Soạn bài Buổi học cuối cùng Ngữ Văn 7 Cánh Diều

Xuất bản: 12/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Buổi học cuối cùng với hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong phần Chuẩn bị, câu hỏi trong bài và cuối bài đọc hiểu trang 21-26 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều.

Soạn bài Buổi học cuối cùng Ngữ Văn 7 Cánh Diều chi tiết

Trả lời các câu hỏi chuẩn bị, đọc hiểu và cuối bài sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung mà truyện Buổi học cuối cùng muốn truyền đạt.

1. Chuẩn bị

Trả lời câu hỏi trang 21 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

* Thông tin về nhà văn An-phông-xơ Đô-đê

- An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897), nhà văn Pháp và là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. Ông sinh ra ở miền Nam nước Pháp. Khi hôn nhân của bố mẹ đổ vỡ, ông theo chân cha đến Paris và được nhận vào làm ký giả cho tờ Figaro vào năm 12 tuổi

- Ông bắt đầu viết từ năm 14 tuổi, sau này gặt hái được nhiều thành công và được đông đảo bạn đọc yêu mến. Ông đạt đến danh vọng trong làng văn chương Pháp qua giải thưởng Văn chương Pháp với quyển "Fromont Cháu Trẻ và Cụ Riler" (1874).

- Những năm sau ông viết nhiều tiểu thuyết cũng thành công không kém, qua các đề tài xã hội của một nước Pháp dân chủ thay thế cho chế độ quân chủ. Ðó là các tác phẩm "Những Vị Vua Lưu Vong", và "Le Nabab", mô tả những nhà triệu phú mới của thế hệ.

* Bối cảnh của truyện là thời kì sau chiến tranh, hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị nhập vào nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này bị bắt bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng Đức. Bối cảnh riêng của câu chuyện là quang cảnh và diễn biến của buổi học tiếng Pháp cuối cùng.

2. Câu hỏi đọc hiểu

Với việc trả lời các câu hỏi trong bài, các em sẽ nắm được những ý chính, cũng như nghệ thuật được sử dụng trong Buổi học cuối cùng Ngữ Văn 7 tập 1 sách Cánh Diều

Câu 1 trang 21 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Chú ý người kể ngôi thứ nhất và tác dụng của ngôi kể này

Trả lời

- Người kể ngôi thứ nhất là: nhân vật Phrăng - xưng tôi.

- Tác dụng của ngôi kể thứ nhất: giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn, nhân vật Phrăng  bộc lộ tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn và người đọc hiểu rõ về nhân vật Phrăng hơn.

Câu 2 trang 22 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Từ sự khác thường của buổi học, dự đoán về sự kiện xảy ra

Trả lời

- Dự đoán các sự kiện xảy ra:

+ Thầy sẽ nhắc nhở lớp về tiết học cuối cùng.

+ Thầy sẽ tiến hành bài dạy cuối cùng.

+ Thầy chia tay các học trò của mình.

+ Học trò chia tay thầy.

Câu 3 trang 22 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Chú ý không khí lớp học; cách ăn mặc và thái độ khác thường của thầy Ha-men

Trả lời

- Không khí lớp học: có cái gì đó khác thường và trang trọng; cuối lớp dân làng ngồi lặng lẽ như chúng tôi…ai nấy đều buồn rầu

- Cách ăn mặc của thầy Ha-men: thầy mặc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, cái mũ tròn bằng lụa đen

- Thái độ khác thường của thầy Ha-men: thay vì giận dữ như mọi ngày thì thầy ân cần, nhẹ nhàng “ Phrăng vào chỗ nhanh lên con”, “các con ơi…mong các con hết sức chú ý”.

Câu 4 trang 23 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Chú ý sự đối lập trong cảm nhận của Phrăng về những cuốn sách

Trả lời

- Sự đối lập trong cảm nhận của Phrăng  về những cuốn sách:

+ Ban đầu còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế.

+ Giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ.

Câu 5 trang 23 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Tại sao thầy Ha-men lại nói: con bị trừng phạt như thế là đủ rồi...?

Trả lời

- Thầy Ha-men lại nói: “…con bị trừng phạt thế là đủ rồi…” là bởi vì:

+ Trước đây khi dạy học thì thầy Ha- men hay phạt, vụt thước kẻ để bắt các học trò học bài trong đó có Phrăng.

+ Thầy Ha-men thấy được Phrăng đang hối hận, nuối tiếc vì không học hành tử tế để giờ đây không đọc được thứ tiếng bản địa của mình.

Câu 6 trang 24 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Em có suy nghĩ gì về những dòng chữ in đậm: “khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”.

Trả lời

- Câu nói của thầy Ha-men khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báucủa mỗi dân tộc.

Xem trả lời chi tiết: Em có suy nghĩ gì về những dòng chữ in đậm này?

Câu 7 trang 24 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Cậu bé Phrăng băn khoăn điều gì về những con chim bồ câu trên mái nhà trường?

Trả lời

- Điều băn khoăn của Phrăng “Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?”

Xem trả lời chi tiết: Băn khoăn của cậu bé Phrăng gợi cho em những suy nghĩ gì?

Câu 8 trang 25 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều

Chú ý hình dáng, vẻ mặt của thầy Ha-men khi viết dòng chữ cuối cùng ở phần 5.

Trả lời

- Hình dáng: đứng trên bục, cầm hòn phấn và dằn mạnh hết sức… thầy đứng đó đầu dựa vào tường giơ tay ra hiệu “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”

- Vẻ mặt: tái nhợt, không nói hết câu.

3. Câu hỏi cuối bài - Soạn bài Buổi học cuối cùng sách Cánh Diều

Với những gợi ý chi tiết hướng trả lời câu hỏi cuối bài trang 26 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh Diều, theo link đính kèm dưới đây sẽ giúp các em có nhiều cách tiếp cận để hiểu bài hơn.

Câu 1.

Em hiểu thế nào về nhan đề Buổi học cuối cùng? Người kể lại câu chuyện là ai? Chỉ ra tác dụng của ngôi kể này.

Trả lời

- Nhan đề Buổi học cuối cùng: nói về buổi học tiếp Pháp cuối cùng của thầy trò Ha-men.

- Người kể lại câu chuyện là cậu bé Phrăng- xưng tôi. Giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn

Xem trả lời chi tiết: Nêu cách hiểu của em về nhan đề Buổi học cuối cùng

Câu 2. Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc hoạ từ những phương diện nào? Hãy nêu ra một số biểu hiện cụ thể trong văn bản.

Trả lời

- Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc hoạ từ những phương diện: hình dáng/ ăn mặc, nét mặt, lời nói, hành động.

+ Lời nói/ thái độ: thay vì giận dữ như mọi ngày thì thầy ân cần, nhẹ nhàng “ Phrăng vào chỗ nhanh lên con”, “các con ơi…mong các con hết sức chú ý”.

+ Hành động: đọc bài cho học sinh, kiên nhẫn giảng giải; chuẩn bị mẫu viết mới viết bằng chữ rông…

+ Hình dáng/ ăn mặc: thầy mặc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, cái mũ tròn bằng lụa đen; thầy đứng trên bục, cầm hòn phấn và dằn mạnh hết sức… thầy đứng đó đầu dựa vào tường giơ tay ra hiệu “Kết thúc rồi… đi đi thôi!”

+ Nét mặt: tái nhợt, không nói hết câu.

Xem trả lời chi tiết: Đặc điểm tính cách thầy Ha-men được nhà văn khắc họa từ những phương diện nào?

Câu 3. Phân tích một số chi tiết cụ thể (suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Ha-men và thái độ đối với việc học tiếng Pháp) để làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong “buổi học cuối cùng”.

Trả lời

- Suy nghĩ của nhân vật "tôi":

+ Cái đầu rỗng tuếch của em trước đó không có chỗ cho những cuốn sách, giờ đây những cuốn sách trở nên thân thiết như người bạn cố tri.

+ Nếu được chuộc lỗi dù chỉ một lần, một lần tỏ ra không phụ công thầy giáo

- Cách nhìn nhận thầy Ha-men:

+ Thầy mặc long trọng và trang nghiêm, bài giảng của thầy khúc chiết và trong sáng, thầy chuẩn bị đồ dùng dạy học kĩ càng. Thầy như muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình ngay một lúc vào đầu chúng tôi.

- Thái độ đối với việc học tiếng Pháp:

+ Chuẩn bị buổi học thì có ý định trốn đi chơi.

+ Khi nghe thầy nói buổi học cuối cùng được học tiếng Pháp thì Phrăng có phần ăn năn hối lỗi, phải dừng lại một môn học chỉ “mới biết viết tập toạng”…

+ Trong giờ ngữ pháp hôm nay, chính Phrăng đã kinh ngạc thấy mình sao lại hiểu nhanh đến thế.

Xem trả lời chi tiết: Phân tích một số chi tiết cụ thể để làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi

Câu 4. Đọc phần 5 của văn bản “Buổi học cuối cùng” liệt kê các chi tiết miêu tả thầy Ha-men (về hành động, ngôn ngữ, ngoại hình). Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc hoạ được tâm trạng gì của thầy Ha-men?

Trả lời

- Các chi tiết miêu tả thầy Ha-men:

+ Hành động: “cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!” và “đầu dựa vào tường”, “chẳng nói”, chỉ "giơ tay ra hiệu”, ...

+ Ngôn ngữ: “nghẹn ngào, không nói được hết câu”.

+ Ngoại hình: “người tái nhợt”.

- Các chi tiết này khắc hoạ thành công thầy Ha-men là người rất mực trân trọng buổi học cuối cùng.

Xem trả lời chi tiết: Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được điều gì về thầy Ha-men?

Câu 5. Câu chuyện đã gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm như thế nào? Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong truyện?

Trả lời

- Buổi học cuối cùng là một câu chuyện tự nhiên, chân thực và cảm động, chứa đựng ý nghĩa thật sâu xa.

- Thông qua Buổi học cuối cùng, mỗi người trong chúng ta ít nhiều đều tự ý thức bản thân phải giữ gìn tiếng mẹ đẻ, chịu khó học hỏi phát triển tiếng Việt vươn cao vươn xa ra thế giới. Yêu tiếng mẹ đẻ chính là yêu nước, phát triển tiếng mẹ đẻ chính là phát triển đất nước.

Xem trả lời chi tiết: Câu chuyện đã góp phần xây dựng, bồi dưỡng lòng yêu nước cho người đọc

Câu 6. Trong truyện “Buổi học cuối cùng”, em thích nhất nhân vật hoặc chi tiết, hình ảnh nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) giải thích lí do vì sao em thích.

Trả lời

- Trong truyện “Buổi học cuối cùng”, em thích nhất hình ảnh thầy giáo Ha-men "thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!” và “đầu dựa vào tường”, “chẳng nói”, chỉ "giơ tay ra hiệu”

- Hình ảnh thầy Ha-men thôi thúc trong em lòng yêu tiếng Việt, quý trọng các giờ học trên lớp cùng các thầy cô giáo và bồi dưỡng lòng yêu nước; thôi thúc em cố gắng học tập thật tốt, vươn cao vươn xa cùng bạn nè năm châu.

Tham khảo thêm:

-/-

Đọc tài liệu đã cùng các em trả lời toàn bộ câu hỏi trong phần soạn bài Buổi học cuối cùng Ngữ Văn 7 tập 1 (sách Cánh Diều). Hy vọng các em sẽ học tốt Ngữ Văn 7 với trọn bộ tài liệu Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM