Tổng hợp những bài phân tích nhân vật A Sử trong truyện Vợ chồng A Phủ do Đọc Tài Liệu sưu tầm và biên soạn bao gồm top 4 bài văn phân tích hay về nhân vật A Sử - con trai thống lí Pá Tra.
Dàn ý phân tích nhân vật A Sử trong truyện Vợ chồng A Phủ
1. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về tác giả Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
- Giới thiệu nhân vật A Sử, nêu cảm nhận chung của em về nhân vật.
2. Thân bài: Phân tích chi tiết nhân vật A Sử
* Hoàn cảnh xuất thân của A Sử
- Sinh ra trong gia đình quyền quý
- Là con trai của thống lí Pá Tra, người nắm quyền lực lớn nhất vùng.
* Đặc điểm về tính cách của A Sử
- Hống hách, coi thường và hay ức hiếp người khác:
+ Thấy Mị xinh đẹp, hắn đã bắt Mị về làm vợ => Hủy đi nhân duyên tốt đẹp, tự do và sức sống của Mị.
+ Đánh nhau với A Phủ, dùng quyền lực của cha để đẩy A Phủ vào bước đường cùng, trở thành người ở không công cho gia đình hắn.
- Là một người chồng độc ác, vũ phu, tàn nhẫn đến vô lí:
+ Giam giữ, chà đạp, bóc lột sức lao động của Mị: bắt Mị làm việc quần quật ngày đêm, buộc Mị ở trong căn phòng nhỏ bé, tù túng.
+ Tước bỏ những quyền lợi chính đáng của Mị: "Không năm nào A Sử cho Mị đi chơi"
+ Trói đứng Mị vào cột nhà khi thấy Mị có ý định đi chơi.
+ Dùng chân đạp vào mặt Mị khi Mị nỡ ngủ quên vì mệt quá.
- Là một kẻ ăn chơi lêu lổng, trăng hoa:
+ Những cuộc chơi xuyên đêm cùng đám bạn.
+ Rình bắt nhiều người con gái đẹp nữa về làm vợ: "Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ"
=> A Sử là kẻ mang bản chất độc ác, xấu xa, nhẫn tâm, là một con "quỷ dữ" không có tình thương, tự cho mình quyền chà đạp, hành hạ người khác.
3. Kết bài
- Nhận xét chung về nhân vật A Sử
VD: Thông qua nhân vật A Sử, tác giả Tô Hoài đã thể hiện đầy sắc nét tình trạng bất công của xã hội phong kiến miền núi trước năm 1945, giai cấp cường quyền đã dùng thứ quyền lực bạo tàn để bóc lột, chà đạp, mang đến đau khổ cho những con người nghèo khổ.
Top 4 bài văn phân tích nhân vật A Sử trong truyện Vợ chồng A Phủ
Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo một số bài văn phân tích nhân vật A Sử trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài sau đây để có thêm vốn từ ngữ và rút kinh nghiệm về cách trình bày cho bài làm của mình.
Phân tích nhân vật A Sử trong truyện Vợ chồng A Phủ mẫu 1:
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Tô Hoài viết về cuộc sống và số phận của những người nông dân nghèo Tây Bắc dưới sự cai trị của cường quyền và thần quyền miền núi. Trong truyện, nếu Mị và A Phủ là đại diện cho những người nông dân nghèo bị giai cấp thống trị áp bức, chà đạp thì thống lí Pá Tra và A Sử lại là đại diện cho cường quyền tàn bạo, bất nhân. Đặc biệt, A Sử là người chồng độc ác cũng là người gây ra mọi đau khổ, bất hạnh cho cuộc đời Mị.
A Sử là con trai thống lí Pá Tra, sinh ra trong gia đình quý tộc có cha là thống lí một vùng, bởi vậy mà từ nhỏ hắn đã tỏ ra hống hách, coi thường và ức hiếp người khác. A Sử không để ai vào mắt và làm mọi điều hắn muốn một cách ngang ngược, vô lí. Thấy Mị xinh đẹp, hắn đã bắt Mị về làm vợ, nhẫn tâm hủy hoại đi nhân duyên tốt đẹp, tự do và cả khát khao sống của một cô gái vốn rạng rỡ, yêu đời như Mị. Từ khi về làm vợ A Phủ, Mị bị coi như "con trâu, con ngựa", làm việc quần quật ngày đêm. A Sử không coi Mị là vợ mà chỉ là một người làm không công thấp kém trong gia đình hắn. Hắn chà đạp, hủy hoại cuộc đời Mị, khiến Mị từ một cô gái trẻ trung, yêu đời trở thành một người lầm lũi, cam chịu như con rùa nuôi trong xó cửa. Sự hống hách, ngông cuồng của A Sử còn được thể hiện thông qua lần đi chơi mùa xuân. Khi không có được cô gái mình yêu thích, A Sử sẵn sàng gây sự, phá đám trai làng khác. Hắn cùng đám người nhà đánh nhau với đám trai làng, khi đánh không lại hắn lại mượn quyền thế của cha để đẩy người ta vào bước đường cùng. Đây cũng chính là lí do khiến A Phủ- một chàng trai khỏe mạnh, tự do, yêu lao động trở thành người làm không công cho nhà thống lí vì tội đánh con quan.
Không chỉ ngang ngược, vô lí, cậy cường quyền để bắt nạt, áp bức những người dân lương thiện, thấp cổ bé họng, A Sử còn là một người chồng độc ác, vũ phu, tàn nhẫn đến vô lí. Từ khi ép Mị làm vợ, hắn chưa một lần coi Mị như một người vợ mà đối xử, với hắn Mị cũng chỉ là một "kẻ hầu người hạ" phải nghe lời và phục tùng hắn. A Sử không chỉ đày đọa Mị về thể xác khi bắt Mị lao động quần quật ngày đêm mà còn giam hãm, bức ép Mị về tinh thần. Hắn bắt Mị ở trong một căn phòng nhỏ hẹp, chỉ có một ô cửa sổ nhỏ mà "lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng".
Dù đã có vợ nhưng A Sử vẫn đi chơi cùng đám bạn, hắn muốn rình bắt nhiều người con gái đẹp nữa về làm vợ "Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ". Hắn tự cho mình quyền chơi bời lêu lổng, trăng hoa nhưng hắn tước bỏ mọi quyền tự do của Mị, cả những quyền lợi chính đáng nhất "Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi". Trong đêm tình mùa xuân, khi biết Mị muốn đi chơi, hắn đã hỏi Mị bằng giọng điệu lạnh lùng "Mày muốn đi chơi à?". Độc ác, tàn nhẫn hơn nữa là khi thấy Mị bước đi, hắn không nói không rằng mà " bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột làm cho mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa". Hành động vũ phu, độc ác đến cực điểm, hắn ra tay độc ác không một chút nhân tính với người vợ đầu gối tay ấp của mình. Sau khi trói Mị, hắn vẫn có thể bình thản mặc áo và bước ra ngoài, dường như đây không phải lần đầu hắn đối xử với Mị như vậy. Sẽ chẳng có người chồng nào đủ nhẫn tâm trói đánh vợ xong mà vẫn ung dung ra ngoài như vậy "Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại".
Sự độc ác, vô lí của A Sử được thể hiện rõ nét nhất ở chi tiết Mị chăm sóc suốt đêm khi hẳn bị thương, thế nhưng khi tỉnh lại, thứ hắn đáp trả cho Mị lại là hành động vũ phu, tàn nhẫn không gì tả nổi, hắn giơ chân "đạp chân vào mặt Mị". Có thể thấy sự độc ác, tàn nhẫn đã ăn sâu vào máu thịt của A Sử, đó là bản chất của một con "quỷ dữ" không có tình thương. Hắn tự cho mình quyền chà đạp, hành hạ người khác, những hành động quan tâm, chăm sóc của Mị hắn không mảy may cảm động mà cho rằng đó là bổn phận nên có của Mị. Để khi Mị vì mệt quá thiếp đi thì hắn không do dự mà trừng phạt mị bằng cú "đạp chân" tàn nhân.
A Sử không phải nhân vật trung tâm nhưng qua một vài chi tiết, người đọc có thể hình dung chi tiết về bản chất độc ác, bất nhân của con người này. Thông qua nhân vật A Sử, nhà văn Tô Hoài cũng mạnh mẽ lên án sự bất công, tàn bạo của chế độ thống trị miền núi, đó chính là thế lực gây ra mọi đau đớn, khổ đau cho những con người bất hạnh.
Phân tích nhân vật A Sử trong truyện Vợ chồng A Phủ mẫu 2:
Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Tô Hoài kể về cuộc đời và số phận của những người nông dân nghèo vùng Tây Bắc dưới sự thống trị của thần quyền và thần quyền miền núi. Trong truyện, nếu Mị và A Phủ đại diện cho những người nông dân nghèo khổ bị giai cấp thống trị áp bức, giày xéo thì thống lí Pá Tra và A Sử lại đại diện cho thế lực tàn bạo, bất nhân. Đặc trưng, A Sử là người chồng độc ác, cũng là nguyên nhân dẫn tới mọi khổ cực, xấu số trong cuộc đời em.
A Sử là đàn ông thống lí Pá Tra, sinh ra trong một gia đình quyền quý có bố là thống lí một vùng nên từ nhỏ đã hống hách, khinh thường và ức hiếp người khác. A Shi ko để người nào vào mắt và làm mọi thứ mình muốn một cách phóng túng và vô lý. Thấy tôi đẹp, anh ta bắt tôi về làm vợ, tàn nhẫn tàn phá nhân duyên tốt đẹp, sự tự do và cả khát vọng sống của một cô gái đoan trang, yêu đời như Tôi. Từ lúc về làm vợ A Phủ, Mị được coi như “con trâu, con ngựa”, ngày đêm siêng năng làm ăn. A Sử ko coi Mị là vợ nhưng mà chỉ coi Mị là người làm thuê thấp hèn trong gia đình. Anh giày xéo và tàn phá cuộc đời tôi, biến tôi từ một cô gái trẻ trung, yêu đời trở thành một kẻ lầm lỡ, cam chịu như con rùa nuôi trong góc nhà. Tính cách hống hách và ngông cuồng của A Sử còn được trình bày qua một chuyến đi chơi xuân. Lúc ko lấy được cô gái mình thích thú, A Sử sẵn sàng gây rối và phá đám trai làng khác. Anh cùng gia đình đánh nhau với trai làng, đánh ko lại được, anh đã mượn sức mạnh của cha để đẩy mọi người vào ngõ cụt. Đây cũng là nguyên nhân khiến A Phủ – một chàng trai khỏe mạnh, tự do, yêu lao động trở thành kẻ làm thuê ko công cho nhà thống lý vì tội đánh quan.
Ko chỉ ngỗ ngược, bất cần, cậy thế uy hiếp, ức hiếp những người lương thiện, thấp kém, A Sử còn là một người chồng độc ác, vũ phu, vô lý. Từ lúc ép buộc Em về làm vợ anh đó, anh đó chưa bao giờ coi em như vợ, với anh đó em chỉ là “người hầu” phải phục tùng và nghe lời anh đó. A Sử ko chỉ hành tội Mị về thể xác lúc ngày đêm bắt Mị lao động khổ sai nhưng mà còn giam cầm, cưỡng bức Mị về ý thức. Anh giam Em trong một căn phòng nhỏ, chỉ có một ô cửa sổ nhỏ, nhưng “lúc nào em cũng thấy trăng trắng, chẳng biết là sương hay nắng”.
Dù đã có gia đình nhưng A Sử vẫn đi chơi với bằng hữu, anh ta muốn bắt thêm gái đẹp về làm vợ. “Có lúc anh đó đi xa vài ngày đêm. Anh ta còn muốn vụng trộm mấy cô gái khác về làm vợ “. ra ngoài “. Vào một đêm tình xuân, lúc biết tôi muốn đi chơi, anh đã hỏi tôi với giọng lạnh lùng” Em có muốn đi chơi ko? “. Tàn nhẫn hơn, lúc thấy tôi đi, anh đã ko. nói ko nhưng ”bước tới, túm lấy Em, dùng thắt lưng trói hai tay. Nó mang một thúng sợi đay và trói Ta vào cột. Tóc tôi xõa xuống, A Sử quấn lấy cột tóc khiến tôi ko thể cúi đầu, ko nghiêng đầu được nữa “. Sau lúc trói tôi xong, anh ta vẫn thản nhiên mặc áo và bước ra ngoài, xem ra đây ko phải lần trước hết anh ta đối xử với tôi như thế này, ko người chồng nào nhẫn tâm tới mức trói và đánh vợ mình. vẫn đi chơi như thế này “Sau lúc trói vợ, A Sử thắt đai xanh ra khỏi áo, A Sử tắt đèn, đi ra ngoài rồi đóng cửa phòng. “.
Sự độc ác và ngớ ngẩn của A Sử được trình bày rõ nhất ở cụ thể Mị chăm sóc nàng suốt đêm đáng lẽ bị thương nhưng lúc tỉnh dậy, những gì hắn đáp lại Mị là vũ phu, tàn nhẫn. Ko thể tả được, anh ta giơ chân “dậm vào mặt tôi”. Có thể thấy, sự độc ác, độc ác đã ăn sâu vào máu thịt của A Shi, là thực chất của một “ác quỷ” ko tình yêu. Anh tự cho mình cái quyền giày xéo và hành tội người khác. Những hành động quan tâm, chăm sóc tôi ko hề động lòng nhưng mà nghĩ rằng đó là phận sự của mình. Tới nỗi lúc tôi lăn ra ngủ vì quá mệt, anh ta đã ko ngần ngại phạt tôi một cú “đá chân” man di.
A Sử ko phải là nhân vật trung tâm, nhưng qua một vài cụ thể, người đọc có thể tưởng tượng cụ thể thực chất gian ác, bất nhân của kẻ này. Thông qua nhân vật A Sử, nhà văn Tô Hoài còn lên án mạnh mẽ sự bất công, tàn bạo của cơ chế thống trị miền núi, là thế lực gây ra mọi đau thương cho những con người xấu số.
Phân tích nhân vật A Sử trong truyện Vợ chồng A Phủ mẫu 3:
Tô Hoài là nhà văn có vốn sống, hiểu biết sâu rộng về văn hóa, con người cũng như những phong tục tập quán của Tây Bắc. Có thể nói Tây Bắc cũng chính là vùng đất “nhớ” của Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn nổi tiếng của Tô Hoài khi viết về cuộc sống của một đôi vợ chồng người H’Mông dưới sự cai trị tàn bạo của chế độ phong kiến miền núi. Bên cạnh sự đồng cảm với số phận của những con người bất hạnh, Tô Hoài còn hướng ngòi bút đến thế lực thống trị, ngọn nguồn của mọi đau khổ, bi kịch trong cuộc sống của những người dân nghèo khổ, một trong số đó là A Sử.
A Sử là con trai của thống lí Pá Tra, người đứng đầu trong vùng Hồng Ngài, sinh ra trong gia đình quyền thế, cha lại là người nắm trong tay quyền lực có thể thâu tóm mọi thứ, kể cả tự do và sinh mệnh của con người trong tay nên A Sử nổi tiếng với tính cách hống hách, tàn ác, ngông cuồng, không coi ai ra gì.
Thấy Mị xinh đẹp, rạng rỡ như đóa hoa mùa xuân, A Sử đã ngang ngược bắt Mị về làm vợ. Trong đêm tình mùa xuân, A Sử đã cùng đám người nhà đến phá đám, gây sự khi gặp đám trai làng khác đến nhà một cô gái đẹp. Hắn ta đã cùng đám người nhà đánh nhau với đám trai làng, khi đánh không lại hắn lại nhờ cậy đến quyền thế và địa vị của cha mình để trừng phạt những kẻ đã làm mình bị thương đầy vô lí. Cũng vì đắc tội với con trai thống lí mà A Phủ đã buộc phải trở thành người ở trừ nợ cho gia đình thống lí Pá Tra.
Trong cuộc sống thường ngày, A Sử hiện lên là kẻ bạo tàn, hung hãn. Mị là vợ được A Sử cướp về nhưng trong mắt A Sử, Mị chỉ là công cụ để thỏa mãn nhu cầu, là một người ở không hơn không kém. Xét về địa vị, Mị là con dâu nhà thống lí Pá Tra, vợ của A Sử nhưng qua cách đối xử của A Sử với Mị thì ta lại thấy Mị thực chất cô chỉ là nô lệ, là con trâu con ngựa bị chà đạp dã man trong gia đình thống lí.
A Sử có thể đánh vợ bất cứ lúc nào mà hắn muốn mà chẳng cần có lí do, khi đi chơi về thấy Mị đang thổi lửa hơ tay, A Sử đã đạp Mị ngã lan xuống cửa bếp. Sự hống hách, ngang tàng của A Sử còn thể hiện trong cách hành sử của hắn khi phát hiện Mị muốn đi chơi mùa xuân. A Sử đã không ngần ngại dùng dây đay, thắt lưng và chính mái tóc dài của Mị để trói vợ. Ngay sau hành động tàn bạo, vô lí của mình hắn vẫn nghiễm nhiên mặc áo đi chơi mà không mảy may quan tâm những việc mình vừa làm.
Khi đánh nhau với đám trai làng, a Sử bị thương Mị dù toàn thân đau nhức vẫn thức đêm đắp thuốc cho hắn, thế nhưng chỉ vì mệt quá mà thiếp đi hắn ta đã co chân đạp thẳng vào mặt Mị. Hành động tàn bạo khiến cho độc giả phẫn uất, bất bình vì sự vô lí, vô nhân đạo ở con người này. Tuy không xuất hiện nhiều trong tác phẩm nhưng mỗi lần xuất hiện A Sử đều gây bất bình với sự hống hách, ngang ngược coi trời bằng vung của mình, hắn ta luôn cậy quyền thế của cha để đi gây sự khắp nơi, gây tai họa cho bao con người vô tội như: A Phủ, Mị….
Thông qua nhân vật Pá Tra, A Sử tác giả Tô Hoài đã thể hiện đầy sắc nét tình trạng bất công của xã hội phong kiến miền núi trước năm 1945, giai cấp cường quyền đã dùng thứ quyền lực bạo tàn để bóc lột, chà đạp, mang đến đau khổ cho những con người nghèo khổ.
Phân tích nhân vật A Sử trong truyện Vợ chồng A Phủ mẫu 4:
Trong truyện Nguyễn Du viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Nỗi niềm ấy đâu phải chỉ riêng Nguyễn Du, đâu chỉ riêng Truyện Kiều mà là mối quan tâm thường trực của những người nghệ sĩ chân chính của những tác phẩm văn chương chân chính. Bởi văn học sẽ không là cái gì cả nếu như nó không vì con người. Người nghệ sĩ đích thực bao giờ cũng là nhà nhân đạo từ trong cốt truyện. Họ mang mối quan tâm thường trực vì người cho nên họ xem việc lên án cái xấu cái ác là nghĩa vụ của người cầm bút. Tô Hoài với Vợ chồng A Phủ, Nguyễn Minh Châu với Chiếc thuyền ngoài xa đã đạt tới điều đó.
Văn chương chân chính là văn chương vì người, phục vụ người, văn chương ấy: “ra đời trong những buồn vui của loài người và sẽ ở lại với loài người cho đến ngày tận thế” Nói như Hoài Thanh trong thi nhân Việt Nam. Văn chương ấy phải mang giá trị nhân đạo sâu sắc bởi nhà văn cũng chính là nhà nhân đạo. Những cây bút chân chính bao giờ cũng sáng tác dưới ánh sáng của tình cảm nhân đạo ấy. Thạch Lam từng giãi bày: “Đối với tôi, văn chương không phải là mang đến sự thoát ly hay sự quên. Nó là thứ khí giới thanh cao và đắc lực để tố cáo một xã hội giả dối và tàn ác làm cho lòng người thêm xanh sạch”. Còn Nam Cao lại đưa ra quan điểm một tác phẩm văn học có giá trị: “phải vượt lên mọi bờ cõi và giới hạn, nó ca ngợi tình thương, bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”
Bên cạnh việc phát hiện khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người, văn chương cần phải chỉ ra, lên án cái ác, cái xấu. Bởi vì trong sự muôn mặt của đời sống cái ác cái xấu là điều mà dẫu chúng ta không thích nó vẫn luôn tồn tại.
Hành trình rộng dài của văn học cũng chính là hành trình miệt mài của người nghệ sĩ đấu tranh với cái xấu cái ác. Tô Hoài với Vợ chồng A Phủ là một trong những nhà văn chân chính đã nói lên tiếng nhân đạo của mình trong việc lên án cái ác cái xấu qua những hình tượng nghệ thuật sống động: A Sử.
A Sử là con đẻ của chế độ phong kiến chúa đất ở miền núi Tây Bắc. Quyền lực của kẻ thống trị nơi reo cao đã mang đến cho hắn vị thế của một thiên tử bởi điều đơn giản thống lý Pá Tra mang uy lực của ông trời con “ nhà Pá Tra giàu, Tây lại cho muối về bán”. Đó chính là ấn tượng của dân Hà Nội về gia đình thống lý cường quyền ắt sẽ dẫn đến tiền quyền. Dễ hiểu vì sao biết bao cô gái nhà lành ở Hà Nội đã phải nuốt nước mắt làm sợ A Sử khi hắn bộc lộ ý định: “ cho tôi đứa con gái này, còn tiền thì bố tôi bảo đã…rồi”. Mị người con gái xinh đẹp, hiếu thảo, cô tâm hồn mộng mơ, ấp ủ một tình yêu đẹp đã bước chân về nhà thống lý Pá Tra trong cảnh ngộ ấy, khi mà cha mẹ Mị vay tiền của nhà thống lý khi họ lấy nhau và cuộc hôn nhân của cô mới có thể xóa đi món nợ truyền kiếp ấy mà thôi. Nhân danh người chồng, A Sử đã chà đạp cuộc đời Mị, biến Mị thành bông hoa ban tinh khiết của núi rừng Tây Bắc thành con trâu con ngựa, con rùa lầm lũi trong xó cửa. Người đọc xót xa biết bao trước cảnh Mị đang bồi hồi rạo rực chuẩn bị đi chơi xuân, bị A Sử trói đứng vào cột nhà bằng thúng dây đay; A Sử dùng chân đạp vào mặt Mị để cô gã dúi mặt vào bếp lửa.
Mang uy lực của kẻ thống trị, A Sử đã hủy diệt biết bao cuộc đời. Từ một chàng trai khỏe mạnh, tài giỏi, chỉ vì không chấp nhận thói hung hăng của A Sử, A Phủ đã biến thành thân trâu ngựa cho nhà thống lý. Cuộc đụng độ của trai làng đã mang đến cho A Phủ cái tội tày đình: “ Mày đánh con quan làng lẽ ra mày phải chết nhưng làng tha cho mày được sống mà trả nợ”. Cuộc xử kiện diễn ra ngay tại nhà thống lý trong khói thuốc phiện đầy ma gái mà ở đó nguyên đơn cũng chính là quan tòa thì làm gì có công lý. Kết cục là chàng trai vì một lẽ công bằng tự do đã bị đánh, phải tự đào hố chôn cột, tự lấy dây mây cho người ta trói lên chân mình rồi lê chân đau mổ lợn cho cả làng phạt vạ mình; mở đầu cho chuỗi ngày ở đó cơ cực chỉ vì để hổ vồ mất một con bò, A Phủ đã bị trói đứng để chờ cái chết trong nhà thống lý, đã có biết bao kiếp người phải chịu nhục hình oan khuất như thế.
Khi Mị cắt sợi dây mây cởi trói cho A Phủ và cùng chạy trốn cũng là lúc những người khốn khổ đã tạo thành liên minh để chống lại kẻ thù chung. Sức mạnh của lòng khao khát tự do đã đưa những người khốn khổ tìm đến với cách mạng. Điều đó đồng nghĩa với việc cái áo của kẻ thống trị như A Sử đã lùi vào kí ức. Xây dựng hình tượng nhân vật A Sử, nhân vật tố cáo tội ác phong kiến của chúa đất miền núi Tây Bắc.
Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là những tác phẩm xuất hiện cách nhau những ba mươi năm sống cùng chung một tiếng nói: Lên án cái ác, cái xấu.Tiếng nói ấy thôi thúc từ khi con tim của người nghệ sĩ đau đáu nỗi lòng của người. Chính tiếng nói ấy đã khiến các nhà văn tìm đến một nghệ thuật độc đáo có ý nghĩa.
-/-
Vừa rồi là nội dung chi tiết một số mẫu bài văn phân tích nhân vật A Sử trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài - Văn mẫu lớp 12 do Doctailieu tổng hợp và biên soạn chi tiết hi vọng sẽ giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để có một bài văn phân tích hay và sâu sắc.