Soạn bài Bài ca Côn Sơn Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 07/07/2023 - Tác giả:

Soạn bài Bài ca Côn Sơn Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh tham khảo và chuẩn bị bài soạn văn Bức thư của thủ lĩnh da đỏ tại nhà.

Cùng Đọc tài liệu đi vào chuẩn bị trước nội dung Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo bài Bài ca Côn Sơn để có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi tới lớp các em nhé!

Bài học gồm các nội dung cần chuẩn bị trước như sau:

Nội dung chính Bài ca Côn Sơn: Ca ngợi bức tranh thiên nhiên và con người giao hòa. Ca ngợi vẻ đẹp thanh tĩnh, nên thơ của Côn sơn, qua đó bộc lộ cốt cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.

Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.

Trả lời:

- Điệp từ “Côn Sơn” = > nhấn mạnh hình ảnh thiên nhiên Côn Sơn.

- So sánh: “như tiếng đàn cầm”, “như chiếu êm” = >  gợi tả thiên nhiên yên tĩnh, khoáng đạt, nên thơ, trữ tình.

Câu 2: Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là ai?

Trả lời:

Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là nhân vật trữ tình hoặc chính là tác giả.

Câu 3: Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”.

Trả lời:

- Cảnh thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ được miêu tả qua các chi tiết

- Tả thiên nhiên:

+ Suối: chảy rì rầm, nghe như tiếng đàn cầm.

+ Đá: đá mọc rêu phơi

+ Rừng thông: thông mọc rất nhiều và dày tạo bóng mát để nhân vật “ta” nằm.

+ Cây trúc bóng râm: trúc rậm thành bóng râm mát, là nơi tác giả ngâm thơ.

- Tả con người: ngồi lên đá như ngồi chiếu êm; nằm

- Mối liên hệ: Hình ảnh thơ là âm thanh, là màu sắc gắn liền với cảm giác, với tâm hồn nhà thơ. Gắn bó, chan hòa với suối, đá, thông, trúc Côn Sơn chính là biểu lộ tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với quê cũ yêu thương.

Câu 4: Em cảm nhận thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” trong đoạn thơ?

Trả lời:

Trong đoạn thơ, nhân vật “ta” đang rất an nhàn, thoải mái tận hưởng thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên. Tại Côn Sơn, tác giả đang sống cùng suối rừng, vui cùng vẻ đẹp của thiên nhiên mà xa lánh chốn quan trường. Dù sống ẩn dật nhưng nhà thơ vẫn hết sức vui vẻ, lạc quan, tâm hồn thanh thản, phong thái ung dung và tự tại, cốt cách thanh cao như một tiên ông. Có thể nói, Ức trai Nguyễn Trãi sống với tâm trạng “an bần lạc đạo”, sống vô tư nơi cảnh vắng lâm snơn, lánh đục tìm trong, tránh xa cuộc sống bon chen lợi danh, phú quý.

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn bài Bài ca Côn Sơn Chân trời sáng tạo mà các em cần chuẩn bị trước tại nhà. Chúc các em học tốt!

Đừng quên còn trọn bộ tài liệu Soạn văn 8 đang đợi các em khám phá đấy!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM