Sơ đồ tư duy Chí Phèo và những nội dung chính cần ghi nhớ

Xuất bản: 07/01/2020 - Tác giả:

Cùng tham khảo sơ đồ tư duy tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao ngay tại đây để cùng ghi nhỡ tốt hơn những nội dung chính của thi phẩm này bạn nhé!

Đọc tài liệu xin gợi ý tới các bạn sơ đồ tư duy sau:

Những điểm nhấn đặc biệt cần ghi nhớ về tác phẩm Chí Phèo


Những điểm nhấn đặc biệt cần ghi nhớ về tác phẩm Chí Phèo
Theo diễn biến câu chuyện

(1) Tiếng chửi mở đầu tác phẩm và ý nghĩa của nó

(2) Chí Phèo và cuộc gặp gỡ với Thị Nở

(3) Tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở cự tuyệt

(4) Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến, tự sát

Chi tiết cần lưu ý:

(1) Bát cháo hành

(2) Buổi sáng sau cơn say của Chí Phèo

(3) Thị Nở nhìn xuống bụng và nghĩ về hình ảnh cái lò gạch cũ.

Văn mẫu liên quan:  Phân tích truyện Chí phèo của Nam Cao

Sơ đồ tư duy Chí Phèo chi tiết theo tình tiết truyện

Sơ đồ tư duy Chí Phèo và những nội dung chính cần ghi nhớ

1. Tiến chửi mở đầu tác phẩm

– Trích lại tiếng chửi: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời…. Rồi hắn chửi đời….hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này…”

– Tiếng chửi của Chí Phèo cất lên vô lí, không có nguyên do.

– Những tiếng chửi oái ăm, tức giận, phẫn uất, chửi từ những thứ xa vời, mông lung đến những gì cụ thể, gần gũi nhất.

Văn mẫu: Phân tích tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu truyện

Ý nghĩa của tiếng chửi

– Thể hiện bản chất côn đồ, lưu manh của Chí Phèo. Hắn dường như mất hết tính người, giao tiếp với đời, với người bằng những tiếng chửi.

– Chí Phèo đặt mình trong tư thế quay lưng với tất cả

– Tiếng chửi rơi vào im lặng, không một ai đáp trả -> Thể hiện sự cô độc, lẻ loi, đáng thương của Chí

– Khát khao hòa nhập của Chí

2. Tình huống gặp gỡ Thị Nở

– Cơn say đưa Chí Phèo gặp thị Nở

– Sự xuất hiện của Thị Nở làm thay đổi cuộc đời Chí Phèo, giúp Chí Phèo thức tỉnh, khao khát hoàn lương

– Một số chi tiết cần lưu ý (Buổi sáng sau cơn say và Bát cháo hành)

Xem thêm: Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

3. Tình huống buổi sáng sau cơn say của Chí Phèo

– Lần đầu tiên cảm nhận được không gian, ánh sáng, âm thanh của cuộc sống bình dị (Mặt trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”, “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá”, “tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”, “tiếng cười nói của những người đi chợ”,..)

– Đây là lần đầu tiên tâm hồn Chí Phèo mở cửa để đón nhận âm thanh, hơi thờ của cuộc sống sau chuỗi ngày tù tội, tha hóa

– Nhớ về quá khứ với những ước mơ giản dị

– Ý thức về cảnh ngộ đáng thương hiện tại của mình

– Mơ hồ nghĩ về tương lai

– Thị Nở đem đến cho hắn bát chào hành

– Những cảm xúc chân thành đầu tiên của Chí: xúc động và ngạc nhiên, vừa vui vừa buồn, ăn năn -> Ánh sáng lương tri le lói trong con người Chí

– Sau khi đón nhận bát cháo hành, Chí Phèo một lần nữa thấm thía cảnh ngộ của mình. Hắn buồn tủi và xuất hiện những rung động rất nhân tính, khát khao hạnh phúc, tình yêu, hắn như biến thành một con người khác – một con người lương thiện như bao người khác, hắn hóa trẻ con, muốn làm nũng với Thị Nở -> khơi gợi cho người đọc về cảnh ngộ đáng thương, về quá khứ nhiều nỗi buồn của Chí. -> Sự bửng tỉnh trong tâm hồn Chí Phèo, một tâm hồn đã chai sạn vì sự nghiệt ngã của cuộc sống giờ đây đang rung lên những khát vọng giản dị, đẹp đẽ và tiếng lòng xúc cảm đầy nhân tính.

– Chí Phèo khao khát làm người lương thiện, khao khát hạnh phúc và tình yêu.

4. Chi tiết Bát cháo hành

– Là liều thuốc giải cảm, liều thuốc giải những độc tố bên trong con người Chí, đánh thức trong con người Chí những rung động mà trước đây hắn chưa từng có.

– Nguyên liệu: Ngoài gạo, hành, bát chào được nấu bằng tình yêu của Thị Nở.

– Công dụng: giải cảm, khơi dậy những cảm xúc chân thành trong tâm hồn Chí, mở đường cho khao khát hoàn lương. Tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở cự tuyệt Thị Nở cự tuyệt Chí Phèo

– Được xem là bi kịch tâm hồn của Chí

Xem thêm: Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành của Thị Nở

– Nguyên nhân: định kiến xã hội hẹp hòi, lòng ghen tị của bà cô quá lứa, sự ngô nghê của Thị Nở. Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo

– Thoáng hít thấy hơi cháo hành, ngồi ngẩn mặt, không nói gì

– Níu kéo đầy tuyệt vọng: Sửng sốt đứng lên, gọi lại… nắm lấy tay -> những nỗ lực níu kéo, vớt vát hạnh phúc, tình yêu

– Đau đớn, uất hận, bế tắc. Con quỷ dữ trong tâm hồn Chí Phèo bắt đầu sống dậy

– Tìm đến rượu, uống rượu để quên nhưng càng uống càng tỉnh, càng tỉnh càng buồn

– Ôm mặt khóc nức nở Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến, tự sát

– Đến nhà Bá Kiến trong tư thế của người say nhưng thực tế, Chí hoàn toàn tỉnh táo

+ Bước chân không đưa hắn đến nhà thị Nở như suy nghĩ ban đầu của hắn

+ Đi có mục đích rõ ràng “xông xông đi vào”

+ Đến để đòi quyền sống, quyền làm người chính đáng, quyền làm người lương thiện

+ Nhận ra  bi kịch không lối thoát của mình, nhận ra kẻ thù lớn nhất của cuộc đời mình

+ Hành động giết Bá Kiến: dữ dội, bất ngờ

–  Tự sát trên con đường tìm về bản tính lương thiện -> thể hiện bi kịch bế tắc, không thoát ra được của người nông dân bị xã hội cự tuyệt quyền làm người, đẩy vào con đường bần cùng. -> Thể hiện mâu thuẫn giai cấp căng thẳng. -> Tin tưởng vào tinh thần phản kháng của người nông dân và bản tính lương thiện của họ.

-/-

Trên đây là Sơ đồ tư duy Chí Phèo và những nội dung chính cần ghi nhớ, mong rằng kiến thức này sẽ giúp ích cho các em trong việc ôn luyện kiến thức.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM