Chính tả (Nghe - viết): Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực

Xuất bản: 18/07/2019 - Tác giả:

Soạn bài Chính tả (Nghe - viết): Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực trang 6 tuần 19 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 giúp các em ôn luyện lại kiến thức âm, vần khó: r, d, gi.

Soạn bài Chính tả Nghe viết Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực lớp 5 trang 6 SGK cho các em học sinh luyện tập phản xạ, ghi nhớ cách sử dụng các âm khó: r, d, gi cùng các vần o, ô, các thanh ?, ~ trong bài nghe và các bài tập.


Kiến thức cần nhớ

Phân biết âm đầu r/d/gi

- r: ra vào, nốt nhạc rê, ráng lên (cố lên), tan rã, rung động, mặt rỗ, rạng đông, sầu riêng, nở rộ,…

- d: làn da, con dê, hình dáng, con dã tràng, ung dung, dỗ dành, hình dạng .,…

- gi: gia đình, Chúa Giê-su, một cú trời giáng, giã gạo, ăn giỗ, giá như,…

Phân biệt âm chính o/ô

- Âm chính o: rõ ràng: to nhỏ, nho nhỏ, con thỏ, vòng vo, phong ba, tô màu,…

- Âm chính ô: cá rô, mô tô, trồng cây, sông hồng, nông nổi, trôi dạt, tôi vôi, hôi hám, phôi pha,…

Phân biệt ?(dấu hỏi)/ ~ (dấu ngã)

- Dấu hỏi: câu hỏi, mệt mỏi, củ tỏi, học lỏm, chỏm tóc, cổng mặt trời, lêu lổng, năng nổ,…

- Dấu ngã: xã hội, giận dỗi, có lỗi, nhàn nhã, nước lã, giã gạo, ngõ nhỏ,….

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 (tr. 6 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Nghe - viết:

Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực

Câu 2 (tr. 6 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài thơ sau. Biết rằng:

1) Chữ r, d hoặc gi.

2) Chữ o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp).

Tháng giêng của bé

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh (1)...ấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết tr(2)...n tìm

Cây đào trước cửa lim (1)...im mắt cười

Quất g(2)...m từng hạt nắng (1)...ơi

Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ

Tháng (1)...êng đến tự bao giờ?

Đất trời viết tiếp bài thơ ng(2)...t ngào.

Trả lời:

Bài thơ sau khi hoàn chỉnh như sau:

Tháng giêng của bé

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

Quất gom từng hạt nắng rơi

Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ

Tháng giêng đến tự bao giờ?

Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.

Câu 3. (tr. 7 sgk Tiếng Việt 5 tập 2)

a) Tìm tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi thích hợp với mỗi chỗ trống ?

Làm việc cho cả ba thời

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:

- Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?

Bác nông dân đáp:

- Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

Ve nghĩ mãi không ...., lại hỏi:

- Thế nào là làm việc cho cả ba thời?

Bác nông dân ôn tồn giảng ....:

- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ ...... Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là .... dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

b) Tìm vần chứa o hay ô thích hợp với mỗi ô trống. Giải câu đố.

- Hoa gì đơm lửa rực h....

Lớn lên hạt ng.... đầy tr... bị vàng?

- Hoa nở trên mặt nước

Lại mang hạt tr.... mình

Hương bay qua hồ r....

Lá đội đầu mướt xanh.

Trả lời:

a) Đoạn văn sau khi hoàn thành điền chỗ trống được viết lại như sau:

Làm việc cho cả ba thời

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:

- Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?

Bác nông dân đáp:

- Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

Ve nghĩ mãi không ra, lại hỏi:

- Thế nào là làm việc cho cả ba thời?

Bác nông dân ôn tồn giảng giải:

- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

b) Các câu đố đã cho được viết lại đầy đủ như sau:

- Hoa gì đơm lửa rực hồng

Lớn lên hạt ngọc đầy trong bị vàng?

- Hoa nở trên mặt nước

Lại mang hạt trong mình

Hương bay qua hồ rộng

Lá đội đầu mướt xanh.

***

Soạn bài Chính tả nghe viết Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực lớp 5 trang 6 SGK giúp các em học sinh có những hồi tưởng kiến thức, phản xạ với các âm, vần khó như r, d, gi trong phát âm và sử dụng hàng ngày.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM