Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 4 trang 136 thuộc nội dung soạn bài Huyện đường Kết nối tri thức với cuộc sống (Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian SGK ngữ văn 10 tập 1).
Câu hỏi: Qua theo dõi cảnh tuồng Huyện đường, bạn hiểu như thế nào về thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa đối với chốn “cửa quan”?
(Câu 4 trang 136 Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống)
Trả lời:
Cách trả lời 1:
Người dân xưa đối với chốn “cửa quan” vừa sợ sệt lại vừa đáng thương. Họ là những con người thấp cổ bé họng nên không biết dựa dẫm vào đâu, chỉ có thể đến cửa quan kêu oan, nhưng chính họ cũng không biết rằng, cửa quan chưa chắc đã là nơi giúp họ lấy lại công bằng. Lời lẽ của lí trưởng và trùm sò khi được lính lệ gọi vào đầy vẻ khúm núm: “Vâng, tôi biết anh tử tế lắm, chúng ta với nhau rồi”; “Vâng, tôi xin hậu tạ, anh cứ giúp đỡ cho”.
Cách trả lời 2:
Thái độ và cách nhìn nhận của người dân: Không bằng lòng. Bởi huyện đường vốn là chốn anh minh, xét xử cái đúng, trừng phạt cái sai. Vậy mà, ngay cả người đứng ra xét xử lại là kẻ tham quan, ham tiền, không chắc rằng, người dân sẽ được xử đúng. Cửa quan là chốn không anh minh như họ nghĩ.
Cách trả lời 3:
Qua theo dõi cảnh tuồng Huyện đường, ta thấy thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa đối với chốn “cửa quan”:
- Người Việt xưa không coi chốn công đường là nơi đòi lại công bằng, mà là nơi đục khoét của bọn quan lại nhũng nhiễu, chuyên vơ vét của người dân
- Ở chốn công đường trang nghiệm lại xảy ra sự trái ngược hài hước châm biếm khi người nhiều tiền thì được vô tội còn không có tiền sẽ bị phạt
- Đoạn trích vừa là lên án sự thật đổ đốn của quan lại, vừa là tiếng cười châm biếm cho chế độ thống trị thời phong kiến.
Xem thêm các câu hỏi trong bài:
- Cách bài trí nơi huyện đường những chỉ dẫn cho việc thiết kế sân khấu
- Lưu ý cách tự giới thiệu của nhân vật trong tuồng
- Điều gì sẽ xảy ra sau lời nói này của lính lệ A?
- Tóm tắt các sự việc trong đoạn trích Huyện đường
- Liệt kê những lời thoại cho thấy sự tương đồng về bản chất, thủ đoạn
- Đoạn trích cho thấy tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau
- Lời tự giới thiệu (qua hình thức nói lối) của nhân vật tri huyện đã giúp người xem
- Nếu được tham gia dựng lại cảnh Huyện đường trên sân khấu
- Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu 4 trang 136 thuộc bài soạn bài Huyện đường Kết nối tri thức với cuộc sống, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -