Phát biểu cảm nghĩ về truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Xuất bản: 25/07/2019 - Cập nhật: 20/08/2019 - Tác giả: Giangdh

[Văn mẫu 6] Tổng hợp những bài văn mẫu phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng hay nhất được Đọc tài liệu biên tập

Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là một sử thi của Aleksandr Sergeyevich Pushkin viết vào mùa thu năm 1833. Câu chuyện kể về một ông lão đánh cá bắt được một con cá vàng, nhưng con cá xin ông thả tự do cho nó, đổi lại, nó sẽ thực hiện bất kỳ điều ước nào của ông.

Cùng Đọc tài liệu tham khảo những bài văn mẫu tuyển chọn hay nhất về cảm nghĩ của em về truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng nhé!

-----------

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Bài văn mẫu 1

Ông lão đánh cá và con cá vàng là một câu chuyện cổ hết sức ý nghĩa

Truyện kể về một ông lão đánh cá nghèo ra biển, lần đầu tiên kéo lưới, ông chỉ thấy bùn, lần thứ hai, ông chỉ kéo được cây rong mãi đến lần thứ ba ông lão mới kéo lên được một con cá vàng. Con cá ấy kêu van, hứa sẽ trả ơn ông lão nên ông đã thả cá đi. Mụ vợ biết chuyện, mắng ông lão một trận và bắt ông 5 lần ra biển để đòi cá vàng trả ơn. Đáp ứng những nhu cầu của mụ. lần đầu tiên, mụ đòi cá giúp một chiếc máng lợn mới. Lần thứ hai, mụ đòi một căn nhà rộng. Lần thứ ba, mụ mắng như tát nước vào mặt ông lão và đòi làm nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ lại đòi hỏi cao hơn khi muốn làm nữ hoàng. Và lần thứ năm, mụ muốn được làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ. cá vàng sau nhiều lần đáp ứng những yêu cầu quá đáng của mụ đã tức giận, cá hóa phép lấy lại tất cả những gì đã cho. Ông lão trở về nhà và thấy mụ vợ đang ngồi bên cạnh chiếc máng lợn sứt mẻ cùng túp lều rách nát như xưa.

Câu chuyện phê phán thói tham lam của mụ vợ. từ một yêu cầu rất thiết thực là chiếc máng lợn mới, mụ dần đưa ra những đòi hỏi cao hơn, từ một kẻ nghèo hèn mụ muốn có nhà rộng, muốn làm nhất phẩm phu nhân rồi đến cả nữ hoàng. Đã ở một vị thế rất cao là nữ hoàng – người đứng đầu vương quốc, một chuyện mà xưa nay mụ chưa bao giờ dám mơ đến, nhưng dường như lòng tham của mụ là vô đáy, mụ không hề thỏa mãn với những gì mình có, nên mụ còn tiếp tục muốn làm Long Vương để có cá thần phục vụ. và kết quả của lòng tham vô tận ấy là việc mụ đánh mất tất cả, trở lại cuộc sống nghèo hèn trước đây. Bên cạnh lòng tham, mụ còn là kẻ phụ bạc, khi có tiền tài, địa vị, mụ ta trở mặt, đối xử tệ bạc với chồng – người đã mang lại những điều ước cho mụ. còn người chồng, tuy ông ta là người tốt bụng nhưng cũng là kẻ nhu nhược, ông ta không biết khuyên bảo vợ mình mà chỉ biết nhẫn nhục làm theo như một kẻ không biết phản kháng.

Cuối cùng, cả kẻ tham lam và người nhu nhược đều không có gì trong tay cả, tất cả đều biến mất. Mọi của cải, thành công đều chỉ thuộc về ta, khi chính ta tạo nên nó, còn nếu nó đến từ những thứ ban phát, hư vô thì cuối cùng cũng tan biến mà thôi.

Cảm nghĩ về ông lão đánh cá và con cá vàng

Có thể bạn quan tâm: Bài văn mẫu phân tích truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Bài văn mẫu 2

Bài văn phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng lớp 6

Ông lão đánh cá và con các vàng là một truyện cổ dân gian Nga được A.Puskin kể lại bằng 205 câu thơ (tiếng Nga) và Vũ Đình Liêm, Lê Trí Viễn dịch sang tiếng Việt qua văn bản tiếng Pháp. Người dịch vừa giữ được nét chất phác, dung dị của nghệ thuật truyện cổ dân gian, vừa rất điêu luyện, tinh tế trong sự miêu tả và sắp xếp tình tiết của truyện. Truyện không chỉ hấp dẫn với người Nga mà còn với nhiều dân tộc khác trên thế giới.

Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của cố tích như sự lặp lại và tăng tiến của những tình huống, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng ca ngợi lòng biết ơn với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

Cốt truyện đơn giản: "Ngày xưa, có hai vợ chồng người đánh cá già sống rất nghèo khổ. Một hôm, ông lão kéo lưới bắt được một con cá vàng. Cá vàng van xin ông lão thả ra, ông lão muốn gì sẽ được nấy. Mụ vợ tham lam bắt ông lão phải thực hiện những điều mụ yêu cầu. Lòng tham vô tận, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá hầu hạ. Cá vàng tức giận, bắt mụ trở về cuộc sống nghèo khổ như xưa".

Truyện có ba nhân vật: ông lão đánh cá, mụ vợ và con cá vàng. Biển cả mênh mông là khung cảnh làm nền cho ba nhân vật hoạt động.

Trong truyện, ông lão năm lần ra biển gọi cá vàng để nhờ cậy. Lần thứ nhất: biển gợn sóng êm ả. Lần thứ hai: biển nổi xanh nổi sóng. Lần thứ ba: biển xanh nổi sóng dữ dội. Lần thứ tư: biển nổi sóng mù mịt. Lần thứ năm: một cơn dông kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Năm lần gọi cá vàng là năm lần cảnh biển thay đổi. Một bên là những yêu cầu hàng ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão, một bên là phản ứng của biển mỗi lúc một tăng, tương ứng với sự vô lí của những yêu cầu đó. Qua những lần lặp lại như thế, tính cách nhân vật (ông lão, mụ vợ, cá vàng) và chủ đề của truyện càng được tô đậm. Ở đây, biển không chỉ đơn thuần làm nền cho các nhân vật hoạt động mà còn tham gia tích cực vào diễn biến của truyện, tượng trưng cho phản ứng của nhân dân, của trời đất trước thói tham lam và bội bạc.

Đọc truyện này, ai cũng thương ông lão bởi vì ông lão là người tốt bụng, hiền lành mà không may gặp phải mụ vợ tai quái, độc ác. Ông lão luôn luôn bị vợ mắng chửi tàn tệ. Lần thứ nhất, khi ông lão thật thà kể chuyện về cá vàng, ông đã bị mụ mắng như mắng trẻ con: "Đồ ngốc!… ". Lần thứ hai, dù ông lão đã làm theo ý mụ, mụ vẫn quát to: "Đồ ngu!…". Lần thứ ba, thấy ông lão từ biển về, mụ mắng như tát nước vào mặt…

Không chỉ bị vợ sỉ nhục, mắng mỏ, ông lão còn bị mủ khinh rẻ, ngược đãi. Lần thứ ba, tuy ông lão đã ra biển xin cá vàng cho mụ trở thành thất phẩm phu nhân nhưng ông vẫn bị mụ quát tháo và bắt quét dọn chuồng ngựa. Lần thứ tư, ông lão lại năn nỉ xin cá vàng cho mụ được làm nữ hoàng, để rồi mụ tàn nhẫn ra lệnh đuổi đi…

Từ địa vị của một ông chồng, ông lão đã bị biến thành đầy tớ, bị vợ hắt hủi, xua đuổi không chút xót thương. Nguyên nhân chỉ vì ông sợ vợ một cách mù quáng. Người đọc thương ông lão hiền lành nhưng cũng giận ông lão quá nhu nhược, nhất nhất nghe theo lời vợ. Biết mụ được voi đòi tiên nhưng ông vẫn nhắm mắt làm theo lời mụ. Cảm thấy những đòi hỏi của mụ vợ là vô lí, nhận ra lòng tham đến mức quái gở của mụ, vậy mà ông lão không dám phản đối thì thật là là đáng trách.

Chính vì nhu nhược mà ông lão bị mụ vợ đối xử thậm tệ. Lần thứ tư, rồi lần thứ năm, ông lão vẫn mù quáng làm theo lời mụ vợ, chỉ biết van xin cá vàng: "- Giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được?" Ông lão không biết bảo vệ mình. Dân gian có câu: Một sự nhịn là chín sự lành nhưng nhịn nhục như ông lão là điều không nên.

Ông lão là một người hiền lành tử tế, đối lập với mụ vợ tai quái, độc ác. Vì vậy, người đọc thương xót, ái ngại cho tình cảnh của ông. Câu chuyện của ông lão đánh cá đã cho chúng ta một bài học về cách đối nhân xử thế. Sự nhẫn nhục chịu đựng bao giờ cũng có giới hạn. Mỗi người cần có bản lĩnh để bảo vệ nhân phẩm của mình, không nên nhân nhượng và làm theo những tham vọng ngông cuồng của kẻ khác.

Trong truyện, mụ vợ là nhân vật phản diện. Đây không phải là một con người mang tính xấu mà là tính xấu xuất hiện dưới lốt người. Có thể kể ra vô số tính xấu của nhân vật này như: tham lam, bội bạc, dữ dằn, thô lỗ… Trong đó có hai thói xấu nổi bật nhất làm tham lam và bội bạc. Có lẽ sự bội bạc còn đáng ghét và khó tha thứ hơn cả sự tham lam.

Tham khảo thêm: Bài văn mẫu kể tóm tắt chuyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng

Bài văn mẫu 3

Văn mẫu 6: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng

Puskin là đại danh hài người Nga. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ trong đó có bài “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Tác phẩm cho thấy những người sống nhân hậu hiền lành thì cuối cùng cũng sẽ được đền đáp. Còn những kẻ tham lam có voi đòi tiên thì cuối cùng sẽ bị báo ứng

Truyện kể về ngày xưa có hai vợ chồng sống nghèo khổ. Một ngày ông lão đi đánh cá nên bắt được một con cá vàng.Con cá xin con cá tha cho,ông muốn gì ông cũng cho. Mụ vợ tham lam bắt ông lão phải đòi được những gì theo ý mình. Lòng tham,bà mụ bắt con cá cho một lâu đài và cá phải hầu hạ bà.Cá vàng tức giận bắt mụ trở về cuộc sống nghèo khổ như xưa.

Trước tiên ông lão là một người nghèo khổ nhưng rất lương thiện.Ngày ngày ông không quản mưa nắng vẫn cần mẫn đi kiếm sống qua ngày. Đối với một người đi đánh cá thì việc bắt được cá là mục tiêu của họ. Nhưng khi bắt được con cá vàng,nó cầu xin ông tha mạng thì ông lão dã thả con cá trở về biển về đại dương. Ta thấy ông lão là một người rất nghèo khó không có cuộc sống no đủ nhưng trước lời cầu xin của con cá thì ông sẵn sàng trả con cá về mặc dù đó đồng nghĩa với việc hôm nay ông sẽ không thu hoạch được gì. Ta thấy được tấm lòng  lương thiện bao dung của ông lão đối với cả một động vật nhỏ bé.Nhưng ngược lại tấm lòng lương thiên ấy là mụ vợ của ông  khi biết được chuyện đã quát mắng ông bắt ông năm lần bảy lượt ra bắt cá làm theo ý định của mụ ta. Ông lão buộc phải đồng ý với mụ vợ và chán nản đi ra biển nhờ cá giúp đỡ theo ý của mụ.

Qua đây ta thấy được ông lão có phân hơi nhu nhược trước mụ vợ. Ông không hề quyết đoán mà chỉ biết nghe lời vợ chấp nhận theo ước muốn của mụ ta.Ông cúng không đồng tình với ý mụ vợ nhưng ông không đủ dũng cảm để chống lại mụ ta. Ta thấy ở đây ông lão là một người vô cùng lương thiện. Khi con cá hỏi ông có ước muốn gì không thì ông không hề tham lam ông không cần gì cả mà vẫn vui vẻ trả con cá về biển. Ông chính là biểu tượng của một người nông dân trong chế độ xã hội cũ. Đối với mụ vợ thì ông lão không chỉ là chồng mà còn là ân nhân vì có ông nên mụ vợ mới được sống sung sướng. Nhưng mụ vợ không hề biểu được điều đó mà luôn có thái độ coi thường quát mắng ông. Mụ chỉ coi ông như một người đầy tớ một người để bà sai bảo và chỉ có thể cúi đầu nghe lệnh. Kết thúc truyện hình ảnh mụ vợ phải trở về cuộc sống như xưa nên rất thích đáng. Trước đây mụ chưa từng được sống trong giàu sang phú quý nên mụ chưa hiểu được sự sung sướng là như thế nào nhưng khi mụ đang được sống sung sướng mà lại trở về nghèo khó thì đó không chỉ là một sự trừng phạt về cả tinh thần. Mụ chắc chắn sẽ không thể chịu được cuộc sống đó lúc nào cũng chỉ cảm thấy khó chịu uất ức nhục nhã ê chề đến cực điểm. Cá vàng trừng trị ông lão cả về tội tham lam và bội bạc nhưng ta thấy rằng tội bội bạc có phần lớn hơn. Mụ vợ không những khi có được cuộc sống giàu có thì chuyển sang không coi con cá là ông nhân của mình mà còn bôi bạc với người chồng đã sống với mình mấy chục năm.

Ở đây con cá chính là một biểu tượng cho sự biết ơn khi ông lão thả con cá về thì con cá cho ông được cái mình muốn. Con cá chính là hình ảnh tưởng tượng của nhân dân ta để báo đáp những người sống thật thà lương thiện. Đồng thời con cá cũng là công cụ để nhân dân ta thi hành sự trừng trị thích đáng đối với những kẻ tham lam bạc bẽo.
Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh “trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”. Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều.

Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân. Ta thấy câu truyện ông lão đánh cá và con cá vàng chính là một câu chuyện điển hình của truyện cổ tích dân gian.Mà đã là chuyện cổ tích thì thường thể hiện ước muốn của nhân dân đó chính là cái thiện sẽ được báo đáp còn những kẻ tham lam bội bạc thì sớm muộn gì cũng sẽ bị trừng trị thích đáng nhất.Câu chuyện cũng thể hiện một phần nào đo ước muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân trong cuộc sống cực khổ ở xã hội đương thời.

Tác phẩm đề cao lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và bài học đích đáng cho những kẻ bội bạc tham lam.Đó cũng là mong ước muôn đời của nhân dân ta.

--------

Đọc tài liệu vừa gửi đến các em một số bài văn mẫu với nội dung phát biểu cảm nghĩ về truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng bao gồm những bài văn hay nhất. Hy vọng với những tài liệu này phần nào giúp các em có thêm nhiều nội dung tham khảo bổ sung vào bài viết của mình thêm phong phú. Chúc các em học tốt môn văn mẫu lớp 6

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM