Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời câu 4 trang 49 trong phần TRẢ LỜI CÂU HỎI thuộc nội dung phần soạn bài Thu hứng Kết nối tri thức với cuộc sống ngữ văn 10 tập 1.
Câu hỏi: Qua các từ ngữ và hình ảnh ở hai câu thơ 5 - 6, người đọc có thể nhận biết được điều gì về nhân vật trữ tình?
Trả lời:
Cách trả lời 1:
- Các từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc của nhân vật trữ tình: “tha nhật lệ”, “cô chu”, “cố viên tâm”
=> Nhân vật trữ tình trong trạng thái lẻ loi, cô độc, nhớ nhung quê nhà da diết.
Cách trả lời 2:
Nhân vật trữ tình được thể hiện qua:
+ Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng:
- Hoa cúc: hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu.
- Khóm cúc đã hai lần nở hoa: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.
- “Cô phàm”: là phương tiện đưa tác giả trở về “cố viên”, đồng thời gợi thân phận lẻ loi, cô đơn, trôi nổi của tác giả.
+ Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, hàm súc, cô đọng:
- “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại.
- “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
- “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê.
Cách trả lời 3:
- Cúc là loài hoa của mùa thu, biểu tượng niềm vui và vẻ đẹp vậy mà nhìn nó lại "tuôn thêm dòng lệ", gợi một nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ, nhìn hoa cúc nhớ về những mùa thu ở quê hương mà lòng u sầu, nghẹn ngào. Chữ " lệ" trong bài thơ rất khó phân biệt lệ của người hay của hoa, tuy nhiên có lẽ nên hiểu: mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh lòng nhớ về quê hương. Những giọt nước mắt cũng cứ thế tuôn rơi không ngăn lại được, hình ảnh hoa cúc nở rồi lại nở vừa gợi sự trở đi trở lại của nỗi nhớ quê, vừa gợi ra những dòng lệ chứa chan ân tình của nhà thơ.
- "Cố chu" con thuyền cô độc, khi nhìn thấy con thuyền nỗi lòng tác giả càng dâng trào, càng nhớ quê da diết. Hình ảnh con thuyền trôi nổi, lưu lạc , là phương tiện duy nhất nhà thơ gửi gắm ước nguyện về quê hương.
- "Cố viên tâm" (lòng nhớ vườn xưa) như buộc chặt nỗi lòng con người với quê nhà, như con thuyền trôi về quê hương.
=> Bằng nghệ thuật ẩn dụ tinh xảo hai câu thơ biểu hiện nỗi nhớ quê một cách sinh động và tha thiết, sâu lắng của nhà thơ.
Các câu hỏi liên quan trong bài:
- Khung cảnh của mùa thu được tái hiện trong bài thơ Thu hứng
- Nhận diện phép đối trong cả nguyên tác và bản dịch nghĩa trong câu 3-4 và 5-6
- Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra
- Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật trong Thu hứng
- Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn Thu hứng
- Những hình ảnh và từ ngữ nào được dùng để gợi không khí cảnh thu
- Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu kết Thu hứng
- Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ
- Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu
- Đoạn văn về những điểm tương đồng của thơ Đường luật và thơ hai-cư
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu 4 trang 49: " " , đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -