Bàn về quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích

Xuất bản: 11/04/2019 - Tác giả:

Nghị luận bàn về sự khác nhau trong quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)

Đề bài: Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt về ý nghĩa sự sống. Trình bày cảm nhận của anh/chị về quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích qua cuộc đối thoại giữa 2 người.

***

Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích rất khác nhau

- Trương Ba thì cho rằng mượn thân xác của người khác để trú ngụ là một điều không nên, sống trong người khác làm cho bản tính của ta sẽ bị mờ nhạt đi

- Đế Thích thì lại cho rằng mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt. Hai quan điểm hoàn toàn khác nhau.

- Những lời trách móc của Trương Ba đối với Đế Thích:

+ "Ông chỉ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết". Mượn thân xác để sống, con người sống nhưng tính cách của chính mình bị mờ nhạt trong cái xác thịt của hàng thịt, linh hồn và thể xác của ông hoàn toàn không muốn sống trong thân xác của kẻ khác.

=> Ở đây ông đang nói về những trải nghiệm, nhưng đau khổ  mà ông đang phải trải qua đang phải chịu đựng.

- Ý nghĩa cuộc trò chuyện:

+ Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng."Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn...và sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ vào anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông không cần biết".

+ Cuộc đối thoại này hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc:

  • Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình báng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.
  • Sống thực sự cho ra một con người quả không dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là chính mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảm trớ trêu, đầ tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.

Có thể bạn quan tâmVăn mẫu phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích

Các luận điểm chính cần cho bài phân tích, so sánh quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích

- Quan điểm của Đế Thích: “Được sống là hạnh phúc” - Ở đây Đế Thích nhắc đến chữ “sống” với ý nghĩa “tồn tại”, theo đó, thực thể sống là thực thể không chết, là một cơ thể sinh học lành lặn, khỏe mạnh.

- Quan điểm của Trương Ba: Trương Ba không chấp nhận quan niệm về sự sống giản đơn như vậy, với ông, sự sống không đồng nhất với tồn tại. Sống không chỉ đơn thuần là ăn, là thở, là nhịp tim còn đập, mà ông đòi hỏi phải sống như một con người đích thực, sống có ý nghĩa, vì thế mà ông phản bác lí lẽ của Đế Thích: “Ông chỉ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông không cần biết”.

=> Cuộc tranh luận của Trương Ba và Đế Thích là cuộc tranh luận mang ý nghĩa nhân loại, về vấn đề muôn thuở của đời sống con người: Sống hay tồn tại, liệu rằng chỉ cần được sống đã là hạnh phúc, hay hạnh phúc đích thực nằm ở chỗ sống tốt, sống đẹp, sống có mục đích?

- Luận điểm 1: Nhận xét của Đế Thích cũng có một phần đúng: “Được sống đã là một hạnh phúc”.

+ Nếu không tin bạn có thể nhìn những người đang trong cơn thập tử nhất sinh. Ngày ngày bị bệnh tật giày vò, phải chống chọi với nỗi đau của bệnh tật, phải giằng co với thần chết, khi mà cuộc đời mình chỉ còn đếm trên từng khoảnh khắc, người ta mới thấy cuộc sống này sao mà đáng quý, và người ta khao khát được sống, tha thiết muốn gắn bó với cuộc đời này. Đối với họ, chỉ cần được sống thôi, đã là một hạnh phúc lớn lao.

+ Nhà thơ Hàn Mặc Tử trong những năm tháng tăm tối của cuộc đời mình nơi trại phong Tuy Hòa, chứng kiến cả tâm hồn và thân xác mình tan rã, đã trải qua nỗi đau đớn đến tận cùng và đã thấm thía niềm khao khát cuộc sống đến tận cùng. Do vậy thơ ông mang một nỗi niềm đau thương khôn xiết, nhưng vẫn một lòng hướng về cuộc đời, hướng về con người với một tấm lòng tha thiết yêu thương. Với nhà thơ ấy, người nghệ sĩ tài hoa có số phận đau thương vào bậc nhất văn đàn Việt Nam, chẳng phải chỉ cần được sống thôi đã là hạnh phúc?

+ Được sống là hạnh phúc, vì cuộc sống cho ta được gần gũi với gia đình, cho ta còn được ở bên những người mình yêu thương. Ta lớn lên trong vòng tay của cha, trong tình yêu thương của mẹ. Mỗi ngày có cha trở đi học, bệnh tật có bàn tay mẹ lo lắng chăm sóc. Sáng sáng, ta thức dậy trong tổ ấm của mình, cảm thấy thật bình yên, tối tối ta chìm vào giấc ngủ trên chiếc giường thân thuộc, cảm thấy mình được bảo vệ. Đó là những niềm hạnh phúc tuy bình dị, gần gũi mà thiêng liêng, cao quý, là món quà mà cuộc sống ban tặng cho mỗi người chúng ta.

+ Được sống là hạnh phúc, vì cuộc sống cho ta được làm những điều mình thích, có cơ hội được thực hiện ước mơ, hoài bão của đời mình. Anh thích làm ca sĩ, tôi muốn làm nhà thơ, người bạn của chúng ta lại mơ ước làm người thầy đứng trên bục giảng… nếu không được sống, thì tương lai chúng ta mãi còn bỏ ngỏ, ước mơ của chúng ta sẽ như những con diều không bao giờ có thể cất cánh, chẳng phải đó là điều bất hạnh hay sao?

+ Được sống là hạnh phúc, còn vì cuộc sống luôn cho chúng ta cơ hội để hoàn thiện mình, luôn cho chúng ta cơ hội để sửa chữa những sai lầm, để bù đắp những gì gì mình còn thiểu sót…

- Luận điểm 2: Tuy vậy, cũng như quan niệm của Trương Ba, con người không thể đơn giản chỉ là sống, chỉ là tồn tại, mà phải sống làm sao có ý nghĩa, sống cho ra con người, hướng đến những giá trị chân - thiện - mỹ.

+ Gorki đã từng nói: “Con người! Hai tiếng ấy thật kì diệu, nó vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” – Tự hào như vậy, kiêu hãnh như vậy, là bởi vì con người trong nghĩa viết hoa của nó, luôn khao khát hướng về ánh sáng, luôn khao khát những giá trị chân – thiện –mỹ.

+ Hình tượng con nhân sư của Ai Cập, với đầu người nhô cao lên khỏi mình sư tử, cũng là một biểu tượng cho sự đấu tranh không ngừng giữa phần con và phần người, giữa phần nhân tính và phần bản năng, để thoát khỏi những cái tầm thường, dung tục hằng ngày, để vươn tới ánh sáng của một nhân cách cao cả.

=> Khao khát hướng đến cái tốt, cái đẹp, khao khát hoàn thiện bản thân chính là khao khát bản năng của nhân loại, nhờ có nó mà con người trở nên khác biệt so với giới động vật.

=> Khao khát đó tất yếu dẫn đến con người không bao giờ hài lòng với việc chỉ đơn thuần là tồn tại, mà nó luôn đòi hỏi phải được sống đúng nghĩa, sống có ích, sống như một con người.

+ Biểu hiện của lối sống ấy như thế nào?

  • Sống để yêu thương, chia sẻ.

D/c: Tỉ phú Bill Gates, người giàu nhất thế giới đã dành 40 tỉ USD trong khối tài sản của mình để làm từ thiện. Trong chuyến thăm Châu Phi trước đây, những mảnh đời bất hạnh, nghèo đói của lục địa đen đã khiến vợ chồng Bill Gates không thể yên lòng, họ đã xây dựng quỹ từ thiện của riêng mình để giúp đỡ những mảnh đời đó. Biết bao sinh mạng được cứu sống, biết bao nụ cười được thắp sáng trở lại. Bill Gates hạnh phúc, có lẽ không phải vì ông là người giàu nhất thế giới, mà có lẽ bởi vì trước hết, ông là một người đàn ông có trái tim nhân hậu, biết sống vì người khác.

  • Sống có lý tưởng, sống để cống hiến:

D/c: Những phi hành gia ngoài vũ trụ, những chiến sĩ biên phòng nơi đầu sóng ngọn gió bảo vệ bình yên cho Tổ quốc, những vị lương y thời cổ dùng chính bản thân mình để thử thuốc… Có thể công việc của họ khiến họ cận kề với cái chết, nhưng đó lại là lúc họ sống ý nghĩa nhất, đó là khi họ được sống trọn cho lý tưởng, được sống cống hiến, sống có ích.

  • Sống là tự lập, không phải dựa dẫm, ăn bám vào người khác.

* Tổng kết: Như vậy ta thấy rằng, cuộc sống, bản thân nó đã là hạnh phúc, là món quà mà thượng đế ban tặng cho mỗi người. Nhưng chỉ sống thôi chưa đủ, mà cần phải sống có ý nghĩa, sống là chính mình, sống tự lập, không ăn bám vào người khác.

- Phê phán

+ Những kẻ coi thường sự sống, sẵn sàng vứt bỏ sự sống của bản thân và coi thường mạng sống của người khác.

+ Những kẻ sống cuộc đời thừa, vô nghĩa, vô cảm, thờ ơ.

- Liên hệ bản thân

+ Nhận thức

+ Hành động

Văn mẫu lớp 12 sưu tầm và tuyển chọn / Đọc Tài Liệu

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM