Qua hai nhân vật Ra-ma, Xi-ta, em hiểu như thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại

Xuất bản: 17/08/2022 - Cập nhật: 18/08/2022 - Tác giả:

Qua hai nhân vật Ra-ma, Xi-ta, em hiểu như thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại... Câu hỏi 3 trang 32 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần CÂU HỎI CUỐI BÀI trong nội dung Soạn bài Ra-ma buộc tội giúp các em chuẩn bị bài soạn trước khi tới lớp thật tốt.

Câu hỏi

Qua hai nhân vật Ra-ma, Xi-ta, em hiểu như thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng? Theo em, quan niệm đó còn phù hợp với ngày nay không? Tại sao?

(Câu hỏi 3 trang 32 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều)

Trả lời

Gợi ý 1:

Theo em, người Ấn Độ cổ đại quan niệm rằng anh hùng lí tưởng là mẫu người có tự trọng cao, lựa chọn danh dự, một con người đã hi sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ đạo đức xã hội. Người anh hùng trong chấp niệm to lớn của người Ấn Độ cổ đại còn phải có lí trí mạnh mẽ đến cực đoan trong nhân vật với long trung thành tuyệt đối với bổn phận của mình. Song song với điều đó, mẫu người phụ nữ lí tưởng được thể hiện rõ nét qua tính cách của nhân vật Xi-ta, một con người có sự tự tin vào lí trí, phẩm giá trong sạch, đức hạnh và chung thủy. Quan niệm đó có phần phù hợp về tam quan trong triết lí sống giữa người với người ngày nay, tuy nhiên cũng có phần cổ hủ, áp đặt và gò ép thân phận người phụ nữ.

Gợi ý 2:

Quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng

- Trong văn học Ấn Độ cổ đại:

+ Hình tượng người phụ nữ với những vẻ đẹp về hình thức, phẩm chất nhân cách bên trong như đức hạnh, tình yêu thương bao la đối với con người và cảnh vật, sự chung thủy, sự chịu đựng đáng trân trọng của người phụ nữ trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội (tôn giáo, đẳng cấp, hôn nhân) theo quan niệm của giáo lí. Với tất cả phẩm chất tốt đẹp, những người phụ nữ ấy xứng đáng được xem là “khuôn vàng thước ngọc”

+ Hình tượng người anh hùng lí tưởng: được xây dựng trên cảm quan và tư duy tôn giáo. Nhân vật anh hùng về ngoại hình phần lớn thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao. Chú trọng đời sống tâm linh, nên hình dáng không chỉ là cái bên ngoài mà còn là hình dáng được cảm nhận từ bên trong. Nhân vật anh hùng trong bộ sử thi Ramayana, có vẻ bề ngoài thánh thiện. Ngoài tầm vóc mang kích thước vũ trụ, tiêu biểu cho sức mạnh thể chất - tinh thần của cộng đồng dân tộc, nhân vật anh hùng sử thi còn sáng ngời vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường được coi là phẩm chất tuyệt đối. Trong sử thi Ramayana, nhân vật Ra-ma được xây dựng là người anh hùng “toàn diện toàn mỹ”, không chỉ đẹp về hình thức mà tài năng và đức hạnh của chàng cũng rực rỡ như các vì sao trên bầu trời.

- Theo em, quan niệm đó không còn phù hợp với ngày nay. Tại vì, ngày nay người ta không còn đặt nặng về các chuẩn mực ấy nữa.  Họ có những tiêu chuẩn riêng nhưng ở mức độ vừa phải và không yêu cầu quá cao về ngoại hình mà chú trọng đến hành động của họ.

-/-

Trên đây là trả lời chi tiết cho câu hỏi 3 trang 32 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều: "Qua hai nhân vật Ra-ma, Xi-ta, em hiểu như thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng? Theo em, quan niệm đó còn phù hợp với ngày nay không? Tại sao?" Hy vọng sẽ giúp các em soạn văn 7 tại nhà dễ dàng hơn.

Trọn bộ tài liệu Soạn văn 10 Cánh Diều

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM