Soạn bài Cây sồi mùa đông lớp 8 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 13/10/2023 - Cập nhật: 24/10/2023 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Cây sồi mùa đông, trả lời các câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu nội dung văn bản Cây sồi mùa đông trang 33 - 37 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Đọc Tài Liệu cung cấp nội dung hướng dẫn chi tiết soạn bài Cây sồi mùa đông, tham khảo cách trả lời các câu hỏi đọc hiểu nội dung văn bản Cây sồi mùa đông trang 33 - 37 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Cây sồi mùa đông Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn đọc bài

Trả lời các câu hỏi trang 36,37 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Xác định đề tài và nêu nội dung bao quát của văn bản.

Trả lời:

- Đề tài của văn bản Cây sồi mùa đông: sự hiểu biết, trận trọng của giáo viên với học sinh; tình yêu thiên nhiên, sự kết nối giữa con người với thiên nhiên.

- Nội dung bao quát của văn bản: Truyện kể về chú bé Xa-vu-skin thường đi học muộn và câu trả lời (được cho là sai) của em trong tiết học từ vựng của cô An-na Va-xi-li-ép-na khi em nhất quyết khẳng định “cây sồi mùa đông” là danh từ. Điều này khiến cho cô giáo muốn tìm hiểu lí do đi học muộn của cậu bé. Sau chuyến đi vào rừng cùng chú bé Xa-vu-skin, cô giáo đã hiểu lí do chú bé chọn đi con đường rừng để đến trường dù đường đó xa hơn, khiến em thường xuyên đi học muộn và vì sao cậu bé khăng khăng cho rằng “cây sồi mùa đông” là danh từ. Đồng thời, cô phát hiện được vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng, nhân hậu, yêu thiên nhiên, trân trọng mọi sự sống. Từ đó, cô đã tự phê phán những bài giảng khô khan, chưa hiểu hết vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ cũng như vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống.

Câu 2: Nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện tình cảm mà cậu bé Xa-vu-skin đã dành cho cây sồi và loài vật trong khu rừng. Điều này góp phần thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?

Trả lời:

Chi tiết tiêu biểu thể hiện tình cảm mà cậu bé Xa-vu-skin đã dành cho cây sồi và loài vật trong khu rừng là:

- Giới thiệu về cây sồi theo cách hết sức yêu thương, tự nhiên như giới thiệu một người quen cũ của mình với cô giáo: “Nó đây này, cây sồi mùa đông”.

- Hành động bới tuyết, đưa cô giáo đi thăm hỏi thế giới bé nhỏ sống dưới gốc cây sồi mùa đông: con nhái, bọ dừa, thằn lằn, rệp cây.

- Cảm giác buồn, cúi đầu xuống khi cô giáo An-na Va-xi-li-ép-na bảo chú bé phải đi học bằng đường nhựa, không được đi tắt qua rừng để thăm cây sồi và các loài sinh vật. Khi cô giáo nói chú bé có thể được đi tắt qua rừng, Xa-vu-skin không dám hứa với cô em sẽ không đi học trễ. Vì em hiểu, mỗi khi đi qua con đường này, tình yêu dành cho cây sồi và các loài vật sẽ níu chân em lại.

- Lời dặn cô An-na Va-xi-li-ép-na khi gặp các con thú có sừng trên đường về: Cô chỉ cần giơ gậy làm nó sợ thôi, không nên đánh nó, nó sẽ “giận và bỏ rừng đi biệt mất”. Lời dặn này thể hiện tình yêu, sự lo lắng, quan tâm mà chú bé dành cho các loài vật.

Những chi tiết này góp phần thể hiện nét tính cách yêu thương động vật, thực vật của nhân vật chú bé Xa-vu-skin:

- Là một người giàu lòng yêu thương và yêu thiên nhiên.

- Tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ, hài hòa với thiên nhiên kì diệu.

- Tấm lòng nhân hậu, yêu thương từ những động vật bé nhỏ, bình thường nhất cho đến cây sồi hùng vĩ, cao lớn.

- Tinh tế, biết cách lo lắng, quan tâm, dịu dàng, chu đáo (thể hiện rõ nhất qua chi tiết đứng từ xa để bảo vệ cho cô giáo sau giây phút cô trò chia tay nhau).

Câu 3: Vì sao ở phần cuối truyện, cô An-na Va-xi-li-ép-na bỗng hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải là cây sồi mùa đông” và gọi Xa-vu-skin là “chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn của tương lai”

Trả lời:

Ở phần cuối truyện, cô An-na Va-xi-li-ep-na "bỗng hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải là cây sồi mùa đông" và gọi Xa-vu-skin là "chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn của tương lai" vì những điều kì diệu trong khu vườn đều được tạo ra bởi cậu bé chứ không phải cây sồi giữa mùa đông. Tất cả những điều này đều được chú bé tạo lên không chỉ bây giờ mà trong tương lai là những con số bí ẩn từ chú mà cô giáo phải thốt lên điều tuyệt vời ẩn trong đó.

Câu 4: Thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc qua câu chuyện này là gì?

Trả lời:

Thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc qua câu chuyện này: Sứ mệnh của giáo dục là cần nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn của học sinh đồng thời con người cần sống hài hòa với thiên nhiên, nâng niu mọi sự sống.

Các bạn vừa tham khảo xong nội dung chi tiết soạn bài Cây sồi mùa đông lớp 8 Chân trời sáng tạo. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi đọc hiểu cuối bài các em sẽ nắm được kiến thức cơ bản về văn bản Cây sồi mùa đông một cách dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM