Hướng dẫn soạn văn 7 Chuyện cơm hến SGK Kết nối tri thức bằng cách gợi ý trả lời NGẮN GỌN NHẤT tất cả câu hỏi trong bài học: Trước khi đọc, đọc văn bản, sau khi đọc, viết kết nối với đọc.
Soạn văn 7 Chuyện cơm hến KNTT
Gợi ý trả lời các câu hỏi Soạn bài Chuyện cơm hến trang 111 - 116 SGK Ngữ văn 7 tập 1, Kết nối tri thức ngắn gọn vẫn đảm bảo đầy đủ ý, dựa trên sách giáo viên.
Trước khi đọc
Câu 1 trang 111 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
Mỗi vùng miền trên thế giới đều có nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.
Trả lời
Mỗi quốc gia ở trên thế giới đều có tất cả những nền ẩm thực luôn sẽ mang đặc trưng riêng biệt; cùng tạo nên bản sắc văn hóa luôn độc đáo không thể lẫn với bất kỳ một đất nước nào khác. Những món ăn luôn nổi tiếng; ví như: Bún Thang (Việt Nam), Sushi (Nhật Bản); bibimbap (cơm trộn Hàn Quốc), hay somtam (gỏi đu đủ Thái-lan)…
Câu 2 trang 111 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món nào?
Trả lời
- Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em:
+ Em sẽ chọn cốm
+ Em sẽ giới thiệu về phở
=> Đó là những món ăn đặc trưng cho nét văn hóa ẩm thực Hà Nội
Đọc văn bản
Để giúp các em Soạn bài Chuyện cơm hến thật dễ dàng, Đọc tài liệu tổng hợp gợi ý trả lời các câu hỏi phần Đọc văn bản cho các em học sinh tham khảo.
1. Theo dõi: Chú ý nét riêng trong khẩu vị của người Huế
Trả lời
Phải nêm đủ vị mặn, lạt, chua, cay, ngọt bùi
2. Suy luận: Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó
Trả lời
- Tác giả là người Huế
- Chi tiết: Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, …
3. Theo dõi: Chú ý câu văn nêu ý kiến riêng của tác giả về món ăn đặc sản.
Trả lời
- “Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”.
4. Theo dõi: Chú ý nguyên liệu làm cơm hến trong văn bản Chuyện cơm hến.
Trả lời
Hến, bún tàu, măng khô, thịt heo thái chỉ, rau sốngg, môn bạc hà, khế, rau thơm, giá trần, bông vạn thọ vàng.
5. Theo dõi: Chú ý vị thứ mười lăm của cơm hến.
Trả lời
Vị thứ mười lăm của cơm hến là lửa.
Sau khi đọc
Sau khi đã đọc văn bản, các em sẽ trả lời các câu hỏi sau khi đọc để Soạn bài Chuyện cơm hến ngắn nhất, đủ ý nhất.
Câu 1 trang 115 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?
Trả lời
Cơm hến là món ăn bình dân vì nó được làm từ những nguyên liệu bình dân, phù hợp với nhiều con người, đó là cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn
- Về nguyên liệu: ruột hến, cơm nguội, miến, măng khô, rau sống, thịt heo – những thứ đơn giản, dễ kiếm, có thể được tận dụng – trở thành những vị chủ đạo của món cơm hến
- Về gia vị: rẻ và dễ kiếm như da heo, tóp mỡ, ớt, muối, mè, đậu phộng, ruốc, bánh tráng…
- Về người bán: bán rong trên đường phố, bất cứ ai cũng có thể ăn, người nghèo cũng ăn được vì nó phù hợp với túi tiền của tất cả mọi người
=> Đây là một món ăn bình dân từ nguyên liệu cho đến cách ăn
Câu 2 trang 115 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
Món cơm hến cho thấy gì trong phong cách ăn uống của người Huế?
Trả lời
Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế: ăn cay - "cay dễ sợ", "cay chảy nước mắt". Có nhiều người vẫn chưa thấy thỏa thích với độ cay ban đầu của cơm hến mà cần gọi thêm một trái ớt tươi,…
Mặt khác, món cơm hến là kết quả của một nghệ thuật chế biến tỉ mỉ, cầu kì rất đặc trưng của người Huế.
=> Qua món cơm hến, ta thấy người Huế đã nâng một món ăn bình dân lên thành nghệ thuật ẩm thực
Câu 3 trang 115 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?
Trả lời
Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn.
Câu 4 trang 116 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
Theo em, Tại sao tác giả cho rằng: món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa?
Trả lời
Theo em, tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì nó phải giống ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”. Tác giả cho rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng để bảo toàn di sản.
Tác giả đã viết “tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản”. Di tích văn hóa ghi dấu ấn lịch sử của một thời. Vì thế, để giữ gìn truyền thống văn hóa, cần bảo tồn nguyên trạng những nét xưa. Món ăn cũng vậy, nếu bảo tồn được nét xưa sẽ bảo tồn được truyền thống, pha tạp sẽ mất đi hồn cốt.
=> Đối với tác giả, món cơm hến đúng điệu phải bảo tồn nguyên liệu và cách chế biến.
Câu 5 trang 116 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
Hình ảnh các chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi suy nghĩ gì về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân địa phương?
Trả lời
Sau khi Soạn bài Chuyện cơm hến em thấy:
- Hình ảnh chị bán hàng: đây là hình ảnh của người bán hàng trên phố, nghèo nhưng không lam lũ, khổ sở mà vẫn có cái tươm tất, tề chỉnh của một người dù là dân lao động nhưng vẫn giữ cốt cách nền nã của người cố đô. Mặc dù món cơm hến chị bán rất rẻ nhưng bát cơm hến vẫn đủ vị, như thể người bán không đặt lời lãi lên hàng đầu. => Hình ảnh chị và gánh hàng trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Huế
- Hình ảnh bếp lửa: vừa thực vừa mang tính tượng trưng, được dùng để kết thúc tác phẩm, gợi ra những hàm nghĩa sâu sắc: một bếp lửa chắt chiu, ấp ủ đi trong mưa suốt mùa đông, bền bỉ theo bước chân người.
+ Bếp lửa cũng tượng trưng cho ý thức gìn giữ nét văn hóa cổ truyền ở những người bình dân như chị bán hàng
+ Là ngọn lửa mà tác giả gọi là vị thứ 15 của món cơm hến. Nó giữ cho nước dùng hến được nóng, không có nó không thành món cơm hến đúng vị. Là “vị” của tình cảm con người với nghề, của ý thức nỗ lực giữ gìn chất Huế, là “vị” của tâm hồn, là “vị” của niềm tin vào những điều không dễ mất trong cuộc sống
Câu 6 trang 116 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
Tìm Những từ ngữ cho thấy lời văn như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc
Trả lời
Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc: Người Huế thích dùng mướp đắng lúc còn xanh; nấu canh phải duống nồi nước sôi xuống để thả mướp vào mới đảm bảo là đắng, lại còn bóp mướp sống làm món nộm, đắng một cách tuyệt vời!; còn bạn nhậu người Quảng đều né hết, vì đắng không chịu nổi; Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan, càng nói càng “suớng miệng”: cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc ói,…; Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui; Người “máu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp!; nghe tiếng rao cơm hến tôi thấy xúc động tận chân răng…
Câu 7 trang 116 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT
Em Cảm nhận về cái tôi của tác giả thể hiện trong Chuyện cơm hến?
Trả lời
Cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến là cái tôi công dân có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, biết trân trọng những truyền thống văn hóa – lịch sử, yêu tha thiết quê hương, gắn bó với quê hương từ những điều nhỏ nhất.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống
Gợi ý
Sau khi Soạn bài Chuyện cơm hến, em có thể viết đoạn văn theo 3 gợi ý chính dưới đây:
- Nét sinh hoạt truyền thống văn hóa đó là gì?
- Nét sinh hoạt, truyền thống văn hóa đó có gì đặc biệt?
- Em có cảm nhận gì về nét sinh hoạt, truyền thống văn hóa đó?
Bài mẫu
Giữa lòng thủ đô Hà Nội đầy tấp nập thì đâu đó vẫn có những quán hàng bày bán cốm non. Hương cốm non của đồng quê phả vào trong cơn gió bay ngào ngạt giữa không gian. Từng người bán hàng tay nhanh nhẹn và khéo léo gói những gói cốm nhỏ cho người mua. Góc phố Hà Nội mùa thu thì việc ăn cốm làm cho con người có thể cảm nhận được vị dẻo thơm của hạt gạo theo một nét rất riêng. Dường như Cốm đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu của mảnh đất ngàn năm văn hiến, nó không chỉ là một thứ quà ăn vui miệng mà còn níu giữ tâm hồn của những người con Hà Nội.
Tác giả tác phẩm Chuyện cơm hến
1. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
- Năm 1978 ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam
- Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt
- Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
- Phong cách nghệ thuật: Tác phẩm của ông ca ngợi vẻ đẹp của đất nước,con người khắp khắp tổ quốc đặc biệt là Huế
- Tác phẩm chính: Rất nhều ánh lửa (1979), Ai đặt tên cho dòng sông? (1984), Huế
- Di tích và con người (2001), Miền cỏ thơm (2007)
2. Tác phẩm Chuyện cơm hến
Giúp khái quát nội dung cho phần Soạn bài Chuyện cơm hến, Đọc tài liệu tổng hợp các thông tin khái quát như sau về tác phẩ:
a. Khái quát về thể loại tản văn
- Tản văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc.
- Người viết tản văn thường dựa trên một vài nét chấm phá về đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình.
- Tản văn khá tự do trong cách thể hiện, có sự kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu…
- Ngôn từ của tản văn gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự…
b. Hoàn cảnh sáng tác
Văn bản Chuyện cơm hến trích từ tác phẩm Huế
- Di tích và con người (2001).
c. Bố cục
Bố cục của văn bản Chuyện cơm hến được chia thành 3 phần, bao gồm:
- Phần 1 (Từ đầu ….trước khi ngủ): Khẩu vị của người Huế
- Phần 2: (Tiếp theo…bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít): Giới thiệu cơm hến
- Phần 3: (Còn lại): Ký ức của tác giả về món cơm hến
d. Tóm tắt văn bản Chuyện cơm hến
Người Huế thích ăn cay, đắng mà người vùng khác khó ăn được. Huế có đặc sản là cơm Hến mà ít nơi nào có được .Một món ăn làm từ cơm nguội sau được biến tấu thành bún hến. Tác giả cũng có kỉ niệm về món ăn này khi đến Huế
Đọc hiểu văn bản
1. Khẩu vị của người Huế
- Người Huế có khẩu vị rất dễ: chua, cay, ngọt, đắng không chê vị nào
- Đặc biệt ăn đắng giỏi khiến người xứ khác phải sợ + Thích dùng mướp đắng khi còn xanh + Dân Huế vừa húp vừa khen,còn bạn nhậu Quảng né hết vì đăng không chịu được
- Người Huế thích ăn cay:
+ Cay dễ sợ
+ Cay tối mắt tối mũi
+ Cay toát mồ hôi
+ Cay chảy nước mắt
→ Khẩu vị của người Huế rất đặc biệt, khác biệt với các vùng miền, qua đó thể hiện nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của xứ Huế.
2. Đặc sản cơm hến
Sau khi Soạn bài Chuyện cơm hến em thấy rằng:
- Hến ở Huế ngon nhất là hến cồn, dân gian chỉ gọi nôm na là Cồn Hến
- Món ăn dân dã nhưng hương vị khó đâu mà có được: + Hà Nội, Sài Gòn có cả cơm hến, tôi đã xem nhưng đều là nghêu xắt nhỏ, không phải hến + Loại cơm này rất đặc biệt từ cơm nguội
- Thành phần cơm hến bao gồm:
+ Cơm nguội
+ Hến xắt nhỏ + Bún tàu, măng khô, thịt heo thái chỉ
- Tác giả bất bình khi thấy cơm hến bị "cướp bản quyền”
- Tác giả phải là người sành ăn và yêu thích món ăn mới tả chi tiết về món ăn
- Tác giả có một kỉ niệm đặc biệt về món ăn dân dã này:
+ Một tô cơm hến bằng tất cả tâm hồn
+ Nhiều thứ trong một bát cơm nhỏ
+ Mấy trăm đồng bạc
+ Nói như cậu …còn chi là Huế
→ Cơm hến không đơn thuần chỉ là một món ăn, mà chứa đựng cả tình người, sự yêu nghề của người dân xứ Huế.
3. Tổng kết
* Về nội dung
Tác phẩm giới thiệu về món ăn dân dã, nhưng là đặc sản của xứ Huế mà ít có nơi nào có được hương vị đó, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết và sự am hiểu tường tận của tác giả với nơi đây.
* Về nghệ thuật
- Biện pháp liệt kê
- Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Xem thêm
- Soạn bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 110 tập 1 KNTT
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 tập 1 KNTT
- Soạn bài Hội Lồng Tồng lớp 7
- Soạn bài Viết văn bản tường trình lớp 7
- Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại
- Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 126
-/-
Trên đây là toàn bộ nội dung phần Soạn bài Chuyện cơm hến lớp 7 KNTT do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn, hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em hiểu hơn về văn bản, từ đó giúp các em soạn văn 7 Kết nối tri thức hay hơn mỗi ngày.