Lý thuyết vận chuyển các chất trong cây
Tổng hợp lý thuyết Sinh 11 bài 2, kiến thức cần nhớ về vận chuyển các chất trong cây giúp em học tốt môn Sinh lớp 11 phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng.
Đừng bỏ qua tài liệu Soạn Sinh 11 bài 2 dưới đây do Đọc Tài Liệu biên soạn để trả lời các câu hỏi và bài tập trang sách giáo khoa Sinh học lớp 11 về vận chuyển các chất trong cây.
1. Dòng mạch gỗ
Dòng mạch gỗ (Xilem - dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.
- Cấu tạo: Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.
- Thành phần dịch mạch gỗ: Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (a. amin, amit, vitamin …)
- Động lực đẩy dòng mạch gỗ: Là sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực bám với thành mạch gỗ
2. Dòng mạch rây
Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả …
- Cấu tạo: Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.
- Thành phần của dịch mạch rây: Chủ yếu là đường saccarozơ, các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali làm cho mạch rây có pH từ 8.0-8.5.
- Động lực của dòng mạch rây: Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả …)
Trên đây là những kiến thức cơ bản mà em cần nắm trong tiết học Sinh 11 bài 2 về vận chuyển các chất trong cây. Ngoài ra bạn hãy tham khảo thêm phần Soạn Sinh 11 với nội dung hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận và bài tập SGK ở phía dưới đây nhé!
Tổng hợp lý thuyết Sinh 11 bài 2, kiến thức cần nhớ về vận chuyển các chất trong cây giúp em học tốt môn Sinh lớp 11 phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng.
Trả lời câu 3 trang 14 SGK Sinh học 11: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không, vì sao?
Trả lời câu 2 trang 14 SGK Sinh học 11: Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?
Trả lời câu 1 trang 14 SGK Sinh học 11: Chứng minh cấu tạo cấu mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá?
Trả lời câu hỏi thảo luận trang 11 SGK Sinh học 11: Giải thích nguyên nhân của sự ứ giọt.