Sơ đồ tư duy bài Sóng của Xuân Quỳnh

Xuất bản: 25/12/2019 - Cập nhật: 07/01/2020 - Tác giả:

Xem ngay sơ đồ tư duy bài Sóng của Xuân Quỳnh hỗ trợ ôn luyện cho kì thi THPTQG tốt nhất, một số dạng đề về tác phẩm Sóng

Đọc tài liệu xin giới thiệu tới các em học sinh sơ đồ tư duy ngắn gọn của tác phẩm Sóng (Xuân Quỳnh) với những nội dung trọng tâm cần ghi nhớ và một số dạng đề thi về tác phẩm này để giúp các em ôn luyện cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới tốt nhất.

Sơ đồ tư duy phân tích ngắn gọn bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Sơ đồ tư duy phân tích ngắn gọn bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Sơ đồ tư duy tổng thể bài Sóng

Sơ đồ tư duy tổng thể bài Sóng

Sơ đồ tư duy bài Sóng của một bạn học sinh thực hiện:

Sơ đồ tư duy tổng bài Sóng của bạn Lâm Thy

Các dạng đề cơ bản đối với bài thơ Sóng

DẠNG 1: PHÂN TÍCH/ CẢM NHẬN ĐOẠN/ BÀI THƠ.

1. Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:

“Dữ dội và dịu êm

………………….

Khi nào ta yêu nhau”

(4 khổ thơ đầu)

2. Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước

…………………………

Dù muôn vời cách trở”

3. Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:

“Ở ngoài kia đại dương

……………………....

Để ngàn năm còn vỗ”

4. Phân tích hình tượng “Sóng” trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh. Nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này. Liên hệ tình yêu giới trẻ.

DẠNG 2: CHỨNG MINH/ BÌNH LUẬN NHẬN ĐỊNH.

1. Qua bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay” ( Hà Minh Đức)

Anh/ chị hãy phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh để làm rõ ý kiến trên.

2. Về bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Lại có ý kiến khác cho rằng:

“Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống”.

Từ cảm nhận về bài thơ, anh/ chị hãy bình luận những ý kiến trên.

2. Nhận xét về bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh), có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu”. Ý kiến khác lại cảm nhận: “Tác phẩm bộc lộ mãnh liệt niềm khát khao của người phụ nữ đang yêu”.

Bằng cảm nhận về bài thơ, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về các ý kiến trên.

DẠNG 3: SO SÁNH HAI ĐOẠN THƠ.

1. Anh/ chị hãy cảm nhận vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:

“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”

(Sóng – Xuân Quỳnh)

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...”

(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)

2. Cảm nhận anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

(Sóng – Xuân Quỳnh)

“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

3. Cảm nhận anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”

(Sóng – Xuân Quỳnh)

“Không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng…”

(Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo)

Trên đây là sơ đồ tư duy bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) ngắn gọn nhất giúp các em thống kê nội dung học và ôn tập kiến thức về tác phẩm này một cách dễ dàng, chúc các em ôn luyện thật tốt để có cho mình một bài văn hay nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM