Phân tích ma trận đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tất cả các môn thi dựa theo bộ đề minh họa 2021 chính thức của Bộ GDĐT trong bài viết này sẽ giúp các em nắm được các chuyên đề kiến thức, từ đó có được lộ trình ôn tập và rèn luyện được tốt hơn.
Phân tích ma trận đề thi môn Toán năm 2021
Lớp | Chương | Dạng bài | Trích dẫn đề Minh Họa | Mức độ | Tổng dạng bài | Tổng Chương | |||
NB | TH | VD | VDC | ||||||
12 | Đạo hàm và ứng dụng | Đơn điệu của HS | 3 , 30 | 1 | 1 | 2 | 10 | ||
Cực trị của HS | 4, 5,39,46 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | |||
Min, Max của hàm số | 31 | 1 | 1 | ||||||
Đường tiệm cận | 6 | 1 | 1 | ||||||
Khảo sát và vẽ đồ thị | 7,8 | 1 | 1 | 2 | |||||
Hàm số mũ - Logarit | Lũy thừa - mũ - Logarit | 9, 11 | 1 | 1 | 2 | 8 | |||
HS Mũ - Logarit | 10 | 1 | 1 | ||||||
PT Mũ - Logarit | 12, 13, 47 | 1 | 1 | 1 | 3 | ||||
BPT Mũ - Logarit | 32,40 | 1 | 1 | 2 | |||||
Số phức | Định nghĩa và tính chất | 18,20,34,42,49 | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 | 6 | |
Phép toàn | 19 | 1 | 1 | ||||||
PT bậc hai theo hệ số thực | 0 | ||||||||
Nguyên Hàm - Tích Phân | Nguyên hàm | 14, 15 | 1 | 1 | 2 | 8 | |||
Tích phân | 16,17,33,41 | 1 | 1 | 2 | 4 | ||||
Ứng dụng TP tính diện tích | 44, 48 | 1 | 1 | 2 | |||||
Ứng dụng TP tính thể tích | 0 | ||||||||
Khối đa diện | Đa diện lồi - Đa diện đều | 0 | 3 | ||||||
Thể tích khối đa diện | 21, 22, 43 | 1 | 1 | 1 | 3 | ||||
Khối tròn xoay | Khối nón | 23 | 1 | 1 | 2 | ||||
Khối trụ | 24 | 1 | 1 | ||||||
Khối cầu | |||||||||
Giải tích trong không gian | Phương pháp tạo độ | 25 | 1 | 1 | 8 | ||||
Phương trình mặt cầu | 26, 37, 50 | 1 | 1 | 1 | 3 | ||||
Phương trình mặt phẳng | 27 | 1 | 1 | ||||||
Phương trình đường thẳng | 28, 38, 45 | 1 | 1 | 1 | 3 | ||||
11 | Tổ hợp - xác suất | Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp | 1 | 1 | 1 | 3 | |||
Cấp số cộng ( cấp số nhân) | 2 | 1 | 1 | ||||||
Xác suất | 29 | 1 | 1 | ||||||
Hình học không gian | Góc | 35 | 1 | 1 | 2 | ||||
Khoảng cách | 36 | 1 | 1 | ||||||
Tổng | 20 | 15 | 10 | 5 | 50 |
Nhận xét đề minh họa môn Toán 2021
- Các câu khó, mức độ 4 thuộc về các phần: (1), (2), (3), (4), (7).
- Các câu mức độ 3 có khoảng 10 câu và có đủ ở các phần, còn lại 35 câu mức 1-2.
- Nội dung của lớp 11 chiếm 10%, các câu mức độ 1-2.
- Các câu ở mỗi mức độ đang được sắp xếp theo từng chương (giống năm 2017), nhưng đề chính thức chắc không như thế.
- So về mức độ thì đề này dễ hơn đề chính thức năm 2019 nhưng khó hơn đề năm 2020.
- Không có xuất hiện phần: lượng giác, bài toán vận tốc, bài toán lãi suất, phương trình tiếp tuyến, khoảng cách đường chéo nhau.
- Về 5 câu khó nhất (vận dụng cao): câu 46, biện luận số cực trị của hàm chứa trị tuyệt đối là khó nhất đề, đòi hỏi thực hiện nhiều bước; câu 47, 48, 49 đòi hỏi có các kinh nghiệm nhất định ở dạng này để chọn hướng tiếp cận đúng mới xử lý nhanh gọn được; câu 50 có nét mới là kết hợp nhiều chương: khối tròn xoay, tìm giá trị lớn nhất và hình giải tích Oxyz.
- Thời gian lý tưởng để một học sinh muốn được 9+ đề này là: 35 câu đầu làm (và kiểm tra lại) trong 20 phút; 10 câu tiếp theo làm trong 30-40 phút; 5 câu cuối dành 30-40 phút còn lại làm được càng nhiều càng tốt.
Xem thêm
Tham khảo đáp án đề minh họa môn Toán năm 2021
Thư viện đề thi thử THPT năm 2021 môn Toán
Phân tích ma trận đề thi môn Hóa năm 2021
Chuyên đề | Nhật biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
---|---|---|---|---|
Sự điện ly | 1 | |||
Cacbon - Silic | 1 | |||
Đại cương hóa hữu cơ - Hidrocacbon | 1 | 2 | ||
Ancol - Phenol | 1 | |||
Andechit - Axit cacboxylic | 1 | |||
Este - Lipit | 1 | 3 | 1 | |
Cacbohidrat | 1 | 1 | ||
Amin - Aminoaxit - Peptit - Protein | 1 | 1 | 1 | |
Polime | 1 | 1 | ||
Đại cương kim lại | 1 | 1 | 1 | 2 |
Kim loại kiềm - kiềm thổ - nhôm | 2 | 1 | 2 | 1 |
Sắt và Crom - Hợp chất của nó | 2 | 1 | ||
Phân biệt - Nhận biết | 1 | 2 | ||
Tổng hợp hóa hữu cơ/vô cơ | 1 | 1 | ||
Hình vẽ thí nghiệm | 1 | |||
Bài toán đồ thị | 1 | |||
Tổng | 11 | 7 | 16 | 6 |
Điểm | 2.2 | 1.4 | .3.2 | 1.2 |
Phân tích ma trận đề thi môn GDCD năm 2021
Chuyên đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng |
Thực hiện pháp luật | 2 | 3 | 2 | 5 | 12 |
Công dân bình đẳng trước pháp luật | 1 | 1 | 0 | 0 | 2 |
Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội | 1 | 1 | 4 | 1 | 7 |
Công dân với các quyền tự do cơ bản | 0 | 2 | 0 | 1 | 3 |
Công dân với các quyền dân chủ | 1 | 3 | 1 | 1 | 6 |
Pháp luật với sự phát triển của công dân | 2 | 1 | 1 | 0 | 4 |
Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | 1 | 1 | 0 | 0 | 2 |
Công dân với kinh tế | 4 | 0 | 0 | 0 | 4 |
Tổng | 12 | 1 | 2 |
Phân tích ma trận đề thi môn Sử năm 2021
Lớp | Chuyên đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VDC | Tổng |
---|---|---|---|---|---|---|
12 | Sự hình thành trật tụ của thế giới mới sau CTTG thứ 2 (1945-1949) | 1 | 1 | |||
Liên xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên bang Nga (1991-2000) | 2 | 1 | ||||
Các nước Á, Phi, Mõ La-tinh (1945 - 2000) | 2 | 2 | 4 | |||
Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000) | 2 | 1 | 3 | |||
Quan hệ quốc tế (1945 - 2000) | 1 | 1 | 2 | |||
Việt Nam từ năm 1919 - 1930 | 4 | 1 | 2 | 7 | ||
Việt Nam từ năm 1930 - 1945 | 4 | 1 | 3 | 1 | 9 | |
Việt Nam từ năm 1945 - 1954 | 1 | 1 | 1 | 3 | ||
Việt Nam từ năm 1954 - 1975 | 3 | 3 | 6 | |||
Việt Nam từ năm 1975 - 2000 | 1 | 1 | 2 | |||
11 | Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa XH ở Liên Xô từ năm 1917 - 1945 | 1 | 1 | |||
Lịch sử Việt Nam từ 1958 đến 1918 | 1 | 1 | ||||
Tổng số câu | 20 | 10 | 7 | 3 | ||
Tỉ lệ (%) | 50% | 22% | 17.5% | 2.5% |
Nhận xét
Trong đề, 75% câu hỏi thuộc mức độ Nhận biết, thông hiểu tập trung vào phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. Các câu hỏi đều là những kiến thức cơ bản và có sự tương đồng với đề Tốt nghiệp THPT 2020 về cấu trúc. Đặc biệt, câu 20 hỏi về kiến thức bài 25. 25% câu hỏi thuộc phần kiến thức trên 7 điểm trải đều ở các chuyên đề lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, không có câu hỏi lịch sử thế giới thuộc phần này.
Dạng bài so sánh chiếm tỉ lệ lớn (4/10 câu), ngoài ra dạng bài liên chuyên đề cũng xuất hiện nhiều như liên hệ kiến thức lịch sử thế giới – lịch sử Việt Nam hoặc nhận xét, tổng kết cả giai đoạn lịch sử để tìm ra điểm đặc trưng, tiêu biểu
Về các câu hỏi khó: Câu 33, 36, 38 đây là những câu hỏi vừa đòi hỏi sự so sánh giữa các giai đoạn vừa phải tổng kết, đánh giá đặc trưng của giai đoạn đó. Học sinh nếu không nắm chắc kiến thức, không có khả năng khái quát và phân tích thì không thể hoàn thành được.
Xem thêm: Đề thi thử THPT môn Sử 2021
Phân tích ma trận đề thi môn Địa năm 2021
Chuyên đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VDC | Số câu |
---|---|---|---|---|---|
Địa lí tự nhiên | 1 | 1 | 1 | 3 | |
Địa lí dân cư | 2 | 2 | |||
Địa lý các ngành kinh tế | 3 | 4 | 1 | 8 | |
Địa lí các vùng kinh tế | 1 | 1 | 4 | 2 | 8 |
Thực hành kĩ năng địa lí | 15 | 2 | 2 | 19 | |
Tổng số câu | 20 | 8 | 7 | 5 | 40 |
Tỉ lệ % | 50% | 20% | 17.5% | 12.5% | 100% |
Nhận xét
Đề thi có70% câu hỏi thuộc mức độ nhận biết – thông hiểu, không có câu hỏi lí thuyết thuộc nội dung lớp 11. Trong đó, có 15 câu hỏi sử dụng Atlat (tăng 1 câu so với đề Tốt nghiệp THPT 2020).
Đặc biệt, có dạng câu hỏi Atlat mới như câu 59, 60 học sinh phải khai thác, đối chiếu hai lược đồ trong cùng một trang để tìm ra đáp án đúng. 30% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng – vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề Địa lí các vùng kinh tế và thực hành kĩ năng địa lí.
Giống như đề Tốt nghiệp THPT 2020, các câu hỏi tập trung kiểm tra đặc trưng của từng ngành kinh tế, vùng kinh tế. Riêng câu hỏi về kĩ năng với bảng số liệu, học sinh cần hiểu khái niệm xuất siêu, nhập siêu để trả lời.
Về các câu hỏi khó:Câu 77, 78, 79 là những câu hỏi khó, nội dung đi sâu vào một vấn đề nhỏ, các phương án có độ nhiễu cao dễ gây nhầm lẫn.
Tham khảo thêm thư viện đề thi thử THPT môn Địa năm 2021
Trên đây là các phân tích ma trận đề thi THPT 2021 được Đọc Tài Liệu biên soạn dựa theo các đề thi minh họa đã được bộ GDĐT công bố. Ngoài việc ôn tập kiến thức, rèn luyện các bộ đề thi thử thì các em nên thường xuyên cập nhật thông tin kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 mới nhất để nắm được các thay đổi mới.