Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình

Xuất bản: 12/08/2022 - Tác giả:

Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình. - trang 48 SGK Ngữ văn 10 tập 1 sách Cánh diều

Cùng Đọc tài liệu gợi ý trả lời câu hỏi 4 phần câu hỏi cuối bài nội dung Soạn bài Tự tình bài 2 Cánh diều, giúp các em soạn bài thật tốt trước khi tới lớp.

Câu 4 trang 48 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều

Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình.

Trả lời

Cách 1

Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi

* Câu 7:

- Ngán: chán ngán, ngán ngẩm

- Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân

⇒ Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán.

* Câu 8:

- Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn

- Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ

- Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn


=> Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con

=> Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ.

Cách 2

“ngán”: tâm sự chán trường, bất mãn, ngán ngẩm.

“xuân đi”: tuổi trẻ của con người cứ trôi qua, thời gian thì không chờ đợi.

“xuân lại lại”: vòng tuần hoàn của thời gian vô tận, cứ mỗi mùa xuân đến cũng là lúc tuổi xuân của con người mất đi, quy luật khắc nghiệt của tạo hóa.

- Ý thức của bản thân mình với tư cách cá nhân, ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống: Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con ngườ cứ đi qua mà không bao giờ trở lại.

“mảnh tình”: chút tình cảm nhỏ nhoi, không trọn vẹn.

“tí con con”: sự nhỏ bé, không đáng kể.

“mảnh tình san sẻ”: mảnh tình vốn đã không trọn vẹn lại còn phải san sẻ.

=> Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ.

Cách 3

Hai câu kết nói lên tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhà thơ. Tâm trạng được trực tiếp bộc lộ. Thời gian vô tình cứ trôi chảy, xuân của tự nhiên qua đi rồi trở lại nhưng xuân của người thì không.. Xuân đi xuân lại lại chính là cái vòng luẩn quẩn của tạo hóa. Xuân vừa là mùa xuân nhưng cũng chính là tuổi trẻ. Sự trở lại của mùa xuân cũng đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ. Từ lại thứ nhất có nghĩa là thêm một lần nữa, từ lại thứ hai là sự trở lại. Vì vậy, hai từ lại giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa, về cấp độ nghĩa.

Câu thơ cuối phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy. Tác giả sử dụng nghệ thuật tăng tiến. Đây không phải là khối tình mà là mảnh tình, tức là hết sức bé nhỏ. Mảnh tình bé nhỏ lại đem san sẻ để chỉ còn tí con con.

=> Đó là tâm trạng của kẻ làm lẽ nhưng cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi hạnh phúc với họ thật mong manh và không được nhận một cách chính đáng.

Xem thêm:

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình." do Đọc tài liệu biên soạn. Chúc các em soạn văn 10 Cánh diều thật tốt trước khi tới lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM