Phân tích tác phẩm Số phận con người của Sô-lô-khốp

Xuất bản: 04/09/2018 - Cập nhật: 25/06/2020 - Tác giả:

Tuyển chọn những bài văn mẫu hay chủ đề Phân tích truyện ngắn Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp - Văn mẫu lớp 12

Đề bài: Em hãy phân tích tác phẩm truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp.

Bài phân tích hay nhất của bạn Mai Phương THPT Nguyễn Huệ

Sô lô khốp được biết đến là một nhà văn Xô viết lỗi lạc, ông được nhận giải thưởng Noben về văn học vào năm 1965. Ông đã có nhiều tác phẩm hay và nổi tiếng để lại bao gồm truyện, tiểu thuyết và đặc biệt hơn nữa là tác phẩm xuất sắc viết về “số phận con người”. Và thông qua tác phẩm này chúng ta thấy được những số phận bất hạnh của con người sau chiến tranh.

Nhân vật chính trong truyện được biết đến là nhân vật Xô-cô-lốp. Và anh ta được xây dựng lên là một người rơi vào bi kịch sau khi chiến tranh kết thúc. Trong khi trước đó anh phải đi lính và sau khi hòa bình thì anh mất hết tất cả từ người thân, nhà cửa và cả bạn bè nữa. Đối với Xô-cô-lốp thì có thể nói thì anh chiến đấu vì gia đình, vì quê hương đất nước nhưng khi hòa bình đã được lập lại thì mọi thứ đã bỏ anh mà đi thì không còn gì nữa cả. Anh dường như đã phải sống trong một cuộc sống đau khổ, kể cả khi chiến đấu, anh bị thương rất nhiều. Có cả vợ và hai người con của anh cũng bị bom của phát xít cướp đi tính mạng của mình. Và lúc này Xô-cô-lốp chỉ còn biết hi vọng và trông chờ vào người anh trai nhưng rồi cuối cùng anh ấy cũng đã chết trận.

Như vậy, thông qua đây chúng ta như đã có thể thấy được rằng số phận anh rất bất hạnh, khi chiến đấu đã chịu những giày vò thật tủi cực về thể xác lẫn tinh thần. Sau đó khi trở giờ về thì lại phải nếm trải niềm đau khổ về tinh thần tụt độ bởi người thân yêu duy nhất của mình cũng không còn nữa. Từ đó chúng ta có thể thấy được những hậu quả mà chiến tranh đã để lại là quá lớn lao, quá đắng cay và thật đáng thương cho Xô-cô-lốp.

Sau chiến tranh, anh cứ ngỡ được sống trong hạnh phúc, nhưng không, Xô-cô-lốp phải sống trong bế tắc và tuyệt vọng. Không hề có một mái nhà che nắng che mưa mà anh phải sống nhờ nhà một người bạn. Và để rồi cho tới khi anh tình cờ gặp được cậu bé có tên Va-ni-a. Nhà văn đã miêu tả thật ám ảnh về ngoại hình của cậu bé bằng những lời văn hết sức chân thật. Hiện lên đó là một cậu bé tầm 5 tới 6 tuổi ăn mặc rách rưới, cả cha và mẹ của cậu bé đều đã chết trong chiến tranh, ít ra Sô-lô-khốp còn có thể lao động được còn cậu bé thì lại không có ai, ai cho ăn gì thì cậu bé ăn nấy và bạ đâu ngủ đấy. Duyên phận dường như đã đưa đẩy cho họ gặp nhau như để bù đặp cho nhau những thiếu sót của cuộc đời đầy giông bão này vậy.

Xô-cô-lốp đã nhận nuôi bé Va-ni-a, anh còn chăm sóc tận tình chu đáo, anh còn mua quần áo cho cậu bé, là một chiếc áo bành tô rất đẹp. Có thể nói rằng chính lòng nhân ái đó đã đem hai trái tim đó như đã xích lại với nhau như để sưởi ấm cho nhau vậy.

Anh luôn luôn cố gắng làm mọi việc để nuôi bé Va-ni-a, nhưng trớ trêu thay cuộc sống không giống như những gì mình nghĩ, anh vượt qua mọi nỗi đau, xe anh quệt nhẹ vào người ta và cuối cùng bị mất bằng lái và không được lái xe. Nghề mưu sinh của anh cũng đã không còn cho nên anh phải đi khắp nơi, đã thế sức khỏe anh lại yếu đi trông thấy, anh đau đến mức khóc nhưng anh lại không để cho bé Va-ni-a biết được điều này. Thông qua điều này chúng ta dường như nhận thấy tác giả có một tấm lòng nhân đạo cao cả.

Đến đoạn cuối của tác phẩm đầy tình thương yêu và biết bao sự nghiệt ngã này thì nhà văn đã thể hiện sự thương xót của mình đối với nhân vật. Đó chính là “Với nỗi buồn thấm thía, tôi nhìn theo hai bố con…”. Đoạn văn như đã thể hiện được sự khâm phục, tính cách của những con người luôn luôn kiên cường đứng vững vàng trước những khó khăn của cuộc sống. Có thể nói trong hoàn cảnh có nghèo khó thế nào thì họ vẫn luôn trao nhau những tình yêu thương đầy sự nhân ái, họ luôn luôn đùm bọc nhau cho nhau những yêu thương để vượt qua cuộc đời khó khăn và để sống.

Như vậy, chỉ với qua tác phẩm thôi mà chúng ta như có thể thấy được số phận đau khổ của con người qua chiến tranh là như thế nào. Con người đó, họ không những phải chịu những nỗi đau thể xác trên chiến trường mà còn phải chịu nhiều nỗi đau về tinh thần. Xô-cô-lốp cùng bé Va-ni-a là hai nhân vật chính là hiện thân của những số phận bất hạnh đó. Qua đó tác giả Sô-lô-khốp như đã muốn kêu gọi mọi người hãy có trách nhiệm đối với những con người như vậy hơn, để cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

Một số bài văn hay chọn lọc từ các kì thi THPT

Bài số 1:

Sô-lô-khốp nhà văn Nga lỗi lạc, ông được nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1965. Ông để lại số lượng tác phẩm đồ sộ, những bộ tiểu thuyết lớn và những truyện ngắn hay với cái nhìn chân thực về cuộc sống và chiến tranh. Số phận con người được sáng tác dưới sự chỉ đạo của Đảng cộng sản Liên Xô, khôi phục tinh thần dân chủ, chống sùng bái cá nhân và trong xu thế quan tâm đến số phận con người sau chiến tranh. Tác phẩm của Sô – lô – khốp mang tinh thần thời đại rất rõ nét.

Xô-cô-lốp bị thương, anh bị bắt làm tù binh trong trại tập trung của phát xít Đức với những cực hình vô nhân đạo. Không chỉ vậy anh còn mất đi tất cả người thân, gia đình vì bom đạn phát xít: vợ và hai con gái. Đây có lẽ là nỗi đau đớn lớn nhất cuộc đời anh, những vết thương về thể xác có thể lành theo năm tháng, còn những mất mát, đau thương về tinh thần thì năm tháng cũng không thể chữa lành. Và niềm an ủi duy nhất, cuối cùng cho tầm hồn đầy đau thương ấy là đứa con trai xuất sắc, là đại úy pháo binh, là học sinh học giỏi toán lại bị tên thiện xạ Đức bắn trúng ngay trong khoảnh khắc chiến thắng. Anh phải chôn niềm hi vọng cuối cùng của cuộc đời mình. Bước ra khỏi cuộc chiến, anh không còn lấy một người thân ở bên cạnh, nỗi cô đơn, trống trải, hụt hẫng bủa vây lấy người đàn ông này.

Bởi vì quá đau thương, anh không dám trở về quê hương. Mảnh đất quê hương gắn với biết bao kỉ niệm đẹp đẽ của anh và gia đình, nếu anh trở về đó, từng mảnh kí ức ùa về, có lẽ anh sẽ không thể sống nổi. Chính vì vậy Xô-cô-lốp lựa chọn cách đến ở nhờ nhà bạn, để vợi bớt nỗi đau đớn và u buồn. Tại đây anh làm nghề lái xe để mưu sinh và trong những ngày đó anh bắt đầu nghiện rượu, anh tìm đến rượu để quên đi quá khứ, chạy trốn những kí ức đeo bám anh. Nhưng anh càng chạy trốn, càng tìm đến rượu thì quá khứ càng ám ảnh anh bấy nhiêu. Sau đó Xô-cô-lốp bị mất bằng lái, anh thất nghiệp nên đã di chuyển đến một vùng đất khác để sinh sống. Những vết tích mà chiến tranh để lại đã hằn in trên đôi mắt màu tro đượm buồn của anh.

Bé Va-ni-a cũng là một số phận bất hạnh khác, bố mẹ em chết vì bom đạn phát-xít. Va-ni-a trở thành một đứa trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, em sống lang thang trên đường phố, cuộc sống hết sức cơ cực “bạ đâu ngủ đấy, ai cho gì thì ăn nấy”. Cả Va-ni-a và Xô-cô-lốp đều là những nạn nhân của chiến tranh phát-xít, họ bị mất gia đình, người thân, sống cuộc đời cô đơn, trơ trọi, nếu thiếu bản lĩnh, nghị lực họ sẽ bị cuộc đời vùi dập.

Số phận đau thương, bất hạnh đã khiến cho hai con người người ấy gặp nhau, bằng tình yêu thương Xô-cô-lốp đã quyết định nhận bé Va-ni-a làm con. Xô-cô-lốp mang hạnh phúc vô bờ bến cho bé Va-ni-a. Em “nhảy chồm lên cổ, hôn vào má vào môi vào trán, như con chim chích hót ríu rít líu lo vang rội cả buồng lái…”. Quyết định ấy không chỉ mang lại niềm vui cho bé Va-ni-a mà còn đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho Xô-cô-lốp, sau biết bao nhiêu năm lấy rượu để quên đi, để chìm vào giấc ngủ, thì đây là lần đầu tiên sau nhiều năm anh được ngủ một cách ngon lành… Bằng tình yêu thương, hai con người bị khuyết thiếu tình yêu thương ấy đã bù đắp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho nhau. Anh luôn quan tâm, dành tình yêu thương và sự quan tâm chăm sóc cho Va-ni-a: lấy xà phòng rửa tay trước khi đặt ngồi vào bàn ăn, đưa tới hiệu cắt tóc tắm rửa, chạy ra cửa hàng tạp hóa mua một chiếc quần dạ vào lúc trời đang rất nóng… Bởi khi mang hạnh phúc đến cho Va-ni-a cũng chính là mang lại hạnh phúc cho chính anh.

Không chỉ tình yêu thương, mà cả nghị lực kiên cường đã giúp Xô-cô-lốp vượt lên số phận đầy đau thương của mình. Gia đình anh đều bị bom đạn phát xít cướp mất tính mạng, chỉ con một mình anh cô độc trong cuộc đời, trái tim đã dần trở nên yếu đuối, chán nản, có những lúc tưởng như bỏ cuộc. Sức khỏe của anh ngày một đi xuống, con tim bỗng nhiên nhói lên, thắt lại giữa ban ngày, khiến anh tối sầm mặt lại. Anh lo lắng rồi một ngày không xa cái chết sẽ đến và anh còn lo hơn cho bé Va-ni-a, anh chết, bé sẽ rơi vào cảnh cô đơn, lang thang, điều này còn làm anh lo lắng gấp bội. Không chỉ vậy, những ám ảnh quá khứ vẫn đeo bám anh, dù đã cố gắng nhưng nó vẫn lẩn khuất hiện về. Hầu như đêm nào anh cũng gặp lại những giấc chiêm bao về vợ con. Tuy nhiên luôn phải giấu diếm, che đậy nỗi đau, không muốn để Va-ni-a nhìn thấy mình khóc, để giữ niềm vui trọn vẹn cho Va-ni-a. Ý chí nghị lực của anh còn thể hiện trong lần anh mất bằng lái, thay vì chán nản, bi quan, than vãn, đổ lỗi cho số phận, anh lại mang đứa con trai của anh đến những vùng đất mới để giải quyết việc trước mắt là mưu sinh bằng nghề nghiệp khác, và cũng là để quên đi nỗi đau quá khứ. Ý chí nghị lực đã giúp anh vượt qua nỗi đau, những trớ trêu của số phận để tiếp tục sống, nuôi dưỡng bé Va-ni-a trưởng thành. Ý chí nghị lực của anh cũng chính là bản tính tiêu biểu của con người Nga.

Tác phẩm dùng lối kể truyện, truyện lồng trong truyện vô cùng đặc sắc. Giúp cho câu chuyện vừa chân thật, vừa dạt dào tình cảm. Đặc biệt với mỗi lối kể sẽ đem đến những hiểu quả khác nhau. Khi Xô-cô-lốp kể chuyện giọng điệu, ngôn ngữ sẽ nương theo đặc điểm của người lính, người lái xe, giúp cho nhân vật hiện lên sinh động, tự nhiên hơn. Khi chọn ngôi kể là tác giả câu chuyện sẽ được thuật lại khách quan, chân thực hơn.

Dù chỉ là trích đoạn nằm ở cuối tác phẩm nhưng đã gửi gắm những thông điệp sâu sắc của tác giả. Sô-lô-cốp kêu gọi, nhắc nhở sự quan tâm cả toàn xã hội đối với những cá nhân, những số phận con người như Xô-cô-lốp đã hi sinh tất cả để giữ gìn độc lập cho dân tộc. Đồng thời lên án bão tố chiến tranh phi nghĩa với sức mạnh phũ phàng của nó và nó vẫn có ý nghĩa thời sự tới tận ngày nay.

Bài số 2​​​​​​​:

Nhà văn Sô lô khốp (1905 – 1984), ông là một nhà văn Xô Viết lỗi lạc, vinh dự hơn khi ông được nhận giải thưởng Nô- Ben về văn học năm 1965. Đồng thời ông được liệt vào danh sách những nhà văn lớn. Tác phẩm của ông để lại gồm những tập truyện, tiểu thuyết lớn và tiêu biểu trong số đó có tác phẩm Số phận con người. Qua tác phẩm ấy ta thấy được những số phận bất hạnh của con người sau chiến tranh. Từ khi ra đời có trên mặt báo Sự Thật cho đến nay tác phẩm vẫn còn nguyên những giá trị ý nghĩa của mình.

Nhân vật chính trong truyện chính là nhân vật Xô cô lốp. Anh là một người rơi vào bi kịch sau khi chiến tranh kết thúc. Trước đó anh phải đi lính và sau khi hòa bình thì anh không còn gì cả, người thân, nhà cửa, bạn bè không còn ai hết. Đối với anh mà nói một lòng chiến đấu vì quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ người thân của mình vậy mà giờ đây những người thân yêu của anh đều từ bỏ anh mà đi, bom đạn kia đã cướp họ khỏi anh.

Chính vì thế mà anh phải sống một cuộc sống đau khổ. Trong chiến đấu anh cũng phải chịu những bất hạnh đó là hai lần anh bị thương và tiếp tục bị đày đọa hai năm trong trại tập trung của phát xít Nhật. Vợ và hai người con gái của anh bị bom phát xít cướp đi tính mạng. Anh chỉ còn niềm hi vọng vào người con trai cả là A-na-tô-li thì anh ấy cũng bị chết trận năm 1945.

Như vậy có thể thấy số phận của anh rất bất hạnh, khi chiến đấu đã chịu những khổ cực về thể xác rồi mà đến khi chiến tranh kết thúc mọi nhà sống trong độc lập thì với anh lại là niềm đau khổ về tinh thần vì những người thân yêu của anh đều bị chiến tranh cướp đi mất rồi. Anh tuyệt vọng trước những đau khổ của cuộc đời. Từ đó ta thấy được hậu quả của chiến tranh để lại thật sự rất đau lòng.

Sau chiến tranh anh không còn nhà cửa, không còn người thân cho nên anh phải ở nhờ một người đồng chí cũ. Anh phải tìm đến rượu để dịu bớt nỗi đau của mình. Tóm lại sau chiến tranh anh phải sống một cảnh sống cô đơn và bế tắc.

Và trong một lần tình cờ hay do duyên trời run rủi cho anh gặp bé Va ni a. Nhà văn miêu tả ngoại hình của chú bé bằng những lời văn chân thực nhất để từ đó thấy được hậu quả kinh khủng của chiến tranh để lại. Chú bé khoảng năm đến sáu tuổi. Chú hiện lên trong bộ dạng quần áo rách bươm xơ mướp, mặt mũi thì bê bết lem luốc…duy nhất chỉ có cặp mắt là sáng ngời. Cậu bé ấy cũng có một hoàn cảnh vô cùng thương tâm. Cả cha và mẹ của cậu bé đều chết trong chiến tranh. Cùng có người thân bị mất nhưng ít ra Xô cô lốp còn có sức mà lao động còn cậu bé kia làm sao có thể lao động được. Cậu còn quá nhỏ. Cậu sống vạ vật, ai cho gì ăn đấy, bạ đâu ngủ đấy. Và duyên phận như cho họ gặp nhau để bù đắp cho nhau những tình thương mà mình đã mất đi. Xô cô lốp cảm thương tình cảnh của Va ni a cho nên anh quyết định nhận cậu làm con nuôi. Cả hai người chủ nhà của Xô cô lốp cũng đồng tình với hành động nhân ái ấy. Và anh như quên đi mọi đau khổ mà dành cho bé Va ni a những tình thương sự tận tình chu đáo. Anh mua quần áo cho cậu bé, một chiếc áo bành tô rất đẹp. Chính lòng nhân ái đã đem hai trái tim gần nhau sưởi ấm cho nhau.

Thế rồi anh cố gắng kiếm sống để nuôi bé Va ni a nhưng cuộc sống hay số phận anh khổ đau. Anh vượt lên những nỗi đau, xe anh quệt nhẹ người ta mà anh bị tước bằng lái, anh mất việc nên phải đi lang bạt kiếm sống. Đã thế thể chất sức khỏe của anh cũng giảm đi trông thấy. Anh đau đến khóc thế nhưng anh vẫn cố gắng không để cho bé Va ni a biết. Trước mặt cậu bé, anh vẫn tỏ ra bình thường. Dường như nhà văn đang nhìn anh với một ánh mắt nhân đạo, anh đã không để cho bé Va ni a phải khóc, điều đó thể hiện một sự hi sinh của người cha.

Đến đoạn cuối tác phẩm thì nhà văn như thể hiện sự đồng cảm thương xót của mình với nhân vật. Tác giả không thể nào giấu được những cảm xúc của bản thân mình trước những tình cảnh cũng như tình cảm của hai cha con mà thốt lên: “ Với nỗi buồn thấm thía, tôi nhìn theo hai bố con…” Hai người côi cút đã tìm đến nhau chia sẻ cho nhau những niềm yêu thương trong cuộc sống. Đoạn văn thể hiện sự khâm phục những tính cách con người Nga kiên cường trước những khó khăn của cuộc sống. Trong hoàn cảnh đói nghèo đau khổ nhưng vẫn trao cho nhau những tình yêu thương nhân ái để chạm tay đến hạnh phúc.

Như vậy có thể nói qua đây ta thấy được số phận con người sau chiến tranh đau khổ như thế nào. Người lính đã trải qua những khó khăn trên chiến trường rồi tưởng rằng chiến tranh kết thúc sẽ được đoàn tụ thì người thân cũng bị chiến tranh cướp đi. Xô cô lốp cùng bé Va ni a chính là hiện thân của những số phận bất hạnh đó. Đồng thời qua tác phẩm này nhà văn kêu gọi mọi người nên có trách nhiệm với số phận của những con người như thế.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM