Phòng và chữa trị bệnh trĩ cho bà bầu

Xuất bản: 12/09/2018

Bệnh trĩ thường xảy ở bà bầu nhất là vào giai đoạn thai kỳ cuối. Để phòng và chữa trị bệnh trĩ cho bà bầu, Đọc Tài Liệu xin cung cấp cho bạn một số thông tin có liên quan về vấn đề này.

1.Tại sao dễ bị bệnh trĩ khi mang thai

Mang thai dễ khiến bạn bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả trong âm hộ vì nhiều lý do.

phong-va-chua-tri-benh-tri-cho-ba-bau

 

Tử cung của bạn phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.

Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.

Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.

2.Biểu hiện của thai phụ khi bị bệnh trĩ

- Giai đoạn đầu: Đại tiện ra máu, có thể thấy máu xuất hiện trên giấy vệ sinh. Hiện tượng chảy máu sẽ xuất hiện nhiều hơn khi trĩ lớn và bị căng.

- Khi bệnh trĩ phát triển nặng: Búi trĩ phình to ra khỏi hậu môn, thai phụ có cảm giác đau phía trong và xung quanh hậu môn, bên cạnh đó cảm thấy ngứa và gây áp lực cho cơ thể.

3.Ảnh hưởng của bệnh trĩ đối với sức khỏe của mẹ và bé

- Gây thiếu máu: Chảy máu thường xuyên sẽ dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của thai phụ và cả thai nhi.

- Khó khăn khi đi đại tiện: Bệnh gây đau đớn khi đi đại tiện, có thể khiến bạn không thể tự chủ được khi đi đại tiện.

- Đau đớn khi sinh: Bệnh trĩ gây khó khăn hoặc đau đớn sau sinh, bệnh sẽ nặng hơn do viêm nhiễm, tắc mạch, sa búi trĩ, áp xe...

- Viêm nhiễm âm đạo: Do kết cấu bộ phận sinh dục khá phức tạp, vi khuẩn ở búi trĩ dễ tấn công gây viêm nhiễm âm đạo, gây hàng loạt các bệnh phụ khoa.

4.Cách chữa trị bệnh trĩ khi mang thai

-Tránh táo bón: Khi mang thai, bạn nên ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây, rau và uống nhiều nước khoảng tám đến mười ly một ngày. Tập thể dục thường xuyên, ngay cả khi bạn có rất ít thời gian.

- Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và đừng nán lại nhà vệ sinh quá lâu để tăng áp lực lên trực tràng.

- Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày. Kegel giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Ngoài ra, Kegel còn giúp cơ thể bạn phục hồi sau khi sinh nhanh hơn.

- Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Bạn nên thường xuyên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu. Khi ở nhà, nên nằm nghiêng bên trái lúc ngủ, đọc sách hay xem tivi để có thể giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về từ nửa dưới cơ thể.

- Dùng đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn vài lần trong ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.

- Tắm nước ấm, ngâm mình trong bồn tắm từ 10-15 phút mỗi ngày.

- Xen kẽ hai phương pháp lạnh và nóng khi điều trị.

- Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh, nên dùng giấy trắng, mềm và không mùi thơm. Bạn cũng có thể dùng khăn ướt không cồn hoặc loại khăn chuyên dụng cho những người bị trĩ.

- Không nên tự ý dùng thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc vì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi và dễ bị viêm nhiều hơn.

5.Khi nào nên đến bác sĩ để khám bệnh trĩ khi mang thai?

Thông thường bệnh trĩ sẽ thuyên giảm khi bạn áp dụng những biện pháp tự điều trị như trên. Tuy nhiên, nếu các biện pháp phòng ngừa không mang lại hiệu quả hoặc bị đau, chảy máu nhiều, bạn nên đến bác sĩ ngay để được khám kỹ hơn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy