Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua

Xuất bản: 16/08/2022 - Tác giả:

Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này. Câu hỏi 2 trang 27 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Nhằm giúp các em dễ dàng hơn trong chuẩn bị Soạn bài Thần trụ trời trước khi tới lớp. Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn các gợi ý trả lời câu hỏi CÂU HỎI CUỐI BÀI trang 27 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Câu hỏi

Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.

(Câu hỏi 2 trang 27 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều)

Trả lời

Gợi ý 1:

- Trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản:

+ Một vị thần khổng lồ xuất hiện, thần cao không thể tả xiết.

+ Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

+ Thần tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời.

+ Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

+ Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hoá vũ trụ thành một vị thần.

+ Công việc, Thần làm rất lạ lùng: đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời, tạo ra núi sông biển cả. Đấy là những công việc quy mô vĩ đại, tạo thiên lập địa, xây dựng cỏi thế gian đúng theo quan niệm về vũ trụ (Trời tròn, đất vuông) của người xưa.

→ Thần Trụ Trời là câu chuyện hoang đường. Hình tượng thần và việc làm của Thần, từ việc xây cột khổng lồ chống trời lên cao tít tới việc phá cột, ném tung đất đá thành núi đồi, đào đất thành sông biển… theo quan niệm của người nhân dân ta trước đây.

Gợi ý 2:

- Trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản:

+ Một ông thân thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể. Bước một bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.

+ Dùng đầu đội trời, tay đào đất đá, đắp thành cột vừa cao vừa to để chống trời.

+ Mỗi hòn đá vung ra tạo thành một hòn núi hay đảo. Đất tung tóe ra tạo thành cồn đồi, cao nguyên. Chỗ được đào lên lấy đất đá đắp cột thì thành biển cả.

+ Thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát, nghiền sỏi, thần trồng cây...

→ Con người đều không biết trời, đất,.. xuất hiện như thế nào, từ bao giờ. Câu truyện Thần trụ trời với các chi tiết hoang đường kì ảo do nhân dân nghĩ ra đã lý giải về sự xuất hiện của trời, của đất, cảu vạn vật một cách thần thánh hóa. Tất cả vạn vật trên trái đất đều do Thần tạo ra.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời chi tiết câu hỏi 2 trang 27 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều "Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này". Hy vọng sẽ giúp các em tự chuẩn bị bài học trước khi tới lớp.

- Trọn bộ tài liệu Soạn văn 10 Cánh Diều -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM