Sơ đồ tư duy Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

Xuất bản: 24/08/2020 - Cập nhật: 23/11/2020 - Tác giả:

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, hệ thống kiến thức về bài Bài ca ngất ngưởng ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 11 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Để nắm được các kiến thức cơ bản về tác phẩm Bài ca ngất ngưởng, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ do Đọc Tài Liệu biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.

*********

Sơ đồ tư duy Bài ca ngất ngưởng

Sơ đồ tư duy phân tích Bài ca ngất ngưởng

Luận điểm 1: Quan điểm sống ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp

+ Tuyên ngôn về chí làm trai

+ Nhập thế là việc làm trói buộc nhưng là điều kiện để bộc lộ tài năng

+ Tự khẳng định tài năng và lí tưởng của mình

- Luận điểm 2: Quan điểm sống ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ

+ Ngất ngưởng khi cáo quan

+ Ngất ngưởng trong thú chơi, trong quan niệm sống, trong lối sống

- Luận điểm 3: Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch

+ Tự khẳng định mình là trung thần

+ Ngất ngưởng phải có thực danh và thực tài

Sơ đồ tư duy phân tích Bài ca ngất ngưởng

Với thể thơ hát nói tự do, phóng khoáng đã giúp Nguyễn Công Trứ thể hiện thành công lối sống ngất ngưởng của bản thân. Lối sống đó thể hiện cá tính tự do, phóng khoáng, bản lĩnh sống lành mạnh, có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua những khe khắt, giáo điều của lễ giáo phong kiến. Đây là lối sống có trách nhiệm với đời, cần phải tận lực cống hiến và cống hiến có kết quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng cần phải biết hưởng thụ những niềm vui mà cuộc sống dành cho mình. Đó còn là lối sống trung thực, dám là chính mình, vượt ra khỏi khuôn mẫu khắc kỉ phục lễ chật chội, giả dối.

Sơ đồ tư duy cái tôi ngất ngưởng trong Bài ca ngất ngưởng

Luận điểm 1: Thế nào là cái “tôi” ngất ngưởng?

Luận điểm 2: Cái tôi ngất ngưởng chốn quan trường

Luận điểm 3: Cái tôi ngất ngưởng trong phong cách, lối sống

Luận điểm 4: Tuyên ngôn khẳng định bản lĩnh, cá tính, cái tôi ngất ngưởng

Sơ đồ tư duy cái tôi ngất ngưởng trong Bài ca ngất ngưởng

Trong xã hội phong kiến, một xã hội đầy những khuôn mẫu, lễ nghi và nhiều luật lệ hết sức chặt chẽ, hà khắc, quan niệm và cách sống ngất ngưởng, “ngông nghênh” kiểu Nguyễn Công Trứ như trên quả là một sự thách thức, một sự “chòng ghẹo” cuộc đời. Thực ra thái độ và cách sống ấy của ông được bắt nguồn từ một bản lĩnh và một ý thức muốn khẳng định cái cá nhân độc đáo của mình. Dường như ông muốn chống lại sự vùi dập và bóp nghẹt cái tôi cá nhân của xã hội phong kiến thời bấy giờ. Mặt khác, quan niệm và cách sống ấy cũng bắt nguồn từ sự tự ý thức rất rõ về tài năng và phẩm giá của chính bản thân mình. Chẳng thế mà ông tự ví mình với bao danh tướng từ đời Hán đến đời Tống của Trung Hoa: “Chẳng Thái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú”. Chẳng thế mà ông đau đáu một tấm lòng trước sau thủy chung như nhất: “Nghĩa vua tôi cho trọn vẹn sơ chung”. Câu thơ rưng rưng một niềm cảm động và vang lên như một lời thề son sắt. Sinh ra và lớn lên vào buổi giao thời cuối Lê đầu Nguyễn, ông đỗ đạt và làm quan vào thời kỳ mà nhà Nguyễn mới thống nhất đất nước, chấm dứt nội chiến, củng cố quân quyền và phục hưng nho học. Hoàn cảnh lịch sử ấy là cơ sở tinh thần cho cả một tầng lớp nho sĩ đang hăm hở bước vào một triều đại mới với một lẽ sống mới, cố gắng vươn lên trong một vận hội mới để khẳng định mình.

Xem thêm dàn ý chi tiết và bài văn mẫu hayPhân tích cái tôi ngất ngưởng trong Bài ca ngất ngưởng

Kiến thức về Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngất ngưởng

I. Tác giả Nguyễn Công Trứ

- Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn

- Là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế đến chính trị, quân sự. Thế nhưng con đường làm quan lại trắc trở, gập ghềnh, thăng giáng thất thường

- Là người ưa tự do, phóng túng, có cá tính có bản lĩnh, ngông ngạo

- Là người yêu nước thương dân có nhiều đóng góp cho đất nước

- Các tác phẩm chính:

+ các sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm với nhiều thể loại thơ, phú, câu đối, hát nói

+ riêng thơ Đường luật có khoảng 150 bài

- Đặc điểm sáng tác:

+ tập trung vào ba chủ đề chính: chí nam nhi, triết lí sống nhàn, thế thái nhân tình đen bạc

+ Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công đưa hát nói trở thành thể loại văn học dân tộc

⇒ Cùng với Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ là một trong hai thi sĩ nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19

II. Tác phẩm Bài ca ngất ngưởng 

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được viết sau năm 1848, khi tác giả cáo quan về ở ẩn

2. Bố cục

- Phần 1 (6 câu đầu): Ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp

- Phần 2 (12 câu tiếp): Ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ

- Phần 3 (còn lại) : Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ Bài ca ngất ngưởng khẳng định ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống

4. Giá trị nghệ thuật

- Cách gieo vần, các câu thơ thuần Hán , thuần Việt được đan cài vào nhau tạo nên nhịp điệu câu thơ

- Số âm tiết qua cách nói cách hát thể hiện sự phóng khoáng của cá nhân, nghệ thuật điệp từ

mục

5. Tìm hiểu chi tiết

1. Ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp

- Câu thơ đầu là lời tuyên ngôn về lẽ sống, lời khẳng định chắc nịch tràn đầy niềm tự hào kiêu hãnh về tài năng xuất chúng của mình

- Tác giả cũng không ngần ngại đem tài năng của mình vào vòng trói buộc của công danh, sự nghiệp những mong thể hiện hoài bão vì dân vì nước, khẳng định tài năng của mình

- Hàng loạt các chức vụ được liệt kê trong niềm tự hào kiêu hãnh: khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,....

- Trong cái vòng trói buộc ấy, tác giả vẫn thể hiện được lí tưởng của mình, giữ vững bản lĩnh, cá tính. Ông tự nhận mình là kẻ ngất ngưởng trong chốn quan trường

⇒ Giọng văn hơi khoa trương nhưng không gây khó chịu cho người đọc bởi tài năng thực sự, phẩm chất của tác giả. Suốt cuộc đời làm quan ông đã cống hiến hết mình, sống đúng chất là một tay ngất ngưởng chốn quan trường

>> Nhân cách nhà nho chân chính của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng

2. Ngất ngưởng trong lối sống suy nghĩ

- Ngất ngưởng khi cáo quan

+ trả lại mũ ấn về quê vui thú cái tôi ngất ngưởng được thoả sức tung hoành

+ rời chốn quan trường bắt đầu chặng đường mới mà giọng văn khoan khoái không chút buồn phiền

+ không ngựa ngựa, xe xe, cụ Thượng Trứ thong dong cưỡi bò dong duổi khắp kinh kì

- Ngất ngưởng trong thú chơi, trong quan niệm sống, trong lối sống

+ trước sự biến động của xã hội và sự thăng trầm của cuộc đời, Nguyễn Công Trứ đã đưa ra một triết lí tự nhiên, ung dung, tự tại và một lối sống lấy sự hưởng lạc làm lẽ tồn tại

+ ông đem giáo lí của đạo Phật, đạo tiên và cách sống theo thói trần tục ra để phủ nhận khi so sánh với thú vui của cuộc sống trần thế: khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng, không Phật, không tiên, không vướng tục

⇒ Nguyễn Công Trứ là tấm gương mẫu mực về cái tài, cái tâm

3. Câu kết

- Đó là lời khẳng định chắc nịch về một đời ngất ngưởng của ông Hi Văn mang đầy vẻ thách thức với đời, với đám quan lại trong triều thối nát

- Hình thức diễn đạt mang dáng dấp của câu hỏi làm tăng tính khẳng định cho câu thơ

Tham khảo thêmCảm nhận vẻ đẹp của Bài ca ngất ngưởng

*******

Trên đây là sơ đồ tư duy Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ do Đọc tài liệu biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 11 được cập nhật đầy đủ tại doctailieu.com em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM