Chính tả: Dế mèn bênh vực kẻ yếu

Xuất bản: 30/07/2019 - Tác giả:

Soạn bài chính tả: Dế mèn bênh vực kẻ yếu trang 5 SGK Tiếng Việt 4 với các thông tin lưu ý về cách viết bài, cách phân biệt các âm, vần dễ nhầm lẫn và gợi ý trả lời các câu hỏi, câu đố phần luyện tập

Soạn bài Chính tả: Dế mèn bênh vực kẻ yếu lớp 4 trang 5 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn bao gồm: Nội dung bài chính tả, kiến thức Tiếng Việt cần nhớ để viết và làm bài: phân biệt l/n, ang/an, gợi ý trả lời câu hỏi, câu đố sách giáo khoa trang 5, 6.

Soạn bài chính tả: Dế mèn bênh vực kẻ yếu trang 5 SGK Tiếng Việt 4


Nội dung bài chính tả Dế mèn bênh vực kẻ yếu

Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng manh như cánh bướm non, lại ngắn chùn chũn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.

Kiến thức cần nhớ

1. Phân biệt l/n

- Một số từ bắt đầu bằng l: lấp lánh, lung linh, chói lóa, loang loáng, lẫn lộn, lòa xòa, lí lắc, cây liễu, loảng xoảng, loằng ngoằng, lỉnh kỉnh,…
- Một số từ bắt đầu bằng n: chắc nịch, nóng nảy, nóng nực, nảy nở, nung nấu, ánh nắng, ăn năn, ảo não, áy náy,….

2. Phân biệt an/ang

- Một số từ có chứa vần an: nhà sàn, lan can, lan man, lãng mạn, mạn thuyền, buông màn, ngày tàn, tràn lan, thanh thản, ngăn cản, gian nan,….
- Một số từ có chứa vần ang: lang thang, sang sảng, tang tảng sáng, cái hang, hoang mang, dáng vẻ, hoảng loạn,….

Gợi ý làm bài tập trang 5, 6 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Câu 1 (trang 5 sgk Tiếng Việt 4) : Nghe viết " Dế Mèn bênh vực kẻ yếu   (từ " Một hôm … " đến "vẫn khỏe")

Gợi ý trả lời

Em nhờ người thân hoặc bạn đọc, em viết và ngược lại em đọc bạn viết, kiểm tra cho nhau

Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt 4) : Điền vào chỗ trống đoạn văn, câu văn, câu thơ đã cho

Gợi ý trả lời

a) l hay n như sau:

"không ... lẫn chị ... nở nang ... béo lẫn ... chắc nịch. Đôi lông mày ... lòa xòa ... làm cho..."

b) an hay ang

- Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi.
- Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
- Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.

Câu 3 (trang 6 sgk Tiếng Việt 4) : Giải các câu đố

a) Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n

Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây
Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào

Đáp án: Cái la bàn

b) Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hay ang?

Hoa gì trắng xóa núi đồi
Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân?

Đáp án: Hoa ban

***

Soạn bài Chính tả: Dế mèn bênh vực kẻ yếu trang 5 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu chia sẻ chi tiết phía trên, hi vọng các em sẽ tìm hiểu bài thật tốt trước khi lên lớp và thực hành viết chính tả.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM