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 7.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM