Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích

Xuất bản: 29/07/2018 - Cập nhật: 17/01/2023 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích bài 26 Ngữ văn 7, trả lời câu hỏi trang 84 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích được biên soạn chi tiết giúp em bước đầu hiểu và nắm được cách làm một bài văn lập luận giải thích thông qua đề tài mẫu trong sách giáo khoa.

Với những hướng dẫn chi tiết các bước làm đề văn giải thích một câu tục ngữ cho trong SGK dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

      Cùng tham khảo...

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích chi tiết

I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích

Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

- Với tục ngữ thì có:

+ Nghĩa đen.

+ Nghĩa bóng.

- Cần tra từ điển để hiểu nghĩa: sự khôn ngoan là do từng trải.

- Cần giải thích sâu hơn:

+ Quan hệ nghĩa đen đến nghĩa bóng.

+ Nội dung lời khuyên hướng tới khát vọng của người nông dân.

- Tìm những thành ngữ, những câu tục ngữ tương tự ý nghĩa.

+ Đi cho biết đó biết đây.

+ Ếch ngồi đáy giếng

2. Lập dàn bài

a) Mở bài: Giới thiệu ý nghĩa câu tục ngữ:

- là kinh nghiệm

- là khát vọng

b) Thân bài:

(1) Nghĩa đen: Đi một ngày đàng học được nhiều tri thức của nhân loại.

(2) Nghĩa bóng:

-  Kinh nghiệm về nhận thức.

-  Đó là kinh nghiệm:

+ đi nhiều hiểu lắm.

+ phải mở rộng tầm hiểu biết.

(3) Nghĩa sâu:

- Liên hệ với một câu tục ngữ cùng đề tài

- So sánh để rút ra:

+ Đây là chân lí

+ Đây còn là khát vọng.

c) Kết bài: Ý nghĩa với hôm nay càng có giá trị.

3. Viết bài

a) Mở bài theo ba cách:

- Trực tiếp.

- Đối lập hoàn cảnh hạn hẹp của người nông dân xưa với khát vọng mở rộng tri thức.

- Từ chung tới riêng:

+ Có nhiều câu tục ngữ, ca dao cùng đề tài

+ Đây là câu thâm thía nhât.

b) Thân bài: Nên có ba đoạn bởi có hai nghĩa ở dàn bài.

(1) Nghĩa đen:

- Là một kinh nghiệm.

- Đi ngày đàng thời xưa, chỉ có thể chừng 40, 50 km; có nghĩa là đến một địa phương làng, xã khác.

- Đi xa như vậy mới học được những điều mới mẻ ở làng xã khác “sàng khôn”.

(2) Nghĩa bóng:

- Là quy luật: đi xa nếu chịu học thì trí được khôn ra.

- Những cuộc tham quan, du lịch giúp chúng ta “khôn” ra rất nhiều.

(3) Nghĩa sâu:

- Thể hiện khát vọng của người nông dân xưa.

- Là lời khích lệ, ước vọng thầm kín

c) Kết bài

4. Đọc và sửa chữa

- Sửa phần bố cục.

- Sửa ý nghĩa ba phần đã phù hợp với đề bài chưa?

- Sửa từ, câu, đoạn văn.

II. Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích phần Luyện tập

Yêu cầu: Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho đề bài trên.

Trả lời: 

Tham khảo một số cách kết bài dưới đây:

(1) Xã hội không ngừng vận động và phát triển vì vậy câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" càng trở nên giá trị hơn bao giờ hết. Câu tục ngữ như kim chỉ nam hướng chúng ta tới những trải nghiệm thực tế thông qua việc đi đây đó, giao tiếp với mọi người để học hỏi điều hay lẽ phải. Với sự hiểu biết và kiến thức sẽ tạo ra những thành quả vượt bậc cũng như cách sống cao đẹp.

(2) "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là một chân lí sống sâu sắc và tiến bộ không chỉ trong thời trước mà cả trong thời đại ngày nay nữa. Khi thế giới đang ngày càng có xu hướng mở rộng giao lưu thì với mỗi cá nhân việc đi để mà học lấy những cái khôn lại càng trở nên cần thiết, nhất là đối với những người trẻ tuổi. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta càng cần phải "đi cho biết đó biết đây" để mà giao lưu, mà học hỏi, để học tập và làm việc tốt hơn.

(3) 

Nhân dân ta ngày xưa đã đúc kết kinh nghiệm về việc “học khôn” cho chúng ta. Nếu đi nhiều, học hỏi nhiều thì túi khôn cũng sẽ nhiều. Đó là khát vọng được mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết nhưng cũng là một con đường học khôn thật hấp dẫn, thật tự nhiên. Hãy tiếp xúc nhiều và sàng lọc những điều khôn, kiến văn của chúng ta sẽ dồi dào hơn, sâu sắc hơn.

(4) Bài học đã được nhân dân ta đúc kết trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa người ta mong ước được đi đây, đi đó để vượt ra khỏi cái không gian chật trội của làng của xã. Ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người lại càng nhất thiết phải học hỏi, giao lưu. Đi nhiều “ngày đàng” để học lấy nhiều “sàng khôn” hơn nữa nếu không muốn đất nước mình tụt hậu, đó là trách nhiệm của mọi người và của bản thân mỗi chúng ta.

-/-

// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 7 bài Cách làm bài văn lập luận giải thích (bài 26 SGK Ngữ văn 7) trên đây sẽ giúp các bạn hiểu và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM