Nhằm giúp các em dễ dàng hơn trong chuẩn bị Soạn bài Thị Mầu lên chùa trước khi tới lớp. Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn các gợi ý trả lời câu hỏi phần ĐỌC HIỀU trang 75-79 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
Câu hỏi
Phép so sánh trong lời của Thị Mầu có gì độc đáo?
(Câu hỏi 2 trang 77 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều)
Trả lời
Gợi ý 1:
Phép so sánh của Thị Mầu có sự độc đáo: Thị Mầu ví thầy như “táo rụng sân đình” còn bản thân như “gái rở, đi rình của chua”. Người đàn bà khi có bầu thường nghén. Họ thường thèm đồ chua. Cây táo chín rụng ở sân đình vì không được chăm bẵm như các loại cây khác mà quả trở nên chua. Trong lời so sánh, ngụ ý của Thị Mầu muốn chỉ rằng, Thị Mầu rất thích chú tiểu này. Lối so sánh gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu nhưng thâm thúy.
Gợi ý 2:
Lối nói ví von so sánh thể hiện khát khao yêu đương của Thị Mầu.
“Thầy như táo rụng sân đình
Em như gái rở, đi rình của chua”
+ Cây táo mọc ở sân đình thường cao, sau mùa xuân chín rụng. Vì ít được chăm sóc lại già cỗi nên táo vừa chua, vừa chát.
+ Còn người phụ nữ nghén, người đời gọi là gái rở, thường thèm của chua, thèm đến xót lòng.
→ Người đàn bà ăn dở mà gặp quả táo, hơn nữa lại là rụng mà rụng ở sân đình thì nỗi khát khao thèm muốn càng tăng thêm gấp bội. Nhặt quả táo lên chắc người con gái ăn dở ấy phải nhai nuốt ngấu nghiến.
→ Việc Thị Mầu ví mình như gái rở, ví tiểu Kính như táo rụng sân đình thì hình ảnh vừa thật vừa rõ nét mà vừa dễ hiểu cho người xem.
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời chi tiết câu hỏi 2 trang 77 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều "Phép so sánh trong lời của Thị Mầu có gì độc đáo?". Hy vọng sẽ giúp các em tự chuẩn bị bài học trước khi tới lớp.
- Trọn bộ tài liệu Soạn văn 10 Cánh Diều