Soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ lớp 8 CTST

Xuất bản: 15/10/2023 - Cập nhật: 24/10/2023 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ, trả lời các câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu nội dung văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ trang 46 - 48 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Đọc Tài Liệu cung cấp nội dung hướng dẫn chi tiết soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ, tham khảo cách trả lời các câu hỏi đọc hiểu nội dung văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ trang 46 - 48 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ

Chuẩn bị đọc

Tìm đọc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh và chia sẻ với bạn những cảm nhận của em về tác phẩm này.

Trả lời:

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ không chỉ đơn giản là một cuốn sách mà còn là chuyến tàu du hành ngược thời gian, đưa người đọc trở lại quãng thời gian đẹp đẽ khi còn là những cô bé, cậu bé tiểu học. Đó là những kỉ niệm thân thương, êm đềm nhất mà không bao giờ có lần thứ hai trong đời. Chỉ qua 12 chương truyện ngắn ngủi nhưng cuốn sách đã vẽ lên cả một thế gới tràn ngập kí ức của mỗi người chúng ta. Tác phẩm gồm những câu chuyện nhỏ dở khóc dở cười xoay quanh 4 đứa trẻ tiểu học trong một khu xóm là Tủn, Tí, Sún, Hải Cò và cu Mùi khiến chúng như sống lại tuổi thơ tươi đẹp. Em tin rằng sau khi đọc xong cuốn sách này, tất cả chúng ta đều muốn sở hữu một tấm vé trên chuyến tàu tìm về với những kí ức để được sống lại khoảng thời gian rất đỗi bình dị và ngọt ngào của tuổi thơ.

Trải nghiệm cùng văn bản

Xác định thông tin chính: Xác định nội dung chính của đoạn 2.

Trả lời:

Nội dung chính của đoạn 2 là: Những kỉ niệm về những ngày còn thơ bé cùng các bạn đã ùa về trong trí nhớ của Mùi.

Suy luận: Mục đích của tác giả ở đoạn văn này là gì?

Trả lời:

Mục đích của tác giả ở đoạn văn này là nhớ về những ngày tháng vô lo vô nghĩ, những ngày tháng vô tư, hồn nhiên, những trò chơi và những phi vụ nghịch cùng lũ bạn của Mùi nói riêng và của tất cả mọi người nói chung.

Suy ngẫm và phản hồi

Trả lời các câu hỏi trang 46 - 48 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Văn bản gồm mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần.

Trả lời:

Văn bản gồm có ba phần với nội dung từng phần như sau:

- Phần 1 (đoạn 1): Giới thiệu khái quát thông tin tác giả, tác phẩm với cách dẫn dắt bằng câu chuyện tuổi thơ đầy màu sắc của em bé Mùi.

- Phần 2 (đoạn 2,3,4): Kể về những trò chơi mà tụi nhỏ đã nghĩ ra để khỏi nhàm chán với các công việc được lặp đi lặp lại hàng ngày.

- Phần 3 (đoạn 5): Cậu bé tự chiêm nghiệm và rút ra cho mình kinh nghiệm về hành trình của sự trưởng thành.

Câu 2: Nội dung chính của văn bản này là gì? Nội dung đó được thể hiện qua những chi tiết nào?

Trả lời:

Nội dung chính của văn bản là nói về thế giới quan kì diệu của cậu bé Mùi qua những điều cậu mong muốn và tạo ra cho cuộc sống trở nên thú vị hơn qua các trò chơi nghịch ngợm cùng các bạn của mình. Đó là tuổi thơ, là dấu ấn của sự trưởng thành.

Nội dung đó được thể hiện qua những chi tiết như:

- Một ngày chợt nhận ra thấy cuộc sống thật buồn chán và tẻ nhạt...

- Cậu bé quyết định lấp đầy những ngày tháng buồn tẻ bằng những "phi vụ" nghịch ngợm mà cũng hết sức đáng yêu.

- Bắt đầu trò chơi giả bộ làm phụ huynh rồi đặt tên đồ vặt bằng tên gọi không liên quan..."xét xử" tội danh người lớn.

Câu 3: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong sa-pô và các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 của văn bản; phân tích tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung của đoạn.

Trả lời:

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong sa-pô và các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 của văn bản:

Sa-pô: Biểu cảm kết hợp nghị luận => Thể hiện cảm xúc, đánh giá của người viết.
Đoạn 1: Thuyết minh kết hợp nghị luận => Cung cấp thông tin về tác giả, tác phẩm, kết hợp thể hiện nhận xét của người viết.
Đoạn 2: Thuyết minh kết hợp nghị luận => Giới thiệu nội dung kết hợp nhận xét về câu chuyện.
Đoạn 3: Tự sự kết hợp nghị luận => Thuật lại nội dung câu chuyện kết hợp bàn luận.
Đoạn 4: Nghị luận kết hợp biểu cảm => Thể hiện đánh giá, cảm xúc của người viết.
Đoạn 5: Nghị luận => Nhận xét về giá trị của tác phẩm.

Câu 4: Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và chỉ ra mục đích của việc sử dụng những từ ngữ ấy.

Trả lời:

- Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là: chiếc vé quý giả trở về những ngày ấu thơ xa vắng; một cuốn sách đáng đọc; thế giới kì diệu kia, lạ lùng thay; thấm đượm dư vị ngọt ngào của những ngày thơ bé, hương thơm dịu ngọt của những kỉ niệm đẹp để khó phai mờ, khiến người đọc bật cười thích thú; vừa vui sướng khi bắt gặp hình ảnh của chính bản thân ta, vừa ngỡ ngàng vì những tháng ngày xưa; tác phẩm nhỏ xinh, đắm mình trong dòng suối mát, ngọt ngào, vui sướng, ngỡ ngàng, lắng đọng, chiêm nghiệm...

- Mục đích của việc sử dụng những từ ngữ ấy trong văn bản: biểu đạt cảm xúc, sự nhìn nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách; qua đó thể hiện sự yêu thích, tình cảm, những cung bậc cảm xúc của người viết khi đọc tác phẩm, sự khích lệ của người viết với bạn đọc về việc nên tìm đọc cuốn sách.

Câu 5: Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.

Trả lời:

Cách đặt nhan đề của tác giả đã gây ấn tượng, chạm đến cảm xúc, gợi sự tò mò và giúp thể hiện chủ đề văn bản: câu chuyện về tuổi thơ, thúc đẩy  người đọc tìm hiểu và chiêm nghiệm về những chia sẻ của tác giả về tuổi thơ.

Câu 6: Mục đích viết của văn bản này là gì? Cách bố cục và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong văn bản đã thể hiện được mục đích đó như thế nào?

Trả lời:

- Mục đích của văn bản này là: kể về câu chuyện tuổi thơ của cậu bé Mùi và cách cậu lớn lên cùng với những người bạn của mình, thông qua tác phẩm "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" của Nguyễn Nhật Ánh.

- Cách bố cục và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong văn bản đã giúp cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn và như những lời tâm sự của trẻ con thể hiện được sự chiêm nghiệm và hồi ức về tuổi thơ giúp người đọc dễ thấu hiểu, đồng thời truyền đạt cảm xúc tới người đọc dễ dàng hơn.

Câu 7: Dựa vào nội dung văn bản và cảm nhận của em về cuốn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, hãy thiết kế một áp phích để giới thiệu cuốn sách này với bạn bè.

Trả lời:

- Học sinh thực hiện theo nhóm thiết kế áp phích giới thiệu cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.

Các bạn vừa tham khảo xong nội dung chi tiết soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ lớp 8 Chân trời sáng tạo. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi đọc hiểu cuối bài các em sẽ nắm được kiến thức cơ bản về văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ một cách dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM