Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì?

Xuất bản: 10/09/2018

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì là điều băn khoăn của nhiều người trong cuộc sống hiện đại hiện nay bởi lẽ nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa ở mọi lứa tuổi ngày càng cao. Dưới đây là một số kiến thức về dinh dưỡng cho bệnh rối loạn tiêu hóa để bạn đọc tham khảo.

Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra khi hệ tiêu hóa hoạt động quá tải do chế độ ăn không hợp lý, lúc ăn quá no, lúc lại quá đói, hoặc cũng có thể là do thực phẩm không an toàn.

Tất cả rối loạn tiêu hóa, từ kiết lỵ bước qua tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, nếu kéo dài đều là đòn bẩy dẫn đến viêm đại tràng mãn. Bên cạnh các triệu chứng khó chịu như đau bụng dai dẳng, sốt về chiều, đầy hơi, biếng ăn…, nghiêm trọng hơn là tình trạng suy nhược, sụt cân, thiếu máu, rối loạn nước và chất điện giải do tiêu chảy tái đi tái lại. Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là tai hại do phản ứng phụ của thuốc kháng viêm, nhất là thuốc có chứa corticosteroid.

1. Thực phẩm nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa

Ăn nhiều các loại trái cây: Có rất nhiều loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là ổi và chuối. Ổi chứa nhiều vitamin C và chất chát làm êm dịu đường ruột. Chuối giúp hồi phục chức năng tiêu hóa và khôi phục chất điện giải và kali bị mất khi tiêu chảy.

roi-loan-tieu-hoa-nen-an-gi-va-kieng-gi-


Uống nhiều nước: Đối với những người bình thường mỗi ngày nên uống 2 lít nước để hỗ trợ đường tiêu hóa. Còn đối với những người mắc bệnh tiêu hóa thì nên uống từ 2,5 – 3 lít nước uống 6-8 lần/ngày, nên uống vào lúc đói hoặc buổi sáng sớm. Uống nước khoáng có chứa nhiều kali hoặc magiê thì càng tốt.

Ăn các loại thịt trắng: Bổ sung thêm vào thực đơn các loại thịt trắng như thịt gà, đậu hũ… các loại thực phẩm này rất giàu chất đạm vừa cung cấp chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.

Cung cấp sinh tố D: Theo một số nghiên cứu đã chứng minh, sinh tố D có chất kháng viêm trong bệnh đường ruột rất tốt. Sinh tố D thường có trong các loại thực phẩm như trứng, cá biển, bạn nên sử dụng tối thiểu 3 lần trong tuần.


Sữa chua: Nếu dễ bị tiêu chảy vì sữa tươi nên thay thế bằng sữa chua để kích thích tiêu hóa. Thực đơn của người bị rối loạn tiêu hóa nên có sữa chua, chuối già và khoai lang để cung cấp kalium và vitamin B6 cho cơ thể.

2.Thực phẩm không nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa

Đối với những người thường mắc chứng rối loạn tiêu hóa thì không nên dùng thuốc lá, rượu, cà phê, sô-cô-la các loại thực phẩm này làm tăng acid trong dạ dày, làm tăng nguy cơ đau dạ dày.

Tránh các loại thực phẩm béo, bạc hà, ớt, thịt xông khói, thịt chiên, xúc xích, khoai tây chiên, bánh ngọt, bơ, đậu phộng và các loại tráng miệng khác có hàm lượng chất béo cao. Đồng thời bạn cũng nên chia làm nhiều ăn bữa nhỏ trong ngày, để cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.



Hạn chế ăn bánh mì, mì ống, bánh quy và các sản phẩm ngũ cốc khác, không nên sử dụng các loại thực phẩm từ sữa.

Trên thực tế hiện tượng rối loạn tiêu hóa không đáng nghiêm trong khi có thể điều trị khỏi dễ dàng bằng nhiều biện pháp đơn giản. Tuy nhiên khuyến cáo mọi người không nên chủ quan bởi căn bệnh này nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày, ruột … 
Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy