Soạn bài Bản sắc là hành trang

Xuất bản: 21/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Bản sắc là hành trang Ngữ Văn 10 Cánh Diều tập 2. Hướng dẫn soạn bài chi tiết với phần trả lời đầy đủ câu hỏi theo trình tự bài đọc hiểu trang 93-96 SGK.

Soạn bài Bản sắc là hành trang chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong phần Chuẩn bị, Đọc hiểu và Câu hỏi cuối bài Bản sắc là hành trang để hiểu rõ về một Văn bản nghị luận.

Chuẩn bị

- Suy đoán vấn đề xã hội được người viết đưa ra bàn luận: bản sắc dân tộc là hành trang trong công cuộc hội nhập phát triển.

- Ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nghị luận trên đã nêu lên: Nhắc nhở, kêu gọi mỗi cá nhân có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, không để những cái mới, sự hiện đại, hội nhập làm mất đi vẻ đẹp vốn có của truyền thống, dân tộc.

Đọc hiểu - Soạn bài Bản sắc là hành trang

Câu 1 trang 94 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Tỉ lệ các con số nói lên điều gì?

Trả lời

- Tỉ lệ các con số thể hiện sự chênh lệch lớn trong tỉ lệ giữa người với người trong vấn đề gìn giữ bản sắc dân tộc trong việc hội nhập trên toàn cầu

Câu 2 trang 94 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Câu nào nêu cách hiểu khái quát về bản sắc dân tộc? Những câu còn lại trong đoạn văn có tác dụng gì?

Trả lời

- Câu nêu cách hiểu khái quát về bản sắc dân tộc là: Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi tộc người khác trên thế giới.

- Những câu còn lại có tác dụng bổ sung ý, là dẫn chứng cụ thể cho câu trên.

Câu 3 trang 95 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Tác giả mượn hình ảnh chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu để nói về điều gì?

Trả lời

- Tác giả mượn hình ảnh chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu để nói về mối quan hệ giữa cái hiện đại và truyền thống, giữa cái riêng và cái chung.

Câu 4 trang 95 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Hai đoạn cuối phần (2) khẳng định thêm điều gì về bản sắc văn hóa?

Trả lời

- Hai đoạn cuối phần (2) khẳng định thêm về bản sắc văn hóa:

+ Bản sắc là một lợi thế để cạnh tranh.

+ Bản sắc văn hóa còn có thể bổ sung giá trị cho các hàng hóa và dịch vụ của chúng ta.

Câu 5 trang 95 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Kết bài, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

Trả lời

Kết bài, tác giả muốn nhấn mạnh sự "hòa nhập chứ không hòa tan" của mỗi cá nhân trên đất nước Việt Nam. Hãy tiếp thu, giao lưu với những văn hóa và thành tựu khoa học thuật tiên tiến của nhân loại, nhưng cũng biết rằng phải kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình

Xem trả lời chi tiết: Kết bài Bản sắc là hành trang, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

Câu hỏi cuối bài - Soạn bài Bản sắc là hành trang

Câu 1. Em hiểu như thế nào về nhan đề Bản sắc là hành trang? Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập?

Trả lời

- Nhan đề: Bản sắc thể hiện những đặc trưng của nền văn hóa, là gốc hình thành văn hóa từ lâu đời, từ đó ngày càng phát triển, tạo nên những nét riêng biệt đến nay, tạo bước đệm trong hành trang giúp Việt Nam chúng ta hội nhập trên toàn cầu.

- Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản đó là việc dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại nhưng vẫn biết kế thừa, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vấn đề này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, bởi chúng ta vừa phải cố gắng để gìn giữ truyền thống, bản sắc dân tộc và cũng không ngừng học hỏi những điều mới mẻ để thành tài góp phần xây dựng cho đất nước.

Câu 2. Hãy nêu ý chính được trình bày ở ba phần của bài viết theo gợi ý sau:

Soạn bài Bản sắc là hành trang câu hỏi cuối bài 2

Trả lời

Phần 1Làm thế nào để hội nhập mà không bị tan biến vào thế giới (hòa nhập mà không hòa tan)?
Phần 2Việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và sự hội nhập là cần thiết, tầm quan trọng của bản sắc.
Phần 3Khẳng định lại vấn đề: Hòa nhập mà không hòa tan.

Câu 3. Phân tích những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả nêu lên trong văn bản Bản sắc là hành trang. Em có thể bổ sung những biểu hiện nào khác của bản sắc dân tộc?

Trả lời

- Những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả nêu lên trong văn bản:

+ Những đặc trưng cho dân tộc: tiếng Việt, những thành tựu văn hóa lâu đời, kho tàng dân ca, văn học nghệ thuật, tôn giáo…

+ Bản sắc văn hóa không nên xung đột với những điều mới mẻ, hội nhập

+ Bản sắc có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh, giúp ích cho du lịch

+ Bản sắc văn hóa còn có thể bổ sung giá trị cho các hàng hóa và dịch vụ của chúng ta, hấp dẫn trong và ngoài nước.

- Bổ sung những biểu hiện khác của bản sắc dân tộc: Bản sắc không thể bị mất đi dù qua nhiều thời gian, bản sắc có thể hiện hữu dưới dạng vật thể và phi vật thể…

Câu 4. Phân tích mối quan hệ giữa hiện đại và truyền thống, cái riêng và cái chung được tác giả nêu lên qua ví dụ về chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu.

Trả lời

- Chiếc Lexus và cây ô liu là biểu tượng về nhu cầu phát triển vật chất và nhu cầu hình thành, duy trì bản sắc, tính cộng đồng. Trong khi, ta thấy:

+ Chiếc Lếch - xớt đại diện cho sự hiện đại và toàn cầu hóa. Ở đây được hiểu rằng nó đại diện cho động lực tồn tại, cải tiến, làm giàu và hiện đại hóa trong hệ thống toàn cầu hóa ngày nay.

+ Cây ô liu đại diện cho bản sắc và truyền thống. Đây được coi là gốc rễ về ngôn ngữ - địa lý và lịch sử, về sự khao khát giữ lại bản sắc và truyền thống.

⇒ Hai điều này lại không nhất thiết xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Cũng giống như việc chúng ta, hội nhập và gìn giữ bản sắc.

Câu 5. Tác giả có thái độ như thế nào đối với vấn đề bản sắc và hội nhập toàn cầu hoá? Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ thái độ ấy.

Trả lời

- Tác giả có thái độ nhìn nhận rất khách quan đối với vấn đề, khẳng định rằng việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc nếu biết cách thì vẫn có thể song hành với nhau và hỗ trợ cho nhau.

- Một số câu văn, đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ thái độ ấy:

+ Không có nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển.

+ Các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sự hấp dẫn với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hóa Việt.

Câu 6. Em hiểu như thế nào về câu kết của bài viết: “Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta."? Vấn đề đặt ra trong văn bản trên có ý nghĩa gì với cá nhân em?

Trả lời

- Câu kết của bài viết: “Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta.", có ý nghĩa như một lời khẳng định, mỗi người trong số chúng ta đều phải ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc, đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm mà mỗi người con đất Việt nên làm.

- Vấn đề đặt ra trong văn bản trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cá nhân như em, nó giúp em nhìn nhận về việc cách gìn giữ bản sắc và hội nhập toàn cầu hóa trong thời kì hiện đại hóa ngày nay.

Xem trả lời chi tiết: Em hiểu như thế nào về câu kết của bài Bản sắc là hành trang

-/-

Trên đây là gợi ý nội dung soạn bài Bản sắc là hành trang, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Cánh diều!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM