Để nắm được các kiến thức cơ bản về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Mã Giám Sinh mua Kiều - Trích Truyện Kiều (Nguyễn Du) do Đọc Tài Liệu biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.
*********
Sơ đồ tư duy Mã Giám Sinh mua Kiều
Sơ đồ tư duy phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Luận điểm 1: Sự đê tiện, giả dối của Mã Giám Sinh
Luận điểm 2: Hình ảnh tội nghiệp của Thúy Kiều trong cuộc mua bán
Luận điểm 3: Tấm lòng của tác giả đối với hoàn cảnh éo le của Kiều
Cái tài của Nguyễn Du là không miêu tả dài dòng mà đi sâu vào những chi tiết tiêu biểu, chọn lọc, thể hiện được thần thái của nhân vật. Không ai biết rõ tung tích Mã Giám Sinh, chỉ biết hắn là người từ phương xa tới (viễn khách). Hỏi hắn thì hắn trả lời cộc lốc: "Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh / Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần”. Hai câu mà chỉ cung cấp được một thông tin nhỏ là hắn mang họ Mã. Còn tất cả đều mù mờ, không rõ ràng. Giám Sinh là tên gọi chung của các sinh viên trường Quốc tử giám chứ không phải là tên riêng. Còn huyện Lâm Thanh rộng bao la, ai biết hắn ở chỗ nào, gia thế ra sao? Cách nói năng của Mã đã bộc lộ một phần về con người hắn. Hắn chẳng có chút gì là nho nhã, thanh lịch của một chàng giám sinh, hạng người có học.
Xem dàn ý chi tiết và bài văn mẫu: Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong Mã Giám Sinh mua Kiều
Luận điểm 1: Mã Giám Sinh là một kẻ xấu xa, giả dối, vô học
Luận điểm 2: Mã Giám Sinh là một kẻ buôn người đê tiện
Chỉ qua các hành động ứng xử như “ngồi tót”, “sỗ sàng” đã bộc lộ rõ tư cách của những kẻ hạ lưu, thiếu nhân cách và thiếu lễ độ, đó là cách của phường buôn thịt và quân buôn người. Mã Giám Sinh là một kẻ buôn bán người đã lọc lõi “quanh năm buôn bán phấn hương đã lề”. Khi mụ mối “vén tóc, bắt tay” món hàng thì hắn “cân sắc cân tài” rồi “ép” và “thử”, bắt Kiều đánh đàn, làm thơ, đối với hắn dù có là người có quốc sắc thiên hương như Kiều cũng chỉ là một món hàng không hơn không kém, để hẳn mang ra mà cân đo đong đếm. Sau khi đã “mặn nồng một vẻ một ưu” hắn mới “tùy cơ dặt dìu” mua bán. Cảnh mua bán Kiều đã thể hiện được cả cái tâm và cái tài của Nguyễn Du, qua nhân vật Mã Giám Sinh, tác giả đã tố cáo và lên án một cách khinh bỉ quân buôn thịt bán người trong xã hội phong kiến thối nát. Câu thơ “Tiền lưng đã sẵn, chuyện gì chẳng xong” là một lời vạch trần những kẻ bất lương, làm giàu trên thân xác của người phụ nữ. Bằng bút pháp nghệ thuật hiện thực, nghệ thuật miêu tả người rất tài tình, tác giả đã khắc họa tính cách nhân vật Mã Giám Sinh, hắn là một kẻ phong tình, giả dối, keo kiệt và vô tình, bất nhân bất nghĩa.
Xem thêm: Dàn ý phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong Mã Giám Sinh mua Kiều
Sơ đồ tư duy thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Luận điểm 1: Hình ảnh của Thúy Kiều trước khi gia đình gặp biến cố
Luận điểm 2: Hình ảnh tội nghiệp của Thúy Kiều trong cuộc trao đổi, mua bán
Luận điểm 3: Niềm cảm thương sâu sắc của tác giả trước thực trạng con người bị hành hạ, bị chà đạp
Khi mụ mối đưa người viễn khách họ Mã tới để hỏi Kiều về làm vợ thì cuộc gặp gỡ ban đầu đã diễn ra trong đau đớn tuyệt vọng. Mã Giám Sinh xuất hiện trong buổi đến xem mặt như một kẻ bất nhân, đê tiện nhất mà chỉ ngay đêm hôm đó Kiều đã nhận xét với mẹ mình rất đúng về hắn:
Khác màu kẻ quỷ người thanh
Chẳng hay con lại mắc tay bợm già.
Khó có thể hình dung ra cuộc gặp mặt nào não nề, đớn đau hơn thế! Tâm tình ngổn ngang, nỗi đau vì mối tình đầu tan vỡ, nỗi uất ức vì án oan mà cha và em trai phải chịu, nỗi xấu hổ, thẹn thùng khi bản thân lâm vào cảnh phải để người đàn ông lạ tới xem mặt,…
Hình ảnh nàng khi bước chân ra khỏi khuê phòng thật muôn vàn xót thương:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Nước mắt của nàng thấm đẫm cả trang giấy, mỗi bước đi là mỗi bước xót đau. Những giọt nước mắt của tan nát, khổ đau làm quặn thắt lòng người đọc, khiến ai cũng thương thay cho thân phận nàng Kiều. Bước vào phòng khách với vẻ dè dặt, tủi hổ của người con gái khuê các:
Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
Hình ảnh thẹn thùng của nàng là nỗi xấu hổ của người con gái mới lớn không may rơi vào hoàn cảnh trớ trêu lại vừa là sự hổ thẹn cho thân phận bất hạnh của mình. Trước nỗi đau đớn của Kiều, Mã Giám Sinh không một chút mảy may thương cảm mà còn xem nàng như xem một món hàng cần mua ở chợ.
Xem thêm dàn ý và bài mẫu: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Tìm hiểu về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
A. Tác giả Nguyễn Du
1. Tiểu sử
- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc.
2. Sự nghiệp sáng tác:
- Sự nghiệp sáng tác được đánh giá cao cả về chữ Hán và chữ Nôm.
- Tinh thần nhân đạo sâu sắc.
- Các giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đạt đến đỉnh cao.
Xem đầy đủ về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
B. Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
1. Tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích:
- Nằm ở đầu phần thứ hai (“Gia biến và lưu lạc”).
- Sau khi bị thằng bán tơ vu oan, gia đình Thúy Kiều lâm vào cảnh tan tác, đau thương. Của cải bị cướp đoạt, cha và em trai Kiều bị lũ sai nha “đầu trâu mặt ngựa” bắt bớ, khảo tra, đánh đập dã man. Cái giá mà chúng đưa ra thật là khủng khiếp: “Có ba trăm lạng việc này mới xong”. Kiều đành gạt nước mắt, gác mối tình đầu đẹp đẽ với Kim Trọng để bán mình chuộc cha và em ra khỏi chốn lao tù.
- Đoạn này nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều. Đoạn trích là nốt nhạc buồn, khởi đầu cho cung đàn bạc mênh của cuộc đời Kiều kéo dài suốt mười lăm năm.
2. Bố cục đoạn trích: 2 phần
- Phần 1: 10 câu đầu: (Từ đầu đến … “giục nàng kíp ra”): Sự xuất hiện của Mã Giám Sinh.
- Phần 2: Đoạn còn lại: Cảnh mua bán người.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
a. Nội dung:
- Phơi bày bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh
- Lên án xã hội phong kiến, những thế lực chà đạp lên tài sắc và nhân phẩm người phụ nữ. ( Tố cáo gay gắt sự tàn nhẫn của đồng tiền và những kẻ xấu xa chà đạp phẩm giá con người).
- Bày tỏ sự cảm thông, sâu sắc với số phận con người.
b. Nghệ thuật:
- Khắc họa thành công nhân vật chính diện và phản diện
- Thể hiện sự am hiểu sâu sắc tâm lý nhân vật của Nguyễn Du trong tác phẩm.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật Mã Giám Sinh
- Diện mạo và cử chỉ
- Sinh viên trường Quốc Tử Giám
- Người khách ở xa
- Tên: Mã Giám Sinh
- Quê: huyện Lâm Thanh
- Tuổi: ngoại tứ tuần
- Cách ăn mặc: mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
- Nói năng: thô lỗ, vô lễ
- Hành động: ghế trên ngồi tót sỗ sàng
⇒ Vẻ ngoài chải chuốt, không phù hợp với lứa tuổi, cử chỉ và thái độ bất lịch sự, trơ trẽn, hỗn láo.
- Bản chất:
+ Giả dối từ lai lịch đến tướng mạo, tính danh
+ Bản tính con buôn, lưu manh
⇒ Bút pháp tả thực, cùng các từ tượng hình, tượng thanh làm cho Mã Giám Sinh hiện lên là một kẻ giả dối, vô học, con buôn, mất lịch sự.
2. Hình ảnh tội nghiệp của Thúy Kiều
- Tình cảnh tội nghiệp của Thúy Kiều:
+ Nàng là một món hàng để người ta trao đổi, mua bán.
+ Ý thức được nhân phẩm.
- Nỗi đau đớn, tái tê:
+ Buồn rầu, tủi hổ, ngại ngùng
+ Ê chề trong cảm giác thẹn với lòng.
+ Đau đớn khi tình duyên tan vỡ.
+ Uất hận khi gia đình bị vu oan.
⇒ Tâm trạng đau khổ, xấu hổ, đan đớn.
**********
Trên đây là sơ đồ tư duy Mã Giám Sinh mua Kiều - Trích Truyện Kiều (Nguyễn Du) do Đọc tài liệu biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 được cập nhật đầy đủ tại doctailieu.com em nhé. Chúc các em luôn học tốt.