1. Chuẩn bị
Yêu cầu:
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, những yêu cầu khi đọc văn bản nghị luận xã hội đã học ở các lớp trước (chú ý tới luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, các biện pháp nghệ thuật) đẻ vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Đọc trước văn bản Bàn về đọc sách, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Chu Quang Tiềm.
- Chuẩn bị ý kiến của em để trao đổi trước lớp về cách đọc sách hiệu quả.
Trả lời
- Thông tin về tác giả Chu Quang Tiềm:
+ Chu Quang Tiềm (1897-1986), tên khai sinh là Tự Mạnh Thực
+ Quê quán: Đông Thành- An Huy-Trung Quốc
+ Ông là nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
+ Ông là danh nhân lớn, học vấn cao, là tác giả của nhiều bài chính luận nổi tiếng.
+ Những tác phẩm, tập sách của Chu Quang Tiềm là nguồn tài liệu phong phú, mang trong đó văn phong trong sáng và có sức ảnh hưởng sâu rộng đối với thế giới học thuật và văn nghệ. Một số tác phẩm tiêu biểu của Chu Quang Tiềm như: “Tâm lí học văn nghệ”, “Bàn về thơ”, “Bàn về đọc sách” …
- Cách đọc sách hiệu quả:
+ Xác định mục đích đọc sách.
+ Xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu.
+ Xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách.
+ Đọc các bài bình luận về cuốn sách.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Tác phẩm nói về việc khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Đồng thời nói đến việc đọc sách cần có kế hoạch, mục đích để lựa chọn sách cũng như cách đọc một cách khoa học, hợp lí.Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1: Chú ý cách lập luận của tác giả khi đặt vấn đề.
Trả lời:
Tác giả đưa ra cách lập luận: “không chỉ… nhưng” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhằm nhấn mạnh việc đọc sách là vô cùng quan trọng.
Câu 2: Quan điểm của tác giả thể hiện như thế nào trong câu văn này?
Trả lời:
- Quan điểm của tác giả: đọc sách có mối quan hệ mật thiết, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Câu 3: Chú ý cách tác giả lật ngược vấn đề để khẳng định ý kiến.
Trả lời:
- Tác giả đưa ra những nguy hại:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, không biết nghiền ngẫm.
+ Sách nhiều khó lựa chọn, người đọc dễ lạc hướng, lãng phí thời gian.
+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung, phải đọc kĩ những cuốn thực sự có giá trị.
+ …
Câu 4: Cách lập luận của tác giả có gì thú vị?
Trả lời:
+ Tác giả diễn giải thông tin một cách thấu tình đạt lý,
+ Sử dụng các thành ngữ, phép so sánh liên tưởng thú vị
+ …
Câu 5: Tác giả thể hiện thái độ như thế nào trước việc đọc sách?
Trả lời:
- Không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm.
- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống.
-…
Câu 6: Chú ý câu văn, hình ảnh bộc lộ thái độ của tác giả.
Trả lời:
Câu văn, hình ảnh bộc lộ thái độ của tác giả:
- Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ đề trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý.
- Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
- …
Câu 7: Quan điểm của tác giả ở đây có mâu thuẫn với quan điểm đã nêu ở phần trước không? Vì sao?
Trả lời:
Quan điểm ở phần này không mâu thuẫn với quan điểm ở phần trước vì tác giả đã chia nhỏ các loại sách cho phù hợp với nhu cầu của người đọc
Câu 8: Chú ý tác dụng của những hình ảnh so sánh.
Trả lời:
- Làm cho lời văn sinh động, hấp dẫn hơn.
- Gợi ra sự liên tưởng, giúp người đọc dễ hình dung.
- …
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Xác định luận đề của văn bản Bàn về đọc sách. Để triển khai luận đề này, tác giả đã đưa ra những luận điểm nào?
Trả lời:
- Luận đề: Bàn về giá trị của sách và cách đọc sách.
- Luận điểm:
+ Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Những khó khăn, nguy hại trong việc đọc sách.
+ Phương pháp lựa chọn và đọc sách hiệu quả
Câu 2: Chỉ ra những lí lẽ trong phần (1) của văn bản. Nhận xét về những lí lẽ đó.
Trả lời:
- Sách chứa đựng nhiều tri thức từ ngàn đời.
- Sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống vì vậy nó là bách khoa toàn thư, là tài nguyên vô tận.
- Đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm, chuẩn bị hành trang để khám phá thế giới.
=> Lí lẽ thuyết phục, xác đáng hấp dẫn người đọc.
Câu 3: Trong phần (2), tác giả cho rằng “sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu
”, “sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng”. Để làm sáng tỏ lí lẽ này, tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào? Em có đồng ý các lí lẽ không? Vì sao?Trả lời:
- Để làm sáng tỏ, tác giả đưa ra các bằng chứng:
+ Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh” nhưng đọc nghiền ngẫm nên đã thấm vào xương tủy
+ Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là “hư danh nông cạn”
+ Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách vô thưởng vô phạt”
- Em đồng ý với các lí lẽ vì với những lí lẽ và bằng chứng cụ thể, đáng tin cậy tác giả đã hấp dẫn và thuyết phục được người đọc, người nghe.
Câu 4: Nội dung của phần (3) liên quan đến phần (1) và phần (2) như thế nào? Nêu lên một điều em tâm đắc nhất trong phần (3) và lí giải vì sao.
Trả lời:
- Nội dung của phần (3) có liên quan mật thiết với phần (1) và phần (2):
Người đọc sách phải biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách, các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay thì mới có phương pháp đọc sách phù hợp nhất.
- Điều em tâm đắc nhất trong phần (3):
“Đọc lướt qua 10 quyển không bằng đọc 10 lần một quyển” đọc thật kỹ nghiền ngẫm tư duy một quyển sách hay, đó chính là phương pháp đọc tốt nhất.
Câu 5: Văn bản Bàn về đọc sách thuyết phục người đọc bởi những lí do nào? Phân tích một số bằng chứng để khẳng định câu trả lời của em.
Trả lời:
- Văn bản thuyết phục người đọc bởi:
+ Hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc.
+ Bố cục chặt chẽ, hấp dẫn.
+ Sử dụng các hình ảnh giàu sức gợi cảm và hấp dẫn.
+ …
- Một số bằng chứng:
+ Tầm quan trọng của việc đọc sách; những thiên hướng sai lệch, khó khăn dễ mắc phải trong việc đọc sách hiện nay; và luận điểm thứ ba đó chính là bàn về phương pháp đọc sách và chọn sách.
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi, nuốt sống.
+ …
Câu 6: Từ những vấn đề được gợi ra trong văn bản, hãy nêu một ưu điểm và một hạn chế về việc đọc sách của bản thân em.
Trả lời:
- Ưu điểm:
+ Ham thích đọc sách, đọc được nhiều cuốn sách hay.
+ Sách đem lại cho chúng ta nhiều tri thức trong nhiều lĩnh vực.
+ …
- Hạn chế:
+ Còn ngại đọc những quyển sách dày, chưa chịu khó đọc kĩ các quyển sách.
+ Còn đọc lung tung, không đọc kĩ những cuốn thực sự có giá trị.
+ …