So sánh Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng với truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Xuất bản: 17/11/2022 - Cập nhật: 22/12/2022 - Tác giả:

Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam), so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em.

Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi trong nội dung phần CÂU HỎI CUỐI BÀI Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều, giúp các em chuẩn bị tốt soạn văn 7 trước khi tới lớp.

Câu hỏi

Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam), so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em.

(Câu hỏi 4 trang 11 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều)

Trả lời

Gợi ý 1:

Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam) và truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp đều mượn các nhân vật là bộ phận trên cơ thể người để truyền tải thông điệp, bài học về tinh thần đoàn kết: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.

Tuy nhiên, trong khi Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam) được viết dưới dạng văn xuôi thì Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân được viết dưới dạng thơ song thất lục bát.

Gợi ý 2:

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam)Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân (Hi Lạp)
Thể loạiVăn xuôiVăn vần
Nhân vậtChân, Tay, Tai, Mắt, MiệngBụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
Nội dungSự đố kị giữa các thành viên trên cơ thểSự đố kị giữa các thành viên trên cơ thể
Bài họcPhải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.Phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

Xem thêm các câu hỏi khác trong bài soạn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi 4 trang 11 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều "Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam), so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em."

Trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM