Phân tích bài thơ Từ ấy

Xuất bản: 22/04/2024 - Cập nhật: 04/05/2024 - Tác giả:

Phân tích Từ ấy ngắn gọn nhất, hướng dẫn lập dàn ý chi tiết, tư liệu tham khảo cho viết bài và những bài văn mẫu hay đặc sắc phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Hướng dẫn phân tích Từ ấy - một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà thơ Tố Hữu, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông, thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tâm hồn sau khi được giác ngộ lý tưởng cộng sản.

Bài viết này sẽ cung cấp cho các em những gợi ý cơ bản và quan trọng nhất để tiến hành phân tích bài thơ Từ ấy từ bước tìm hiểu, phân tích đề, xây dựng dàn ý chi tiết đến triển khai bài văn phân tích một cách đầy đủ nhất. Ngoài ra, những bài văn mẫu hay đặc sắc phân tích nội dung bài thơ Từ ấy cũng sẽ được cung cấp nhằm giúp các em mở rộng vốn từ ngữ khi trình bày bài văn.

Huong dan phan tich bai tho Tu ay cua To Huu

I. Khái quát về tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy

1. Tác giả Tố Hữu

- Tố Hữu (1920 - 2002) sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, một vùng đất có thiên nhiên nhiên nên thơ, có nhiều truyền thống văn hóa bao gồm cả văn hóa dân gian và văn hóa cung đình.

- Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, một cán bộ cách mạng lão thành, từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam.

- Phong cách và khuynh hướng sáng tác: Thơ Tố Hữu gắn liền với lí tưởng cộng sản và cuộc đấu tranh cách mạng, tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị; gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn; có giọng điệu riêng, giọng tâm tình, ngọt ngào, tha thiết chân thành; đậm đà tính dân tộc.

- Các tác phẩm chính: "Từ ấy" (1937 - 1946), "Việt Bắc" (1947 - 1954), "Gió lộng" (1955 - 1961), “Ra trận” (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1972 - 1977), “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999)...

2. Bài thơ Từ ấy

- Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ: Bài thơ Từ ấy ra đời năm 1938, trong bối cảnh nước mất nhà tan, rất nhiều thanh niên trí thức lúc bấy giờ rơi vào sự bế tắc, mất phương hướng. Sau một thời gian hoạt động phong trào thanh niên ở Huế, tháng 7 năm 1938 Tố Hữu vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Đông Dương. Sự giác ngộ lí tưởng cách mạng đã đem đến niềm vui sướng vô bờ, giúp nhà thơ nhận thức được lẽ sống lớn, tình cảm lớn cũng là sự lựa chọn đúng đắn của người thanh niên yêu nước Nguyễn Kim Thành. Ông đã viết bài thơ Từ ấy để ghi lại kỉ niệm đáng nhớ này trong niềm vui sướng hân hoan và tự hào. Bài thơ rút ra từ phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy (1937 - 1946).

- Nội dung chính của tác phẩm: Niềm vui sướng hân hoan, lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước lần đầu giác ngộ lí tưởng cộng sản và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.

- Tứ thơ: Bắt nguồn từ cảm hứng của thời điểm Tố Hữu đón nhận lí tưởng cách mạng.

- Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn truyền thống; sử dụng hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu; kết hợp cả bút pháp tự sự và trữ tình.

- Ý nghĩa nhan đề Từ ấy:

+ Từ ấy mang một ý nghĩa phiếm định về mặt thời gian, đó là khi tâm trạng của nhà thơ trong giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản.

+ Từ ấy đánh dấu bước ngoặt, lối rẽ mới, mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động cách mạng và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Đông Dương đấu tranh cho lý tưởng cách mạng. Từ đây, sự nghiệp thơ ca của thi sĩ gắn liền với sự nghiệp cách mạng.

Nhan đề Từ ấy thể hiện sự lựa chọn của Tố Hữu. Nhà thơ cũng như bao người khác, từng loay hoay đi tìm lý tưởng sống của mình. Nhà thơ không đủ niềm tin vào cách mạng nhưng cũng không thể quay lưng bỏ mặc đồng bào đau khổ. Bài thơ “Từ ấy” ra đời đánh dấu sự lựa chọn của nhà thơ đứng hẳn về phía cách mạng và Đảng để tiếp tục cống hiến, phụng sự Tổ quốc, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ông đã xác định được con đường đúng đắn mà mình phải đi, lý tưởng cách mạng đã soi sáng tâm hồn ông, giúp ông tìm được lối đi đúng đắn cho cuộc đời mà trước đây ông đã từng lạc lối.

+ Nhan đề "Từ ấy" thể hiện niềm vui sướng hân hoan của nhà cách mạng trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp lí tưởng của Đảng, của cách mạng và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.

  • Xem lại nội dung soạn bài Từ ấy để củng cố các kiến thức cơ bản về nội dung bài thơ.

- Cấu tứ bài thơ Từ ấy:

+ Nhan đề: Bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng và con đường thi ca của Tố Hữu được rút ở tập thơ ‘’Từ ấy.

+ “Từ ấy" ở đây chính là từ khi ánh sáng cách mạng về với nhân dân, xóa tan đi mọi sương mờ chính trị trước đó. Từ đây nhân dân hiểu được cách mạng, tìm được chỗ dựa tinh thần cho niềm tin và công cuộc giải phóng dân tộc và được sống trong không khí hào hùng xung trận của thời đại ‘’vì dân quên mình’’.

  • “Từ ấy” - niềm vui lớn - là thời điểm khép lại chuỗi ngày dằn vặt, đau khổ, bóng tối, mở ra một cuộc sống mới đầy hứa hẹn với niềm vui sướng, say mê toát lên từ sự thức tỉnh kì diệu.
  • “Từ ấy” - lẽ sống lớn - là sự chuyển biến lớn về nhận thức người chiến sĩ cộng sản sau những phút giây sung sướng đón nhận lí tưởng cách mạng.
  • “Từ ấy”- tình cảm lớn - không chỉ là bước ngoặt đem đến niềm vui lớn, lẽ sống lớn mà còn mở ra những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của người thanh niên cộng sản Tố Hữu.

II. Hướng dẫn phân tích bài thơ Từ ấy

1. Xác định yêu cầu đề bài

- Yêu cầu về nội dung: phân tích nội dung, nghệ thuật của bài thơ Từ ấy

- Phạm vi tư liệu dẫn chứng: các chi tiết, hình ảnh,... trích từ bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.

- Phương pháp lập luận chính: phân tích.

2. Luận điểm của bài phân tích Từ ấy

- Luận điểm 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng (khổ 1).

- Luận điểm 2: Những nhận thức về lẽ sống (khổ 2).

- Luận điểm 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ (khổ 3).

3. Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Từ ấy

Tham khảo sơ đồ tư duy Từ ấy ngắn gọn dưới đây để khái quát lại hệ thống luận điểm, ý chính của bài trước khi đi vào phân tích.

Phan tich bai tho Tu ay cua To Huu bang so do tu duy

Chi tiết sơ đồ tư duy phân tích bài Từ ấy (Tố Hữu)

4. Nhận định hay về Tố Hữu và bài thơ Từ ấy

- "Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính là vì nó nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật sự."

(Xuân Diệu -“Tố Hữu với chúng tôi”)

- "Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ".

(Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy, Văn học, 1959, Đặng Thai Mai)

- "Một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là ánh sáng, lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi nơi một khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dòng thơ. Phải chăng đây chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu."

(Chuyện thơ, 1978, Hoài Thanh)

- "Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực. Người bộ đội chiếm một địa vị quan trọng trong tập thơ Việt Bắc, chính là người nông dân nghèo khổ."

(Chặng đường mới của chúng ta, 1961, Hoàng Trung Thông)

- "Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý."

(Chế Lan Viên – “Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu”)

- Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng, khi đối diện phong trào Thơ mới đang thịnh hành, “Tố Hữu đứng trước hai con đường làm thơ: thơ lãng mạn cách mạng và thơ lãng mạn không cách mạng. Từ khi được Đảng giác ngộ: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim, Tố Hữu đã bước vào con đường làm cách mạng và con đường làm thơ cách mạng”.

- Nhà báo lão thành Hoàng Tùng, người nhiều năm cùng Tố Hữu giữ vai trò lĩnh xướng của dàn đồng ca tư tưởng, văn hóa và báo chí viết: “Thời gian đời người chẳng được là bao, hơn nhau hai chữ anh hào mà thôi. Tố Hữu là một anh hào và là một nhà thơ. Anh để lại cho đời hơn nhiều người của chúng ta với những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng và di sản thơ văn...”.

- “Tố Hữu là một nhà thơ có lý tưởng

(Nhà thơ Chế Lan Viên)

- “Trong thơ Tố Hữu, nét nổi bật đáng quý là sự nhất trí. Nhất trí giữa đời sống và nghệ thuật. Nhất trí giữa tình cảm, tư tưởng và hành động. Nhất trí giữa con người với thời đại, với tập thể”.

(Đặng Thai Mai)

- “Trong Từ ấy còn rơi rớt tư tưởng tiểu tư sản… Phong trào Thơ Mới không thể đẻ nổi ra Từ ấy nhưng Từ ấy có dùng những thành tựu của Thơ Mới, có khi dùng cả cái không đắt nữa, những cái dở Từ ấy bỏ dần, cái hay Từ ấy luyện thêm mãi, đem phần sáng tạo của mình vào, đưa thơ lên trình độ là công cụ biểu hiện tư duy và tình cảm cách mạng”.

(Huỳnh Lý)

- “Ở Tố Hữu mặt yếu của nó là trong lúc tự biểu hiện, nhà thơ khi cần thiết để cái tôi của mình lấn át tất cả… thành thử khác với trong Việt Bắc, quần chúng trong Từ ấy thiếu thịt xương, thiếu cái cá thể nóng hổi của cuộc sống."

(Nhà phê bình Lê Đình Kị)

Chi tiết dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy:

+ Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam cùng những bài thơ gắn liền với cuộc sống cách mạng và chính trị, thời sự đất nước.

+ Từ ấy là bài thơ thể hiện sâu sắc phng cách Tố Hữu, ghi lại giây phút mê say của nhà thơ khi bắt gặp ánh sáng của Đảng soi đường.

Ví dụ mở bài mẫu theo cách gián tiếp:

Tố Hữu là người chủ soái tài năng và tinh anh cho thơ ca cách mạng Việt Nam. Các tác phẩm thơ ca của Tố Hữu là kết tinh cao đẹp nhất của tình yêu nước và cảm hứng chính trị, có thể kể đến những tập thơ nổi tiếng của ông như: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận... Trong đó "Từ ấy" được coi là tập thơ đầu tay và cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Tố Hữu bởi bài thơ đã đánh dấu sự trưởng thành của chàng thanh niên trẻ Tố Hữu khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng.

2. Thân bài phân tích bài thơ Từ ấy

a) Khái quát chung về bài thơ:

- Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản, những tác động to lớn, mạnh mẽ của lí tưởng đối với nhận thức và tình cảm của nguời Đảng viên mới.

- Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu,...

b) Phân tích chi tiết nội dung bài thơ Từ ấy

Luận điểm 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng (khổ 1)

- Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự: "Từ ấy trong tôi..."

+ "Từ ấy" đặt đầu câu đã nhấn mạnh một thời điểm quan trọng trong cuộc đời và trong sự nghiệp của Tố Hữu, đó là khi tác giả được giác ngộ Cách mạng, giác ngộ lý tưởng Cộng sản, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, lúc đó nhà thơ mới bước sang tuổi 18 trẻ trung được mặt trời "chân lí" cách mạng soi sáng đường đời.

=> Mở đầu bài thơ là lời thơ mang đậm chất tự sự, nhà thơ nhắc lại một sự kiện trọng đại, bước ngoặt đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc đời mình.

+ Hình ảnh ẩn dụ:

  • "nắng hạ" - nguồn nhiệt lượng cách mạng làm bùng sáng tâm hồn
  • "mặt trời chân lí" - ánh sáng diệu kì của cách mạng. Đó là thứ ánh sáng của tư tưởng cộng sản - ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội.

-> Hình ảnh "nắng hạ" kết hợp với động từ mạnh "bừng" cùng nghệ thuật ẩn dụ sáng tạo, mới mẻ đã khẳng định lý tưởng cách mạng tác động vô cùng mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ.

- Hai câu thơ sau của khổ thơ đầu dạt dào cảm hứng lãng mạn:

+ Cảm xúc trong tâm hồn được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: "vườn hoa lá", "đậm hương", "rộn tiếng chim".

+ Vườn hoa lá - vườn tâm hồn với cảm xúc tự hào, tin yêu, hy vọng, vui sướng khi được lý tưởng của Đảng sáng soi.

=> Đón nhận ánh sáng cách mạng là Tố Hữu đã đón nhận một con đường thênh thang tươi sáng cho cuộc đời, cho hồn thơ: một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình yêu cách mạng, yêu đồng bào.

Luận điểm 2: Những nhận thức về lẽ sống

- Hai dòng thơ đầu:

+ "Tôi buộc lòng tôi với mọi người": ý thức tự nguyện gắn bó với nhân dân của tác giả. Động từ "buộc" là một ngoa dụ để thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua "ranh giới" của "cái tôi" để chan hòa với mọi người.

+ Quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi" cá nhân với "cái ta" chung của mọi người.

+ Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến "trăm nơi" (hoán dụ) và "trang trải" sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể.

+ Động từ "trang trải" kết hợp với danh từ "muôn nơi" cùng lối nói quá đã cho thấy được sự đồng cảm của nhà thơ với những nỗi khổ cực, lầm than của nhân dân mình trên mọi miền đất nước.

- Hai dòng thơ sau: tình yêu thương con người thể hiện qua tình yêu giai cấp

+ Quan tâm đến quần chúng lao khổ "Để hồn tôi với bao hồn khổ" và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời".

+ Những hồn khổ được gắn kết tạo thành sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

=> Lẽ sống: Gắn cái tôi với cái ta chung; mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

* Luận điểm 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ

- Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Khi ánh sáng cách mạng như "Mặt trời chân lí chói qua tim", đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp để vươn đến một tình yêu "vẹn tròn to lớn".

- Nhà thơ tự nhận mình "là con của vạn nhà" trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất; là em của "vạn kiếp phôi pha" gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương; là anh của "vạn đầu em nhỏ" "cù bất cù bơ".

+ Điệp từ "là" kết hợp cùng biện pháp điệp cấu trúc đã nhấn mạnh được tình cảm thân thiết như tình thân ruột thịt.

+ Tấm lòng đồng cảm, vượt lên những ích kỷ, hẹp hòi của cái tôi cá nhân để sống vì người khác.

+ “Kiếp phôi pha”; em nhỏ “cù bất cù bơ”: những phận đời nghèo khổ, thương đau. -> Đồng cảm, gắn bó, sẻ chia.

+ Lượng từ “vạn” là một từ hay mang ý nghĩa khái quát chỉ sự bao la, rộng lớn của tấm lòng người chiến sĩ đối với nhân dân.

- Hình ảnh ẩn dụ “khối đời”: Khi “cái tôi” chan hòa trong “cái ta”, khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh sẽ được nhân lên gấp bội. Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm yêu mến, bằng sự giao cảm của những trái tim.

-> Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp cống hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm lược.

=> Sự thay đổi lớn trong cả nhận thức và tình cảm ấy của Tố Hữu thể hiện sự giác ngộ hoàn toàn lý tưởng chiến đấu của Đảng, thể hiện được phẩm chất, tư cách đạo đức của Tố Hữu, cũng như tấm lòng yêu nước nồng nàn, sức trẻ, sức chiến đấu mãnh liệt đang sục sôi trong tâm hồn người chiến sĩ.

3. Kết bài

- Cảm nhận, đánh giá chung về bài thơ: Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản, là tuyên ngôn về lẽ sống có ý nghĩa mở đầu và định hướng cho sáng tác thơ Tố Hữu.

Ví dụ: “Từ ấy” - bài thơ chứa đầy cảm xúc của tác giả, đó là niềm hân hoan khi được Đảng soi sáng, và nhận thức được lẽ sống mới. Đảng Cộng sản đã mang đến những ánh sáng rực rỡ, mở con đường mới cho nhiều người trong đó có tác giả.

Tham khảo thêm

dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu để nắm được hướng triển khai bài văn phân tích tác phẩm Từ ấy.

TOP 17 bài văn đặc sắc phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

   Tứ thơ Từ ấy bắt nguồn từ cảm hứng vào thời điểm Tố Hữu đón nhận lí tưởng cách mạng. Nó mang ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) và được kết nạp Đảng năm 1938. Qua những vần thơ thể hiện rõ nét tâm nguyện cao đẹp của người thanh niên trẻ trung với nhiệt tình cách mạng mạnh mẽ, cùng tiếp thu và hưởng ứng nhận thức mới về lẽ sống trong bài thơ Từ ấy, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Việc phân tích bài thơ Từ ấy sẽ giúp em thấy được lí tưởng cao đẹp ấy của dân tộc ta trong chiến tranh giành độc lập.

Phân tích Từ ấy ngắn gọn nhất bài số 1

Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam với phong cách thơ ca đậm chất trữ tình chính trị. Ông đã để lại những tác phẩm vô cùng đặc sắc, một trong số đó là “Từ ấy” - một bài thơ có ý nghĩa to lớn trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp của tác giả. “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác trong niềm hạnh phúc, vui sướng để đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của chính mình.

Mở đầu bài thơ, “từ ấy”- nhan đề của tác phẩm đã được lặp lại:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim.”

“Từ ấy” - một trạng từ chỉ thời gian, nó được dùng làm nhan đề và được nhắc lại trong câu thơ đầu của bài thơ đã khẳng định đó là một thời điểm vô cùng quan trọng trong cuộc đời của tác giả. Tại thời điểm đó, một dấu mốc đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng của tác giả.

Đó là khi tác giả được giác ngộ Cách mạng, giác ngộ lý tưởng Cộng sản, đồng thời được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương - một bước ngoặt đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong cuộc đời. Để rồi cả tâm hồn của tác giả “bừng nắng hạ” - một thứ ánh sáng vô cùng mạnh mẽ, chói rực hấp dẫn người thanh niên. “Mặt trời chân lý” - hình ảnh ẩn dụ thật sâu sắc. Nó là chân lý của Đảng của Mác Lênin đã chiếu sáng trái tim, con người của tác giả, mở ra một con đường mới cho cuộc đời.

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

Nắm bắt được chân lý, tác giả như tìm được chính mình. Mọi tâm tư tình cảm của tác giả đều là niềm vui sướng và hạnh phúc. Tố Hữu dùng biện pháp so sánh, so sánh tâm hồn tác giả như một vườn hoa. Hình ảnh vườn hoa - một tâm hồn thật tươi mới và đẹp, rung động lòng người với mùi hương thơm của những bông hoa rực rỡ cùng với tiếng chim rộn ràng đầy sức sống.

Đó quả là một tâm hồn lớn mà vô cùng trong sáng, giản dị của chàng thanh niên 18 tuổi đầy nhiệt huyết. Đến khổ thơ thứ hai, sự nhận thức về lẽ sống mới của tác giả được khắc họa đậm nét:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”

Tố Hữu sử dụng động từ mạnh “buộc”, ông muốn nhấn mạnh cá nhân mình cùng với mọi người xung quanh phải thành một khối đoàn kết. Trên mảnh đất Việt Nam hình chữ S xinh đẹp với bao con người, nhiều dân tộc khác nhau sống trên mọi miền lãnh thổ, tác giả đã tự “buộc” mình với “mọi người” để cho tình cảm của mình “trang trải đến trăm nơi”.

Tác giả đã tự nguyện gắn kết mình với những con người lao khổ, ông muốn chia sẻ, chung sống, hiểu rõ hơn về cuộc sống họ phải trải qua, ông đồng cảm với những số phận bất hạnh để từ đó mọi người đều có thể hiểu nhau hơn và giúp đỡ lẫn nhau. Một lẽ sống mới đã được đúc kết ra trong tâm hồn của tác giả đó là sự gắn kết cái tôi với cái ta chung của mọi người.

Và đặc biệt, khi mọi người có tinh thần đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái, che chở cho nhau thì sẽ giúp cho “mạnh khối đời”. “Khối đời” - hình ảnh ẩn dụ cho một cộng đồng con người có chung cảnh ngộ, “khối đời” chỉ “mạnh”, khi mọi người “gần gũi” cùng nhau vượt qua khó khăn - một lẽ sống đầy triết lý đã in sâu trong trái tim của chàng thanh niên.

Lý tưởng của Đảng như mặt trời chiếu những ánh sáng xua tan những bóng tối u khuất trong tư tưởng của tác giả, và tại khoảnh khắc “từ ấy” trong tình cảm của “cái tôi” đã có sự chuyển biến rõ rệt.

“Tôi là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ.”

Trái tim của tác giả được chiếu sáng bởi “mặt trời chân lý”, Tố Hữu đã dần khẳng định vai trò của mình trong cuộc đời. Điệp từ “là” được lặp lại ba lần và đứng hai lần ở đầu câu như càng muốn nhấn mạnh thêm vị trí của mình trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tác giả đã là “con của vạn nhà”, là em của “vạn kiếp phôi pha”, là anh của “vạn đầu em nhỏ”. Cuộc sống giờ đây của chàng thanh niên không phải sống vì chính mình nữa, mà sống vì mọi người.

Tình cảm của Tố Hữu thật sâu sắc bởi ở đây đã có sự chuyển đổi trong cách xưng hô từ tôi sang “con, em, anh”. Tất cả mọi người giờ đây, đặc biệt là những mảnh đời bất hạnh, đầy khó khăn đều được tác giả chân trọng và yêu quý, coi như anh em ruột thịt trong gia đình. Nếu như trước kia, khi còn thuộc tầng lớp tư sản có trong mình cái tôi cá nhân ích kỷ hẹp hòi thì từ khoảnh khắc “từ ấy”, Tố Hữu đã thoát ra cái tôi đó và sống hòa mình trong cái ta chung để liên kết các giai cấp trong xã hội.

“Từ ấy” là một bài thơ thật hay và xúc động. Các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, điệp từ đã được sử dụng rất thành công kết hợp với những hình ảnh đầy tươi mới (vườn hoa lá, hương thơm, tiếng chim). Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình mà đậm chất trữ tình chính trị.

Ánh sáng rực rỡ của Cộng sản đã mang đến niềm hạnh phúc, vui sướng cho tác giả. Từ đó, chàng thanh niên trẻ tuổi ấy đã nhận ra sứ mệnh của cuộc đời mình. Phân tích Từ ấy, chúng ta có thể cảm nhận được sự ý chí, nhiệt huyết sẽ mãi nằm trong trái tim của những người con của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phân tích Từ ấy học sinh giỏi bài số 2

Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy” - đó chính là lời khẳng định của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về vai trò của mặt trận nghệ thuật trong công cuộc cách mạng. Trong những năm trường kì kháng chiến chống Pháp, có biết bao con người đã ra mặt trận, cống hiến và hy sinh cho Tổ Quốc. Hay như Thạch Lam đã nói: "Mặt trận nghệ thuật là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi thế giới giả dối, tàn ác vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Một trong những chiến sĩ - nghệ sĩ tích cực trong cả mặt trận kháng chiến và mặt trận nghệ thuật chính là Tố Hữu và bài thơ “Từ ấy” là tác phẩm đã ghi dấu một kỉ niệm sâu đậm trong cuộc đời ông - một tiếng reo vui đầy tự hào của nhà thơ khi đã giác ngộ lí tưởng cách mạng:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

......

Không áo cơm cù bất cù bơ”

Cũng giống như bao người thanh niên khác cùng thời, trước khi đến với ánh sáng cách mạng, Tố Hữu không tìm thấy lối đi cho riêng mình, đó là những ngày tháng mà ông viết “Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi / Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời / Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn / Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời”. Nhưng rồi ánh sáng của Đảng như nguồn ánh sáng diệu kì làm bừng sáng tâm hồn thi nhân. Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng, phút giây ấy đã thăng hoa cùng nhà thơ:

“Từ vô vọng, mênh mông đêm tối
Người đã đến. Chói chang nắng dội
Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu
Sống lại rồi. Hạnh phúc biết bao nhiêu!"

(Một nhành xuân, Tố Hữu)

Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ diễn tả niềm vui sướng, niềm hạnh phúc tột đỉnh và sự say mê khi bắt gặp lí tưởng Đảng của cái tôi trẻ trung tràn đầy nhiệt huyết:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Sau thời gian hoạt động tích cực trong Đoàn thanh niên cộng sản Huế, Tố Hữu vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Hai chữ “Từ ấy” là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu khi mới 18 tuổi, đang “băn khoăn tìm lẽ yêu đời” nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự kiện thiêng liêng khi ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam đã khiến nhà thơ bàng hoàng, hạnh phúc và sung sướng. Nhà thơ diễn tả ánh sáng của Đảng bằng một hình ảnh thơ rất chói chang và ấm nóng: “bừng nắng hạ”. Từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra đột ngột: bừng sáng, bừng ngộ, bừng tỉnh. Ánh sáng ấy không chỉ tràn ngập không gian bên ngoài mà còn tỏa ra từ tâm hồn nhà thơ, nó đánh thức một tâm hồn đang lạc lối để vượt qua u tối và vươn tới ánh sáng của ngày mới:

“Con lớn lên, con tìm cách mạng
Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi
Mẹ không còn nữa, con còn Đảng
Dìu dắt con khi chưa biết gì.”

(Quê mẹ, Tố Hữu)

Hình ảnh cùng ý nghĩa ánh sáng còn được làm rõ hơn trong câu thơ:

“Mặt trời chân lí chói qua tim”

Đó là ánh sáng của một vầng mặt trời đặc biệt - mặt trời chân lí - ánh sáng của Đảng, của lí tưởng cộng sản với những tư tưởng mới mẻ, đúng đắn, tiến bộ làm xua tan trong ý thức hệ tư tưởng lạc hậu và mở ra trong tâm hồn thi nhân một chân trời mới về tình cảm, nhận thức. Nếu mặt trời của thiên nhiên đem đến ánh sáng, hơi ấm và sức sống cho muôn loài thì Đảng cũng đem đến ánh sáng của niềm tin, hơi ấm của tình người và sự sống cho dân tộc, cho muôn người. Nhà thơ sử dụng động từ mạnh “chói” vừa miêu tả ánh sáng, vừa gợi sức mạnh xuyên thấu tư tưởng cộng sản đối với trái tim khao khát “lẽ yêu đời” của thi nhân - lí tưởng của Đảng đã thực sự làm bừng sáng tâm hồn của người thanh niên ưu tú.

Khi đến với hai câu tiếp theo, người đọc sẽ thấy được cụ thể hơn niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản:

“Tâm hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

Tố Hữu đã thành công trong việc dùng bút pháp so sánh “vườn hoa lá - đậm hương và rộn tiếng chim” để hữu hóa niềm vui sướng trong lòng người, đó là một thế giới tràn đầy sức sống với cả hình ảnh hoa lá xanh tươi, cả hương thơm trái cây nồng đượm, cả âm thanh rộn rã, say đắm của tiếng chim ca hót. Và đó là do ánh sáng chói chang ấp áp của mặt trời - sự hòa quyện giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ đã khẳng định tác động mạnh mẽ, kì diệu của lí tưởng cộng sản với trái tim con người. Hơn nữa, Tố Hữu còn là một nhà thơ nên niềm yêu đời và sức sống mới chan chứa trong tầm hồn cũng trở thành cảm hứng mãnh liệt cho thi ca. Cách mạng không hề đối lập với nghệ thuật mà trái lại, ánh sáng kì diệu của lí tưởng cách mạng đã khơi dậy sức sống và sáng tạo mới mẻ cho hồn thơ:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau
Đảng cho ta trái tim giàu
Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay”

(Bài ca xuân 61, Tố Hữu)

Khổ tiếp theo của bài thơ biểu hiện những nhận thức, lẽ sống mới của cái tôi trữ tình:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Giác ngộ lí tưởng, giác ngộ nhận thức, lẽ sống đối với người cộng sản, trước hết là giác ngộ về chỗ đứng. Nhà thơ chủ động, tự giác hòa “cái tôi” với “cái ta” chung của mọi người, tự nguyện đứng trong hàng ngũ của những người lao khổ. Từ “buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu nguyện gắn bó mật thiết, sống chan hòa với mọi người, với “trăm nơi” với quần chúng đông đảo khắp mọi miền đất nước. Cụm từ “để tình trang trải” thể hiện tâm hồn nhà thơ như muốn trải rộng với cuộc đời rộng lớn, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với mọi cảnh ngộ của những cuộc đời cần lao. Đây là điều khác biệt với các nhà thơ Mới đương thời, trong khi Tố Hữu giác ngộ cách mạng và đi theo con đường lý tưởng thì các nhà thơ mới lại đang đau buồn với cái tôi nhỏ bé, cô đơn, chôn chặt niềm đau trong những vần thơ bi lụy.

Hai câu thơ sau khẳng định tình hữu ái giai cấp trong tình yêu thương của Tố Hữu với con người và cuộc đời:

“Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Nhà thơ hướng tình yêu thương của mình tới “mọi người”, “trăm nơi”,… nhưng cụ thể hơn, đó là những con người thuộc giai cấp cần lao, những kiếp sống khốn khổ, bất hạnh đói nghèo. Câu thơ cuối khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết qua hình ảnh ẩn dụ về “khối đời” - đó là một cộng đồng chung cảnh ngộ, số phận, khát khao và ý chí để cùng nhau hướng tới một lí tưởng cao đẹp… những cái chung ấy sẽ đem lại cho họ một sức mạnh vô địch.

Khổ thơ cuối cùng khép lại là sự chuyển biến sâu trong tình cảm của thi nhân, là sự hóa thân của cái tôi vào cái ta chung của “kiếp phôi pha”:

“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”

Tố Hữu đã khẳng định sự chuyển biến tình cảm của mình. Tác giả tự nhận mình là một thành viên thân thiết ruột thịt trong đại gia đình quần chúng bị áp bức, đau khổ trong xã hội cũ. Các điệp từ “là” cùng với các từ “con”, “em”, “anh” đã khẳng định điều đó. Số từ ước lệ “vạn” chỉ số lượng hết sức đông đảo. Họ là kiếp phôi pha là chị vú em với nỗi buồn thân phận:

"Nàng nhớ con nằm trong tổ lạnh
Không chăn, không nệm ấm, không màn.
Biết đâu trong những giờ hiu quạnh
Nó gọi tên nàng tiếng đã khan!"

(Vú em, Tố Hữu)

Hay là hình ảnh lão đầy tớ với nỗi cơ cực thân già; là cô gái giang hồ trên sông Hương với bao nỗi nhọc nhằn của kiếp người:

"Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!
Trời ơi em biết khi mô
Thân em hết nhục dày vò năm canh."

(Tiếng hát sông Hương, Tố Hữu)

Chính vì những “người anh” phải sống “kiếp phôi pha”, những người “em”… “cù bất cù bơ” ấy mà người thanh niên cộng sản Tố Hữu say mê hoạt động cách mạng, và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tố Hữu. Không phải ngẫu nhiên mà từ đây, Tố Hữu đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những “em bé mồ côi”, “em bé bán dạo”, “chị vú em”, “cô gái giang hồ”, “lão đầy tớ”,… những con người mà tác giả cho rằng đó là “những tù nhân khốn nạn của bần cùng”.

Bài thơ “Từ ấy” là một bài thơ sâu sắc về nội dung và độc đáo và nghệ thuật. Ngòi bút tinh tế, dùng hình tượng thơ táo bạo, chói sáng, giàu khát vọng lãng mạn bay bổng, say mê. Câu thơ mạnh, cảm xúc thơ tràn đầy. Nhạc thơ biến đổi sinh động, hăm hở, dồn dập say sưa, lôi cuốn. Các biện pháp tu từ được sử dụng nhuần nhuyễn như: điệp từ, so sánh, ẩn dụ,... tất cả làm nên một bài thơ hay và lôi cuốn người đọc.

“Thuyền còn vượt sóng không nghiêng ngả
Nghĩa lớn xuôi dòng lộng ước mơ
Mới nửa đường thôi. Còn bước tiếp
Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ!”

Với “Đảng và thơ”, ở tuổi lục tuần, Tố Hữu vẫn nồng nàn tâm sự như thế. Đã hơn 80 năm từ ngày Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, tình yêu cách mạng, chặng đường cách mạng và hào khí trong thơ ông vẫn chưa tìm được đến điểm dừng, hay phải chăng điểm dừng ấy đã nằm ở vô cực của cuộc đời với ông. Bài thơ “Từ ấy” là một bài thơ của một cái tôi tràn đầy cảm xúc. Đó chính là cái tôi lần đầu được giác ngộ lý tưởng và nguyện đem cả tinh thần và tuổi trẻ của mình cho lý tưởng cao cả ấy. Bài thơ còn là một tuyên ngôn nghệ thuật và mang đậm phong cách thơ của Tố Hữu. Nó xứng đáng là một tiếng hát lạc quan, yêu đời, đắm say lí tưởng, ngày nay vẫn làm xúc động hàng triệu trái tim độc giả.

(Tác giả: Nguyễn Hảo/ thichvanhoc.com.vn)

Phân tích Từ ấy ngắn gọn bài số 3

Tố Hữu là nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta. Với ông, con đường cách mạng cũng là con đường thơ. Năm 1938, mới 18 tuổi, nhà thơ được vinh dự trở thành người chiến sĩ cộng sản của Đảng. Bài thơ "Từ ấy" vang lên như một tiếng reo vui thể hiện niềm vui sướng tự hào của một thanh niên học sinh yêu nước bắt gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn ca ngợi lí tưởng cách mạng và mang tên tình yêu giai cấp của người chiến sĩ trẻ.

Khổ thơ mở đầu cất lên như một lời hát say mê, nồng nàn, vần thơ tràn ngập ánh sáng:

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim".

"Từ ấy” là từ thuở ấy (9 - 1938), thuở mà nhà thơ vui sướng, hân hoan chào đón "Mặt trời chân lí chói qua tim". Giữa những năm tháng nô lệ, lầm than, tủi nhục, người chiến sĩ trẻ cảm thấy được hồi sinh "bừng nắng hạ". "Mặt trời chân lí" là hình ảnh ẩn dụ rất sáng tạo nói về ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin. Lí tưởng cách mạng, lí tưởng cộng sản chủ nghĩa soi sáng nhận thức, mở mang tâm hồn trí tuệ, làm cho cuộc đời đầy sắc màu ý nghĩa. Lòng "tôi" và con đường cách mạng "bừng nắng hạ" chói chang, ấm áp. Trái tim "tôi" có "Mặt trời chân lí chói qua...", ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin soi rọi vào tâm hồn. Dưới ánh sáng lí tưởng, tâm hồn đẹp biết bao, dào dạt sức sống như một vườn xuân rực rỡ trong muôn sắc màu "hoa lá", ngào ngạt "đậm hương” và "rộn tiếng chim" hót ca.

Ngoài nghệ thuật sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, so sánh, Tố Hữu đã chọn lọc một số từ có giá trị gợi tả và biểu cảm đặc sắc (bừng, chói, đậm, rộn) để ca ngợi lí tưởng và tình yêu lí tưởng. Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà thơ xứ Huế có nhiều vần thơ độc đáo, đậm đà:

"Khi ta đã say mùi hương chân lí

Đời đắng cay không một chút ngọt bùi

Đời đau buồn không một tiếng cười vui

Đời đen tối phải đi tìm ánh sáng”

("Như những con tàu", 1938)

Có thể nói, Tố Hữu là nhà thơ viết hay nhất về lí tưởng cách mạng bằng bút pháp lãng mạn tuyệt đẹp. Ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin thật vô cùng kì diệu. "Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” (Aragông - Pháp). Yêu nước mà bắt gặp chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản đã giác ngộ tinh yêu giai cấp. Khổ thơ thứ hai nói lên sự gắn bó "với mọi người", "với trăm nơi", "với bao hồn khổ", "với giai cấp” và nhân dân lao động nghèo khổ đang bị đế quốc, phong kiến bóc lột, áp bức dã man. Các từ ngữ "buộc", "trang trải", "gần gũi" biểu lộ sự gắn bó thiết tha với thế giới cần lao, với "khối đời" - khối công nông liên minh:

"Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời".

Người chiến sĩ trẻ, người thanh niên cộng sản trên con đường cách mạng quyết tâm chiến đấu và hi sinh để thực hiện lí tưởng cao cả, đã nhận thức một cách sâu sắc về tình yêu giai cấp: "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Hơn bao giờ hết, cái tôi đã chan hòa trong cái ta rộng lớn. Thân thiết và yêu thương, tự giác và tự nguyện, đông đảo và rộng lớn: "là con của vạn nhà", "là em của vạn kiếp phôi pha", "là anh của vạn đầu em nhỏ... Các từ: "là", các số từ "vạn" được điệp lại ba lần làm cho lời ước nguyện thiết tha chân thành, thấm thía xúc động:

"Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ".

Nhà thơ đã có một cách nói rất truyền cảm về tình yêu giai cấp, tình yêu nhân dân. Trái tim nhân ái cộng sản chủ nghĩa sáng bừng lên dưới "mặt trời chân lí", dưới ánh sáng của niềm tin, ánh sáng của Cách mạng.

Tố Hữu đã sáng tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và nhạc điệu để ca ngợi lí tưởng cách mạng và tình yêu giai cấp, tình yêu nhân dân. Tình cảm cao đẹp ấy được thể hiện một cách chân thành và say mê. "Từ ấy" là tiếng lòng của một hồn thơ đẹp, trẻ trung đã trở thành tiếng hát của hàng triệu con người hướng về Đảng và Cách mạng. Đọc "Từ ấy" ta càng cảm thấy một cách sâu sắc lời tâm sự của Tố Hữu: "Lòng tôi vui sướng vô cùng khi cảm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin soi rọi vào tâm hồn tươi trẻ của mình".

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu bài số 4

Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946) có thể coi là tập thơ đầu tay đánh dấu mối duyên đầu của Tố Hữu với thơ ca cách mạng. Tập thơ có ba phần tương ứng với những chặng đường tranh đấu của nhà thơ: Máu lửa - Xiềng xích - Giải phóng. Bài thơ “Từ ấy” được nằm ở phần đầu của tập thơ là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu. Bài thơ là cái tôi trữ tình tràn đầy niềm vui sướng hân hoan khi lần đầu tiên giác ngộ ánh sáng của Đảng của lý tưởng. Cảm xúc ấy được nhà thơ ghi lại bằng những vần thơ tự sự trữ tình tràn đầy niềm vui và ánh sáng.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Không áo cơm cù bất, cù bơ”

Trước khi đến với ánh sáng của cách mạng, Tố Hữu cũng như bao thanh niên khác cùng thời không tìm thấy lối đi cho mình. Đó là những tháng ngày mà Tố Hữu đã từng viết “Đâu những ngày xưa tôi thấy tôi/ Băn khoăn đi tìm lẽ yêu đời/ Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn/ Muốn bước than ôi bước chẳng rời”. Nhưng rồi ánh sáng của Đảng như nguồn sáng diệu kỳ làm bừng sáng tâm hồn thi nhân:

Từ vô vọng, mênh mông đêm tối

Người đã đến. Chói chang nắng dội

Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu

Sống lại rồi. Hạnh phúc biết bao nhiêu!

Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Phút giây ấy đã làm thăng hoa cuộc đời nhà thơ. Đoạn thơ mở đầu bằng lời tự sự diễn tả niềm vui sướng, niềm hạnh phúc tột đỉnh và sự say mê khi bắt gặp lí tưởng Đảng của cái tôi trẻ trung tràn đầy nhiệt huyết. Đảng như vầng dương sáng soi cuộc đời thi nhân:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ 

Mặt trời chân lý chói qua tim 

Tháng 7 - 1938, sau thời gian hoạt động trong phong trào thanh niên ở Huế, Tố Hữu vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Vinh dự và niềm vui lớn ấy là cả một niềm hân hoan. Tác giả khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng tỉnh, bừng sáng tâm hồn và trí tuệ nhà thơ. Hai chữ “Từ ấy”, không chỉ có ý nghĩa nhấn mạnh mốc thời gian tháng 7 - 1938 nhà thơ được đứng vào hàng ngũ của Đảng mà còn còn nhấn mạnh mốc son đáng nhớ trong tâm hồn của chàng thanh niên mười tám tuổi.

Nhà thơ diễn tả ánh sáng của Đảng bằng một hình ảnh thơ rất chói chang ấm nóng đó là hình ảnh “bừng nắng hạ”. Từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra đột ngột: bừng sáng, bừng ngộ, bừng tỉnh. Còn “nắng hạ” là ánh nắng chói chang, ấm nóng, mạnh mẽ. Ánh sáng ấy làm đánh thức một tâm hồn đang lạc lối dẫn nhà thơ vượt qua u tối để vươn tới ánh sáng của ngày mới:

Con lớn lên, con tìm Cách mạng

Anh Lư­u, anh Diểu dạy con đi

Mẹ không còn nữa, con còn Đảng

Dìu dắt con khi chửa biết gì.

Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” là một hình ảnh độc đáo, bất ngờ, táo bạo giàu ý nghĩa thẩm mĩ mà rất chính xác, gợi cảm. Mặt trời là nguồn sáng rực rỡ, chói chang và duy nhất đưa lại sự sống cho muôn loài. Hình ảnh “mặt trời chân lí” đi liền với nhóm từ “chói qua tim” đã diễn tả được niềm vui rất đỗi thiêng liêng, có cái gì đó gần như “choáng váng” (chữ dùng của Hoài Thanh) và sức xuyên thấu kì diệu, mạnh mẽ của lí tưởng Đảng đối với tình cảm, nhận thức của thi sĩ. Tình cảm ấy không chỉ đón nhận bằng tâm hồn mà còn bằng cả trái tim; sự hài hòa giữa lý trí và tình cảm.

Sức mạnh của lý tưởng còn làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Với bút pháp trữ tình, lãng mạn cùng với hình ảnh so sánh có tính chất khẳng định (Tố Hữu dùng từ “là” chứ không dùng từ “như”). Tác giả đã bày tỏ được niềm hạnh phúc vô biên, sức sống kì diệu của tâm hồn mình trong buổi đầu đến với lí tưởng Đảng. Các tính từ chỉ mức độ như “đậm”, “rộn” đã nói hộ nhà thơ về niềm vui sướng vô biên của chính mình. Hẳn là trước đó, tâm hồn thi sĩ là một khu vườn mùa đông cành khô, lá úa thì giờ đây được gặp gỡ lí tưởng cách mạng, bỗng chốc tâm hồn đó trở thành một khu vườn mùa hạ xanh tươi, ngập tràn ánh nắng mặt trời, nồng nàn, rộn rã tiếng chim ca và ngạt ngào hương sắc “rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

Vẻ đẹp của khu vườn tâm hồn ấy, đối với Tố Hữu, nhà thơ cộng sản, còn là vẻ đẹp của sức sống mới của một hồn thơ mới:

Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau

Đảng cho ta trái tim giàu

Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay!

(Bài ca xuân 61)

Hai khổ thơ còn lại của bài thơ là biểu hiện những nhận thức, lẽ sống mới của cái tôi trữ tình. Nhà thơ nguyện dấn thân vào cuộc đời nhân dân, “cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu” với nhân dân. Đó là nhận thức, là giác ngộ, là lẽ sống lớn. Nhà thơ kết nối “những tù nhân khốn nạn của bần cùng”, kết nối “kiếp phôi pha” để rồi cuối cùng làm cho “mạnh khối đời” - khối đại đoàn kết dân tộc.

Khổ hai của bài thơ là khổ thơ biểu hiện những nhận thức, lẽ sống mới của cái tôi trữ tình:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người 

Để tình trang trải khắp trăm nơi 

Để hồn tôi với bao hồn khổ 

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. 

Giác ngộ lí tưởng, giác ngộ nhận thức, lẽ sống đối với người cộng sản, trước hết là giác ngộ về chỗ đứng. Nhà thơ chủ động, tự giác hòa “cái tôi” với “cái ta” chung của mọi người, tự nguyện đứng trong hàng ngũ những người lao khổ. Từ “buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu nguyện gắn bó mật thiết, sống chan hòa với “mọi người”, với “trăm nơi”, với quần chúng đông đảo khắp mọi miền đất nước.

Nhóm từ “để tình trang trải” thể hiện tâm hồn nhà thơ như muốn trải rộng với cuộc đời rộng lớn, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với mọi cảnh ngộ của những cuộc đời cần lao. Đây là điều khác biệt với các nhà thơ Mới đương thời, trong khi Tố Hữu giác ngộ cách mạng và đi theo con đường lý tưởng thì các nhà thơ mới lại đang đau buồn với cái tôi bé nhỏ, cô đơn, chôn chặt niềm đau trong những vần thơ bi lụy.

Nhận thức mới của Tố Hữu cũng thật khác xa với nhân vật Hạ Du (Thuốc – Lỗ Tấn), Hạ Du xa rời quần chúng nhân dân để rồi ôm nỗi đau bi kịch của người cách mạng còn Tố Hữu lại biết đứng về nhân dân lao khổ và giác ngộ trong hàng ngũ ấy.

Hai câu sau: “Để hồn tôi với bao hồn khổ… mạnh khối đời” khẳng định tình cảm hữu ái giai cấp của Tố Hữu. Tâm hồn của thi sĩ từ đây sẽ nghiêng về phía “bao hồn khổ” để cảm thông, chia sẻ, để cá nhân hòa vào tập thể, tạo nên một sức mạnh quần chúng đông đảo, vĩ đại. Sau này, khi đã trải qua gần 40 năm đời thơ, đời cách mạng, Tố Hữu cũng đã viết: “Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người. Chỉ là một. Nên cũng là vô số!”. Thật đáng quý biết bao tâm hồn cao đẹp ấy.

Khổ thơ cuối cùng khép lại là sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của thi nhân. Là sự hóa thân của cái tôi vào cái ta chung của “kiếp phôi pha”:

Tôi đã là con của vạn nhà 

Là em của vạn kiếp phôi pha 

Là anh của vạn đầu em nhỏ 

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Tố Hữu khẳng định sự chuyển biến tình cảm của mình. Tác giả tự nhận mình là một thành viên thân thiết ruột thịt trong đại gia đình quần chúng bị áp bức, đau khổ trong xã hội cũ. Các điệp từ “là” cùng với các từ “con”, “em”, “anh” đã khẳng định điều đó. Số từ ước lệ “vạn” chỉ số lượng hết sức đông đảo.

Chính vì những “người anh” phải sống “kiếp phôi pha”, những người “em”… “cù bất cù bơ” ấy mà người thanh niên cộng sản Tố Hữu say mê hoạt động cách mạng, và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tố Hữu. Không phải ngẫu nhiên mà từ đây, Tố Hữu đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những “em bé mồ côi”, “em bé bán dạo”, “chị vú em”, “cô gái giang hồ”, “lão đầy tớ”… những con người mà tác giả cho đó là “những tù nhân khốn nạn của bần cùng”. Bài thơ “Từ ấy” là một bài thơ sâu sắc về nội dung, độc đáo về nghệ thuật, ngòi bút tinh tế, dùng hình tượng thơ táo bạo, chói sáng, giàu khát vọng lãng mạn bay bổng, say mê. Câu thơ mạnh, cảm xúc thơ tràn đầy. Nhạc thơ biến đổi sinh động, hăm hở, dồn dập say sưa, lôi cuốn. Các biện pháp tu từ sử dụng nhuần nhuyễn như: điệp từ, so sánh, ẩn dụ… tất cả đã làm nên một bài thơ hay và lôi cuốn người đọc.

Bài thơ “Từ ấy” là một bài thơ của một cái tôi tràn đầy cảm xúc. Đó là cái tôi lần đầu được giác ngộ lý tưởng và nguyện đem tất cả tinh thần và tuổi trẻ của mình phụng sự cho lý tưởng cao cả ấy. Bài thơ còn là một tuyên ngôn nghệ thuật và mang đậm phong cách thơ Tố Hữu. Nó xứng đáng là một tiếng hát lạc quan, yêu đời, đắm say lí tưởng, ngày nay vẫn làm xúc động hàng triệu trái tim độc giả.

(Nguồn: Thầy Phan Danh Hiếu, THPT Trấn Biên, Biên Hòa, Đồng Nai)

Phân tích Từ ấy bài số 5

Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của thơ ca cách mạng nước ta. Thơ Tố Hữu là sự hòa quyện của cảm xúc và lí tưởng của trữ tình và chính trị. Viết về những vấn đề lớn lao với những cảm xúc dạt dào chân thực, mỗi vần thơ của ông đã làm rung động trái tim và thức tỉnh lí trí của bao người. Một trong những bài thơ thể hiện sâu sắc phong cách thơ Tố Hữu có lẽ phải kể đến “Từ ấy”. Thi phẩm đã ghi lại tâm trạng của chàng thanh niên khi bắt gặp lí tưởng cộng sản để rồi được hồi sinh cả con người và hồn thơ. Phải chăng vì thế mà tác phẩm này gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ về vấn đề lí tưởng, lẽ sống trách nhiệm của thanh niên với đất nước dân tộc?

“Từ ấy” được viết vào khoảng tháng 7 - 1938 khi Tố Hữu vừa tròn 18 tuổi và vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Nhan đề bài thơ đã được chọn thành tên chung cho toàn tập thơ đầu tay của Tố Hữu. Chỉ riêng điều đó thôi đã đủ nói nên ý nghĩa đặc biệt của bài thơ đối với đời cách mạng và đời thơ của ông. Mở đầu bài thơ là lời tự sự giản dị, tự nhiên:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Thoảng nghe tưởng như “từ ấy” là một mốc thời gian rất mơ hồ, không cụ thể, nhưng đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ ta mới hiểu hết được ý nghĩa của phút giây đó. “Từ ấy” là giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời của nhà thơ, là dấu mốc quan trọng giữa hai chặng đường đời của Tố Hữu. Trước khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản, Tố Hữu cũng như nhiều thanh nhiên khác thời bấy giờ sống trong cảnh nước mất nhà tan, nhân dân đói khổ điêu linh. Bản thân họ có thể là những thanh nhiên nhiệt huyết nhưng lại rơi vào bế tắc, không phương hướng. Trong “Nhớ đồng”, Tố Hữu từng kể lại:

Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi
Bâng khuâng đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát than ôi bước chẳng rời
Ở một bài thơ khác ông bộc bạch:
Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi

Nếu đọc Thơ Mới ta hẳn sẽ nhận ra cảm giác cô đơn, lạc lõng, bế tắc trước thực tại này không phải là xa lạ, cá biệt. Nhiều nhà thơ Mới tìm cách thoát ly nhưng rồi lại rơi vào vòng quanh quẩn của bế tắc, tuyệt vọng, cô đơn, buồn não. Đặt trong bối cảnh như vậy ta mới hiểu được tại sao Tố Hữu lại say mê sung sướng đến thế khi đón nhận lí tưởng. Một chân trời mới như được mở ra, phía trước là ánh sáng mặt trời bừng chiếu cuộc đời của nhà thơ thay đổi, hồn thơ cũng được tái sinh. Cho đến tận sau này khi nhớ lại Tố Hữu vẫn không giấu nổi niềm vui sướng ngất ngây ấy:

Rồi một hôm nào tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời…

Như vậy “từ ấy” quả đúng là phút giây diệu kỳ và thiêng liêng. Nó như mối duyên đầu của người thanh niên với cách mạng. Tuổi trẻ vốn giàu ước mơ nhiệt huyết nay được chỉ đường dẫn lối càng thêm phơi phới, lạc quan hướng về phía trước.

Hai câu thơ còn diễn tả sức tác động to lớn diệu kì của lý tưởng tới nhận thức của nhà thơ thông qua hệ thống hình ảnh từ ngữ giàu giá trị biểu cảm. Các động từ mạnh như “bừng”, “chiếu’, “chói” đã nhấn mạnh sự đổi thay, sức tác động của “mặt trời chân lí” đối với hồn thơ Tố Hữu. Ánh nắng ở đây là “nắng hạ” thứ nắng rực rỡ, nhiều nhiệt lượng, giàu sức tỏa sáng và soi chiếu nhất. Đặc biệt là hình ảnh ẩn dụ kết hợp với ngữ nghĩa “mặt trời chân lí” đã thể hiện sâu sắc những cảm xúc của nhà thơ. Tố Hữu ví lí tưởng cộng sản với mặt trời, đây là một hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa và vô cùng hợp lý. Mặt trời mang sự sống đến cho muôn loài cũng như lí tưởng đã làm hồi sinh cuộc đời và hồn thơ Tố Hữu. Ẩn sau đó còn là biết bao thành kính, biết ơn của nhà thơ đối với cách mạng, với Đảng.

Và rồi từ sự hồi sinh đó, tâm hồn nhà thơ bừng nở dạt dào sức sống:

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Nếu so sánh lý tưởng với mặt trời thì còn gì hợp hơn so sánh tâm hồn với khu vườn rực rỡ sắc hương. Khu vườn ấy xanh tươi, căng tràn sức sống có hương thơm và những tiếng chim rộn ràng. Tiếng rộn ràng đó phải chăng cũng chính là tiếng reo vui của tâm hồn Tố Hữu trước thời khắc thiêng liêng của cuộc đời mình? Tâm hồn chàng thanh niên như được hồi sinh, rộng mở, cất cánh. Từ đó mà hồn thơ, nguồn cảm xúc cũng ùa về, không còn những câu thơ bế tắc, những nỗi sầu cô đơn. Từ đây tâm hồn ấy, hồn thơ ấy đã tìm được lối đi, nguồn sống cho mình. Như vậy khổ thơ thứ nhất là niềm vui sướng sau mê là tiếng reo vui ngập tràn của Tố Hữu trong giây phút thiêng liêng của cuộc đời khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản. Từ đây, chúng ta có một chiến sĩ cách mạng sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng vì dân tộc, một nhà thơ như người thư kí trung thành của thời đại của nhân dân.

Dưới ánh sáng của cách mạng của lí tưởng đó những nhận thức mới mẻ về lẽ sống cũng đến với Tố Hữu:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tố Hữu tự “buộc” đời mình, hồn mình với mọi người. Đó là sự tự nguyện cao nhất của một cá nhân nhỏ bé trước cuộc đời rộng lớn. Nhà thơ dùng từ “lòng tôi”, “hồn tôi” như để nhấn mạnh vào sự gắn bó hòa quyện ở mức cao nhất - trạng thái gắn bó về tinh thần, lý tưởng của mình với tập thể. Có lẽ khi giác ngộ lý tưởng Tố Hữu đã nhìn lại được chỗ đứng của mình. Ông đi về phía những người dân lao động cần lao, ông nguyện “trang trải” trái tim nhiệt huyết của mình “khắp trăm nơi”. Đó là sự sẻ chia rộng mở để tâm hồn tìm đến sự đồng điệu, gắn bó chân thành sâu sắc. Tình yêu thương của Tố Hữu không chung chung xa lạ. Nó là tình cảm hữu ái giai cấp gần gũi cụ thể. Tố Hữu tìm đến những hồn khổ để tạo thành một khối đời, một khối đoàn kết mạnh mẽ. Cái tôi đã chan hòa trong cái ta, tìm thấy chỗ đứng và giá trị của mình trong cái ta, mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể được giải quyết khiến con người sống ý nghĩa và tích cực hơn. So sánh với những nhà thơ mới cùng giai cấp trí thức tiểu tư sản đương thời ta mới thấy được sự tiến bộ tự vượt lên chính mình của Tố Hữu. Trong bài tiểu luận “Một thời đại trong thi ca”, Hoài Thanh từng chỉ ra bi kịch của cái tôi muốn thoát li mà lại bế tắc của những nhà thơ Mới. Vậy thì ở đây, Tố Hữu đã dẫn bạn đọc đến một lẽ sống mới, tới sự gắn bó hòa quyện của cái tôi và cái ta. Đó không chỉ là phương hướng chỉ đường cho cuộc đời ông mà còn là phương hướng cho thơ ông.

Từ sự chuyển biến về nhận thức nhà thơ có sự chuyển biến lớn về mặt tình cảm:

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ.

Điệp từ “đã là”, “là” như một sự khẳng định chắc nịch về quyết tâm sống gắn bó, vì nhân dân Tổ quốc của Tố Hữu. Đặc biệt nhà thơ sử dụng các đại từ “con”, “em”, “anh” vốn là những đại từ chỉ mối quan hệ gần gũi trong gia đình. Nó như một lần nữa thể hiện quan điểm sống nhân sinh quan mới mẻ của nhà thơ. Tố Hữu tự coi mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng nhân dân cần lao ngoài kia. Số từ ước lệ “vạn” đi cùng với “kiếp phôi pha”, “cù bất cù bơ” càng khẳng định hơn đối tượng mà nhà thơ muốn hướng tới. Nếu những nhà thơ Mới khác vẫn đang “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” thì Tố Hữu đã biết cuộc đời mình dùng làm gì, phục vụ ai, thơ mình phải hướng về đâu của cuộc sống này. Nhà thơ đã chọn nhân dân và cụ thể hơn là những người cần lao đau khổ nhất để đứng về phía họ, cùng chiến tuyến với họ. Từ đây trong Tố Hữu ta bắt gặp lại những con người nhỏ bé ấy là một em bé liên lạc, một người kĩ nữ trên sông Hương, một người bán hàng rong giữa đêm phố… Tất cả đã trở thành những người thân thiết nhất của nhà thơ mà ông nguyện đem cuộc đời và ngòi bút của mình để chiến đấu cho hạnh phúc của họ. Phải chăng vì vậy mà thơ của Tố Hữu cũng được nhân dân đón nhận nồng nhiệt yêu thương?

Từ khi đón nhận lí tưởng Tố hữu đã hiểu rằng:

Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề cổ súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa

Nhưng khi lí tưởng đã soi đường, con tim đã hồi sinh nhà thơ trẻ ấy chẳng ngại gì sương gió cuộc đời, sống chết bom đạn. Ông biết chỗ đứng của mình, của thơ mình để đi đúng hướng, tìm đúng đường để sống một cuộc đời ý nghĩa. “Từ ấy” mãi mãi là mốc son chói lọi đối với cuộc đời Tố Hữu bởi từ đây ông không còn là một trí thức tiểu tư sản vơ vẩn cùng mây gió nữa mà đã trở thành một nhà thơ chiến sĩ, một người bạn, người đồng chí của nhân dân cần lao. Từ đây một Tố Hữu mới được ra đời dưới ánh sáng chói chang của mặt trời lý tưởng. Tình yêu, sự say mê của tuổi 17 - 18 khi bắt gặp ánh sáng của đời mình đó mãi mãi làm rung động trái tim những người yêu thơ.

Phân tích Từ ấy bài số 6

Tố Hữu (1920 - 2002) là một nhà thơ lớn của dân tộc, là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Cuộc đời thi sĩ và chiến sĩ của Tố Hữu luôn song hành với nhau. Trên hành trình vừa làm chiến sĩ vừa làm thi sĩ, Tố Hữu đã có nhiều cột mốc quan trọng nhưng cột mốc đáng chú ý nhất là cột mốc khi giác ngộ lý tưởng của Đảng vào năm 1937.

Ở thời điểm này, Tố Hữu đã có một bài thơ ghi lại ấn tượng của buổi đầu ấy, bài thơ có tên “Từ ấy”. Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên, là một trong những bài thơ đặc sắc của Tố Hữu. Bài thơ là tiếng reo vui của người thanh niên trai trẻ Tố Hữu khi được giác ngộ lý tưởng Đảng và nhận thức mới của người thanh niên ấy khi đi với cách mạng. Tiếng reo vui của buổi đầu đi với cách mạng được Tố Hữu thể hiện một cách rất hình ảnh và sinh động.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

.............

Không áo cơm, cù bất cù bơ”.

Nhà thơ Tố Hữu sinh năm 1920, thời tuổi trẻ sống trong đêm trường nô lệ nhưng may mắn cho Tố Hữu là năm 1937 được giác ngộ cách mạng, rồi 1939 được kết nạp vào Đảng. Đó là thời kỳ Tố Hữu chuyển mình từ một thanh niên học sinh sang làm một chiến sĩ cộng sản. Tố Hữu đã ghi lại tâm trạng của thời kỳ này đó là thời kỳ thời điểm mà nhà thơ reo vui khi gặp lý tưởng của Đảng.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

“Từ ấy” là thời điểm người thanh niên Tố Hữu đến với cách mạng, được giác ngộ lý tưởng Đảng. Thời điểm ấy trong tâm hồn nhà thơ có một sự nồng ấm nồng nhiệt của một nhiệt huyết cách mạng mà nhà thơ đã cảm giác như một thứ nắng hạ chói chang. Cảm giác ấy là vì lý tưởng Đảng, ánh sáng cách mạng như là “mặt trời chân lý” bừng sáng “chói qua tim”. Tim là nơi hội tụ của tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, ánh sáng chân lí chói qua tim là một sự sáng bừng sáng tỏ trong tình cảm, trong nhận thức của người thanh niên cách mạng.

Sau khi được ánh sáng Đảng, lý tưởng cách mạng như mặt trời chân lý rọi vào sáng tỏ thì nhà thơ cảm thấy tâm hồn mình như được hồi sinh:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

Như ta đã biết trong bài thơ “Một nhành xuân” (1980), Tố Hữu đã tự thuật lại quãng đời trước khi gặp lý tưởng Đảng rằng:

“Tôi đã khô như cây sậy ven đường

Đâu ước làm chim thơm và trái ngọt

Tôi đã chết im lặng như con chim không bao giờ được hót

Một tiếng ca lánh lót cho đời”.

Một tâm hồn khô héo như thế này bỗng nhiên trỗi dậy hồi sinh. Nhà thơ cảm thấy trong tâm hồn mình xanh tươi như “một vườn hoa lá” có hương sắc hương thơm và cả “rộn tiếng chim”. Cũng có nghĩa là tâm hồn như được sống lại, rạo rực mê say, có đủ âm thanh màu sắc. Thật khó có hình ảnh nào ví về sự hồi sinh tâm hồn hình ảnh hơn thế, sinh động hơn thế. Bốn câu thơ mở đầu với những hình ảnh thơ mới lạ sáng tạo, nhà thơ vừa thể hiện được cảm giác reo vui khi lý tưởng Đảng soi rọi vào tâm hồn mình, khi tâm hồn mình được hồi sinh dưới ánh sáng chân lý Đảng.

Sau khi tiếp nhận lý tưởng Đảng và hồi sinh tâm hồn, người thanh niên cộng sản Tố Hữu đã có một sự thay đổi về nhận thức, đó là phải gắn bó yêu thương những người lao khổ để xiết chặt đội ngũ chiến đấu, tác giả viết:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.

Nếu như các nhà thơ lãng mạn cùng thời chưa có một nhân sinh quan sống đúng, họ sống chán nản hoặc tách biệt với nhân dân. Chẳng hạn như Xuân Diệu viết:

“Ta là một là riêng là thứ nhất

Không có ai bè bạn nổi cùng ta”.

Hay như Chế Lan Viên thì nói:

“Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng biết

Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng”.

Thì Tố Hữu lại có một nhận thức mới mẻ đúng đắn đó là:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi”.

Buộc là một cách nói ngoa dụ nhưng nhằm nhấn mạnh sự gắn bó đoàn kết với mọi người, với nhân dân. Và Tố Hữu xác định gắn bó đoàn kết chưa đủ mà phải trang trải tình cảm, chia sẻ yêu thương với trăm nơi với mọi nhà. Hai chữ “buộc” và “trang trải” tình cảm với mọi người với trăm nơi đã thể hiện cái nhận thức khá toàn diện về một quan niệm sống mới, tức là một nhân sinh quan mới. Sau nhận thức buộc và trang trải tình cảm nhà thơ còn thể hiện một nhận thức mới cụ thể hơn, đó là buộc và trang trải tình cảm với bao hồn khổ là với những con người lao khổ, để không ngoài mục đích là cho “mạnh khối đời” cho mạnh đội ngũ chiến đấu. Như vậy quan niệm về gắn bó và chia sẻ tình cảm của Tố Hữu có địa chỉ cụ thể và có mục đích cụ thể.

Khổ thơ thứ hai nhà thơ đã phản ánh kết quả của lý tưởng Đảng được soi chiếu vào tâm hồn nhà thơ ở khổ thơ thứ nhất. Đó là sự hình thành một nhân sinh quan mới, đó là quan niệm sống vì mọi người vì cách mạng. Sau khi diễn tả quá trình tiếp nhận ánh sáng Đảng, sự thay đổi nhận thức cuộc sống, nhà thơ đi đến nêu lên trách nhiệm của mình đối với cuộc đời đối với cách mạng. Trách nhiệm đó được nhà thơ thể hiện rất cụ thể:

“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”.

Với vạn nhà thì làm con, với những kiếp phôi pha là quá khứ cha ông thì làm em, còn với những em nhỏ cù bất cù bơ thì làm anh. Con của mọi nhà thì phải trung hiếu với mọi nhà, em của kiếp phôi pha thì phải noi gương tiếp bước cha ông trong quá khứ, còn làm anh của đàn em nhỏ thì phải nâng đỡ che chở cứu rỗi cho họ. Nhà thơ nêu lên trách nhiệm của mình nhưng không phải chung chung mà rất cụ thể, rất đúng với vai trò của người thanh niên trong thời điểm thời bấy giờ. Đặc biệt ở khổ thơ này, tác giả có đề cập đến hình ảnh làm anh những đàn em nhỏ cù bất cù bơ, đó cũng chính là một trách nhiệm đối với những hồn lao khổ mà tác giả đã nói ở phần thơ trên.

Bài thơ “Từ ấy” đã ghi lại một cột mốc trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Đọc bài thơ này, người đọc cảm nhận được một Tố Hữu trong buổi đầu đến với cách mạng đã rất nồng nhiệt tiếp nhận ánh sáng lý tưởng của Đảng và có một sự thay đổi khá toàn diện về nhận thức về nhân sinh quan và thế giới quan. Tuy viết về một thời khắc lịch sử, một thời điểm lịch sử hoạt động cách mạng của mình nhưng Tố Hữu không diễn đạt một cách khô khan mang tính khẩu hiệu, mà trái lại được diễn đạt một cách sinh động qua những hình ảnh rất gợi hình gợi cảm. Vì thế, Từ ấy - một bài thơ cách mạng nhưng vẫn xanh tươi trong lòng người đọc.

Phân tích bài thơ Từ ấy bài số 7

Bài thơ Từ ấy được Tố Hữu viết năm 1938, là tiếng lòng của một người cách mạng trên con đường đi tìm lẽ sống thì gặp được ánh sáng của Đảng, của Bác. Bài thơ còn thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc dâng trào và sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của chính tác giả. Bài thơ được viết trong khoảng thời gian (1937 - 1946), đây là thời gian đầu Tố Hữu tham gia cách mạng, trở thành một người chiến sĩ. "Từ ấy" cũng chính là bài thơ đánh dấu sự trưởng thành trong tâm hồn tác giả.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

"Từ ấy" chỉ một mốc thời gian, mốc son đánh dấu sự thay đổi lớn trong cuộc đời Tố Hữu khi bắt gặp được lý tưởng sống cho chính cuộc đời mình. Đó còn là tiếng reo hò sung sướng tột bậc, niềm hạnh phúc ngập tràn khi trở thành một người cách mạng, được ánh sáng của Đảng và Bác dẫn đường. Nhà thơ đã miêu tả nó như "nắng hạ", như ánh sáng sáng rực rỡ, chói chang của mùa hè, soi tỏa vào trong chính trái tim đang sôi sục tuổi trẻ của nhà thơ. Ánh sáng đó được ẩn dụ như hình ảnh "mặt trời". Nếu như mặt trời thật đem lại ánh sáng ấm áp cho vạn vật, là nguồn sống cho muôn loài, thì "mặt trời chân lý", mặt trời của Đảng xuất hiện đã xua tan màn sương mù tối tăm, đem lại một lẽ sống mới không chỉ cho chính tác giả, còn cho cả dân tộc Việt Nam, đang chìm đắm trong đói khổ với tư tưởng tiểu tư sản.

Tố Hữu đã sử dụng những động từ mạnh như "bừng, chói" để diễn tả một cách mạnh mẽ ảnh hưởng to lớn cho ánh sáng của Đảng khiến cho người cách mạng như bừng tỉnh sau những ngày tăm tối.

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Sự chuyển biến sâu sắc đó, như một sức mạnh kỳ diệu, nó được bắt nguồn từ chính con người tác giả khi được Đảng soi đường, chỉ lối. Khiến cho tâm hồn của người chiến sĩ trẻ như rộn ràng, tràn đầy sức sống. Nhà thơ đã so sánh nó như "một vườn hoa lá" với đủ sắc hương của đất trời, cả sự sống đang sinh sôi, nảy nở, nhảy múa hát ca, rộn ràng tiếng chim hót. Dường như sau những ngày tăm tối, không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, không được nhìn thấy tương lai, cùng với khí huyết của tuổi trẻ mong muốn được thay đổi, được cống hiến cho đất nước đánh đuổi giặc ngoại xâm thì giờ đây khi có "mặt trời chân lý" của Đảng dẫn dắt làm cho tâm hồn nhà thơ trẻ lại, sục sôi ý chí đấu tranh, khơi dậy sức sống và cảm hứng sáng tạo mới cho tác giả.

Ở khổ thơ thứ hai, từ sau khi gặp được chân lý của cuộc đời mình nhà thơ đã có những sự thay đổi đặc biệt trong nhận thức, trong con đường làm cách mạng của mình.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Trước khi được trở thành một nhà cách mạng, được giác ngộ lý tưởng mới thì Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Với tư tưởng tiểu nông hạn hẹp thì giờ đây nhà thơ đã có cách nhìn nhận mới trong suy nghĩ. Nhà thơ đã bỏ qua sự hẹp hòi của tư tưởng cũ, vượt qua những rào cản định nghĩ của giai cấp để thấu hiểu quần chúng khổ lao. Đây không phải là sự ép buộc mà nhà thơ đã tự nguyện "buộc", tự nguyện gắn mình với "mọi người", với những tầng lớp bần cùng của xã hội. Đem trái tim mình hòa cùng nhịp đập, cùng đau tiếng đau của đồng bào, cùng chia sẻ những mất mát, đắng cay ngọt bùi mà nhân dân ta đang chịu đựng.

Nhà thơ mong muốn gây dựng những con người đang chịu cảnh nô lệ trở thành "khối đời" một khối thống nhất, như anh em ruột thịt, tạo nên một sức mạnh tập thể, không gì có thể đàn áp được. Bốn câu thơ cuối thể hiện rõ tấm lòng, sự đồng cảm của chính nhà thơ, lời khẳng định trong con đường làm cách mạng.

Tôi là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ

Nhà thơ đã sử dụng điệp từ, cùng với những "con, em, anh", như một sự khẳng định chắc chắn sự gắn bó giữa mình với nhân dân lao động. Nhà thơ như một thành viên trong gia đình của mọi tầng lớp trong xã hội, hòa mình cùng với nhân dân. Nhà thơ tự nguyện làm "con của vạn nhà, em của vạn kiếp phôi pha, anh của vạn đầu em nhỏ", nguyện mang cả cuộc đời mình để đem lại hạnh phúc cho những mảnh đời bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi trong tuyệt vọng, những đứa bé tội nghiệp. Qua đó, ta còn cảm nhận được sự căm ghét sâu sắc trong lòng tác giả đối với những cảnh bất công trong xã hội, chính những mảnh đời đáng thương đó mà nhà thơ đi theo cách mạng, đi theo tiếng gọi của tổ quốc, hăng say chiến đấu, hăng say sáng tác

Bài thơ Từ ấy là tiếng lòng, tiếng reo mừng sung sướng của không chỉ tác giả mà đại diện cho thế hệ trẻ của đất nước lúc bấy giờ khi tìm thấy lý tưởng của Đảng, là sự nhận thức mới, cách nghĩ mới, đem tuổi trẻ cống hiến cho đời và cho tổ quốc.

(Nguồn: Lớp Văn thầy Nhật)

Phân tích bài thơ Từ ấy bài số 8

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920 ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông hoạt động cách mạng rất sớm, năm 16 tuổi gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản, năm 18 tuổi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. Đây là thời điểm có ý nghĩa quyết định cả cuộc đời cách mạng và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. "Từ ấy" là một trong những bài thơ hay nhất được sáng tác vào giai đoạn đầu tác giả tham gia cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui của người chiến sĩ say mê lí tưởng, yêu nước, yêu cuộc đời, nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, cho nhân dân.

Có thể coi bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu nói chung. Đây là quan điểm, là nhận thức sâu sắc của nhà thơ về mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao dưới ánh sáng chói lọi của Đảng Cộng sản.

Khổ thơ đầu bài Từ ấy thể hiện niềm vui to lớn và niềm xúc động thiêng liêng của người thanh niên yêu nước khi giác ngộ lí tưởng cách mạng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ 

Mặt trời chân lí chói qua tim 

Mục đích của lí tưởng đó là đánh đuổi thực dân Pháp, tiêu diệt bọn vua quan bán nước, giành độc lập tự do cho dân tộc. "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ" có lẽ là lúc nhà thơ đã giác ngộ cách mạng và tình nguyện đứng trong hàng ngũ của giai cấp cần lao để đấu tranh tự giải phóng. Đây cũng là thời gian khởi đầu cuộc đời làm cách mạng của nhà thơ và là giây phút bừng sáng ánh nắng chói chang trong trái tim người thanh niên trẻ trước ngưỡng cửa cuộc đời.

Lí tưởng đó như mặt trời chân lí đã xua tan hết u ám, lạnh lẽo, buồn đau trong tâm tư người dân mất nước. Cũng như bao người dân Việt Nam thời ấy, Tố Hữu thấm thía nỗi nhục nô lệ của người dân mất nước. Vì vậy, tâm trạng của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng cũng là tâm trạng chung của phần lớn thanh niên lúc bấy giờ.

Tố Hữu ví lí tưởng cộng sản là mặt trời chân lí, có nghĩa là nhà thơ khẳng định đây là nguồn sáng vĩ đại làm bừng thức cả trí tuệ và trái tim mình. Lí tưởng ấy không chỉ tác động tới lí trí mà còn tới tình cảm của nhà thơ (chói qua tim). Điều đó chứng tỏ rằng nội dung của lí tưởng cách mạng đã hàm chứa chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nhà thơ đón nhận lí tưởng không những bằng suy nghĩ chín chắn, nhận thức đúng đắn mà còn bằng cả bầu nhiệt huyết sôi nổi trẻ trung. Ánh sáng lí tưởng đem lại cho nhà thơ niềm vui và gợi bao ước mơ đẹp đẽ về một thế giới đầy hương sắc, âm thanh:

Hồn tôi là một vườn hoa lá  

Rất đậm hương và rộn tiếng chim… 

Câu thơ bay bổng, đậm chất lãng mạn. Nhà thơ diễn tả niềm vui sướng tột độ của một thanh niên yêu nước khi bắt gặp lí tưởng, tìm thấy lẽ sống chân chính của cuộc đời bằng những hình ảnh so sánh đầy nghệ thuật. Đó là ánh sáng chói chang mùa hạ, là màu xanh căng đầy nhựa sống của một vườn hoa lá tốt tươi tỏa hương thơm ngát, rộn tiếng chim ca. Lí tưởng cộng sản - mặt trời chân lí - không những sưởi ấm, soi sáng tâm hồn mà còn truyền nhựa sống vào trái tim người trai trẻ.

Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời. Chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn người thanh niên ấy tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, khiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Tố Hữu còn là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật; trái lại, cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ Tố Hữu.

Những từ ngữ tác giả sử dụng trong đoạn thơ có khả năng diễn tả cảm xúc mạnh mẽ: bừng (nắng hạ), chói (qua tim), đậm (hương), rộn (tiếng chim). Những hình ảnh: nắng hạ, mặt trời chân lí chói qua tim, vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim… vừa có vẻ đẹp rực rỡ, vừa hàm chứa ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

Khổ thơ thứ hai là hệ quả của sự giác ngộ chân lí, là lời tâm niệm được nói lên như một lẽ sống, một quyết tâm, một lời hứa thiêng liêng. Đó là thái độ tự nguyện hiến dâng cho cách mạng, tự nguyện gắn bó với quần chúng lao khổ:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải khắp trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Nếu ở khổ thơ trước với biện pháp tu từ ẩn dụ (nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá) với lời thơ bay bổng, lãng mạn thì ở khổ thơ này tác giả sử dụng ngôn ngữ giản dị mộc mạc, âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng. Đó là lời bộc bạch trực tiếp ước vọng chân thành của nhà thơ; là tâm niệm của “cái tôi trữ tình cách mạng”. Tôi buộc lòng tôi với mọi người là hành động hoàn toàn tự nguyện của nhà thơ đối với giai cấp cần lao. Nhà thơ muốn tình cảm của mình được trang trải với trăm nơi, trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ với những trái tim của lớp người cùng khổ để tạo nên một khối đời vững chắc, trở thành sức mạnh to lớn phá tan chế độ thực dân phong kiến, xây dựng một chế độ mới tốt đẹp hơn.

Trong quan niệm về lẽ sống của giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao “cái tôi cá nhân”. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi cá nhân” và “cái ta tập thể”. Động từ "buộc" thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi cá nhân” để sống chan hòa với mọi người. Từ trang trải thể hiện tâm hồn nhà thơ trải rộng ra với cuộc đời, đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của mỗi con người.

Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp. Trong mối liên hệ với mọi người, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Khối đời là ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi “cái tôi” chan hòa trong “cái ta”, khi cá nhân hòa mình vào tập thể có cùng lí tưởng thì sức mạnh sẽ nhân lên gấp bội.

Tố Hữu đã đặt mình vào giữa dòng đời, vào môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ. Ở đó, nhà thơ đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đoạn thơ, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của đông đảo quần chúng nhân dân.

Khổ thơ thứ ba cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu. Nhà thơ mong muốn tình cảm nồng nhiệt của mình sẽ trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ những trái tim của những người cùng khổ, tạo nên sức mạnh to lớn phá tan chế độ bạo tàn đầy áp bức bất công:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha 

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ.

Trước khi giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ không chỉ có được lẽ sống mới mà còn vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng nghèo khổ. Hơn thế, nhà thơ đã tìm thấy tình cảm gia đình ruột thịt trong quần chúng cách mạng. Người chiến sĩ ấy tự nguyện coi mình là con của vạn nhà, là em của vạn kiếp phôi pha, là anh của vạn đầu em nhỏ. Một sự tự nguyện hoàn toàn, tuyệt đối, không băn khoăn, không ngần ngại.

Điệp ngữ "Tôi đã là…" lặp đi lặp lại ba lần, giống như một lời tuyên thệ của một chiến sĩ khi đã đứng trong hàng ngũ cách mạng. Điệp từ "là" cùng với các từ "con, em, anh" và số từ ước lệ "vạn" (chỉ số lượng hết sức đông đảo) nhấn mạnh và khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết. Khi nối tới những kiếp phôi pha (những người đau khổ, bất hạnh, những người lao động vất vả, thường xuyên phải dãi dầu mưa nắng để kiếm sống), những em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ (những em bé không nơi nương tựa, phải lang thang vất vưởng nay đây mai đó), tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ biểu hiện thật chân thành, xúc động.

Qua đó, chúng ta có thể thấy được thái độ căm giận của nhà thơ trước những bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên Tố Hữu đã hăng say hoạt động cách mạng và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tố Hữu.

Bài thơ Từ ấy tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn cách mạng trong giai đoạn sáng tác đầu tiên của Tố Hữu. “Cái tôi trữ tình” lắng đọng trong từng ý thơ, từng hình ảnh, lúc bay bổng, lúc lắng đọng, lúc là lời bộc bạch trực tiếp, chân thành những ước vọng, tâm tư khi tìm thấy lí tưởng. "Từ ấy" là tiếng hát yêu thương, tin tưởng, là tiếng lòng tha thiết của một thanh niên bắt đầu giác ngộ lí tưởng, tự nguyện dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai, gian khổ, hi sinh của toàn dân tộc. Vượt thời gian, sau hơn nửa thế kỉ ra đời, Từ ấy vẫn tươi xanh chất trữ tình cách mạng. Bài thơ đã tạo được sự đồng cảm, mến mộ của nhiều thế hệ yêu thích thơ Tố Hữu.

Phân tích bài thơ Từ ấy bài số 9

Chế Lan Viên từng nói "Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài là chính... anh là con chim vụ ở đường bay hơn là bộ lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp". Không ai khác, Chế Lan Viên đang nói đến Tố Hữu - một nhà thơ của lí tưởng cộng sản, một nhà cách mạng yêu nước. Thơ ông luôn gắn liền với cách mạng, tiêu biểu là bài thơ Từ ấy trích tập thơ cùng tên được ông sáng tác năm 18 tuổi, năm ông ra nhập Đảng với niềm vui khôn xiết:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

"Từ ấy" là tên bài thơ, là tên tập thơ cũng là thời điểm trong đời Tố Hữu. Những năm trước cách mạng là "những ngày bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước, chọn một dòng để nước trôi" nhưng vào năm 1938, gặp Đảng là lúc tìm được ánh sáng. "Từ ấy" không còn chỉ là thời điểm vô danh trôi chìm trong quên nhớ đời người mà đã trở thành thời khắc thiêng liêng không thể lãng quên phai nhạt. Vào thời khắc ấy, trong hồn thi sĩ "bừng nắng hạ". Hình ảnh nắng hạ thật chói chang khác cái nắng nhợt nhạt của mùa xuân, cái nắng hanh của mùa thu. Những tia nắng hạ làm lá thêm xanh, hoa thêm ngát, trái thêm ngọt, đất trời thêm cao. Không những vậy, "nắng hạ" trong bài thơ cho ta nguồn sáng rất ấm, rất tươi của tinh thần, của linh hồn. Nó làm "bừng" sáng tâm hồn, bừng lên niềm vui, bừng dậy cả nguồn sống, bừng thức cả một miền kí ức thật đẹp đẽ. Ánh sáng ấy chỉ có thể là của mặt trời, đó là sự sống, hơi ấm bao la bất biến của vũ trụ. Đó là ánh sáng của "mặt trời chân lí" là ánh sáng của Đảng.

Niềm vui ấy không hề dừng lại, mà ngày càng tăng lên với các hình ảnh "vườn hoa lá", "tiếng chim ca",... mở ra cho người đọc đó là khu vườn xuân tươi mới tràn ngập sắc xanh của cây, hương thơm của hoa và những tiếng chim hót ríu rít tràn đầy sức sống. Vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui của tác giả đã thoát khỏi ước lệ tượng trưng, nó tươi sáng trẻ trung có chút bồng bột say mê của chàng trai xanh tuổi trẻ lòng. Câu thơ với kiểu định nghĩa rất mới mẻ viết bằng cảm xúc dạt dào mãnh liệt với các hình ảnh rất cụ thể khiến cho ta cảm nhận được niềm vui và say mê khi tác giả được kết nạp đảng.

Nếu khổ thơ thứ nhất cho ta cảm nhận được niềm vui, sự say mê của tác giả thì đến khổ hai chính là những nhận thức mới về lí lẽ sống:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với muôn nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Khổ thơ với điệp ngữ kết hợp với nhịp thơ nhanh, trôi chảy, hơi thở liền mạch, giọng thơ sôi nổi thiết tha tràn đầy nhiệt tình nhiệt huyết.

Việc sử dụng động từ "buộc" thể hiện một lòng tự nguyện chan hòa lòng mình cùng mọi người, tác giả dường như muốn mình trải lòng cùng quần chúng nhân dân cần lao của bao kiếp người đau khổ. Đó là những trẻ em bán dạo, người ở, đầy tờ, những người nông dân khổ cực sớm hôm,... Tố Hữu với mong muốn đồng cảm, xót thương đoàn kết với những người dân ngoài kia mà mở hồn "trang trải" với "khối đời". Có lẽ đó là một lẽ sống lớn, tình cảm lớn với mọi người.

Tiếp tục mạch cảm xúc là những biến chuyển trong tâm hồn thi sĩ và mong muốn tột cùng hòa mình với đời:

Ta đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ

Khổ thơ cuối là sự xuất hiện của tập thể với các cụm từ chỉ số lượng lớn "vạn nhà", "vạn kiếp", "vạn đầu" và đại từ "ta", tác giả một lần nữa khẳng định tình cảm gắn bó của mình với mọi người, những người sống nghèo khổ, tuổi cao nhưng còn gánh nhiều nỗi cơ cực, những trẻ em thời ấy không có cơm ăn áo mặc, lang thang không nhà và tất cả mọi người trên thế gian này. Đây là bước chuyển từ cái tôi sang cái ta rõ rệt nhất, tình cảm thay đổi cũng bắt nguồn từ nhận thức về lẽ sống, nó ập đến trong lòng tác giả như một mối duyên, có thể nói là mối duyên giữa thi sĩ và ánh sáng chân lí của đảng. Đặt tác phẩm vào thời đại và bối cảnh bấy giờ năm 1938, thời điểm mà các nhà trí thức tiểu tư sản đang đề cao cái tôi cá nhân thì Tố Hữu đã có thể buông bỏ cái tôi để hòa mình cùng cái ta của thế gian. Điều này cho thấy sức mạnh to lớn của lí tưởng cách mạng đã cảm hóa con người, soi sáng đường đi cho họ, hướng họ về phía mặt trời.

Với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, và chất trữ tình chính trị sâu sắc, thơ Tố Hữu đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho những thế hệ thanh niên yêu nước. Và bài thơ Từ ấy của ông truyền cho ta ngọn lửa, nhiệt huyết và khát vọng tuổi trẻ lớn lao.

Phân tích bài thơ Từ ấy bài số 10

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, ông sinh và và lớn lên tại Thừa Thiên Huế, là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ cách mạng Việt Nam. Nhắc đến thơ Tố Hữu là nhắc đến những vần thơ mang đậm tính trữ tình cách mạnh, thể hiện khát khao, ý chí của những người cách mạng nặng lòng với đất nước. Những tâm sự của ông qua từng vần thơ đều mang tầm vóc thời đại, của một cái tôi cộng đồng. Có thể nói, Tố Hữu chính là lá cờ đầu của thơ ca kháng chiến với hàng loạt các tập thơ tiêu biểu như Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận hay Máu và hoa. Bài thơ Từ ấy được trích trong tập thơ cùng tên là một bông hoa đẹp trong vườn thơ đầy hương sắc của ông.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Mở đầu bài thơ là lời thơ mang đậm chất tự sự, nhà thơ nhắc lại một sự kiện trọng đại trong đời mình. Trạng ngữ “Từ ấy” đặt đầu câu đã nhấn mạnh thời điểm đầy ý nghĩa khi tác giả bước vào hàng ngũ Đảng, được giác ngộ lý tưởng Đảng Cộng sản. Hình ảnh “nắng hạ” kết hợp với động từ mạnh “bừng” cùng nghệ thuật ẩn dụ đã khẳng định lý tưởng cách mạng tác động vô cùng mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là nắng vàng ấm áp của mùa thu hay nắng xuân mơn man nhè nhẹ mà đó là nặng hạ mang vẻ rực rỡ, chói chang làm bừng tỉnh cả nhận thức và tình cảm trong con người chàng trai tuổi 18 tràn trề sức trẻ. Đó là nguồn sáng được khởi phát từ ánh mặt trời khác thường, đặc biệt và duy nhất “mặt trời chân lý”. Nếu mặt trời tạo hóa ban tặng ánh sáng làm vạn vật sinh sôi thì mặt trời chân lý mang đến những tư tưởng, con đường đúng đắn cho cách mạng, báo hiệu những điều đẹp đẽ, tươi sáng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc phía trước.

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng”

Mặt trời chân lý rọi sáng trái tim người chiến sĩ khiến tâm hồn như rạo rực, như say mê. Hình ảnh so sánh thật gần gũi hồn tôi - vườn hoa lá càng tô đậm sức sống mãnh liệt, niềm vui cực độ của nhà thơ lúc ấy. Vườn hoa lá với một thế giới đủ hương sắc, thanh âm như hòa nhập, sôi động và dạt dào sức sống cũng như tâm hồn thi nhân lúc này đây đang vỡ òa với bao cảm xúc tự hào, tin yêu, hy vọng, vui sướng khi được lý tưởng Đảng sáng soi. Đó là một niềm vui quá đỗi lớn lao đối với một kẻ yêu nước, khát khao tận hiến đời mình cho cách mạng, cho nhân dân.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải đến muôn nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Trong văn học giai đoạn 1932 - 1945, thơ ca chủ yếu đề cao cái tôi cá nhân, họ chọn một cái tôi thoát ly để rời xa thực tại bất công, chán chường. Riêng với Tố Hữu đó là một cái tôi riêng, cái tôi gắn với cộng động, gắn cuộc đời mình, với nhân dân. Câu thơ đầy chủ động “Tôi buộc lòng tôi với mọi người” đã thể hiện được một trái tim giàu tình cảm, vì nhân dân và ý thức tự nguyện gắn bó với nhân dân của tác giả. Động từ “trang trải” kết hợp với danh từ “muôn nơi” cùng lối nói quá đã cho thấy được sự đồng cảm của nhà thơ với những nỗi khổ cực, lầm than của nhân dân mình trên mọi miền đất nước.

“Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Lời thơ vừa tha thiết lại vừa mạnh mẽ, khẳng định khối đại đoàn kết toàn dân tộc được kết lại từ lòng nhân ái, ý thức vì mọi người. Những hồn khổ được gắn kết, những người cùng lý tưởng phải hợp sức để tạo nên sức mạnh tập thể, tiến bước trên con đường có lý tưởng cách mạng sáng soi.

“Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ”

Bốn câu thơ cuối bài một lần nữa khẳng định tình cảm dạt dào của người chiến sĩ với nhân dân mình. Điệp từ “là” kết hợp cùng biện pháp điệp cấu trúc và các từ cùng trường từ vựng gia đình “con”, “anh”, “em” đã nhấn mạnh được tình cảm thân thiết như tình thân ruột thịt. Đó là một tình cảm ấm áp, sẻ chia, quan tâm, lo lắng của thành viên dành cho đại gia đình lớn đang trong cơn khốn cùng, gian khổ. Đó là một tấm lòng đồng cảm, vượt lên những ích kỷ, hẹp hòi của cái tôi cá nhân để sống vì người khác. Thật xúc động khi nhà thơ đã dành những câu thơ cuối bài để viết về những “kiếp phôi pha” bất hạnh, mưu sinh dãi dầu mưa năng để kiếm sống, viết về những em nhỏ “cù bơ cù bất” đói rét trong cuộc đời. Qua những hình ảnh ấy phải chăng tác giả muốn khẳng định đến cuối cùng, lý tưởng cao đẹp nhất của Đảng cộng sản chính là chiến đầu vì nhân dân, vì hạnh phúc của những kiếp người, đặc biệt là với những phận đời nghèo khổ, thương đau.

Bằng thể thơ bảy chữ, kết hợp với giọng điệu vừa tự hào vừa tha thiết, sục sôi, tác giả đã cho thấy tâm nguyện của một thanh niên yêu nước được giác ngộ và say mê, tin yêu vào lý tưởng cách mạng. “Từ ấy” đã trở thành một bài thơ bất hủ, nhắc nhở mỗi chúng ta về ý thức và trách nhiệm với cuộc đời mình, với đất nước, nhân dân.

Phân tích bài thơ Từ ấy bài số 11

Bài thơ Từ ấy là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) của nhà Thơ Tố Hữu, khi ông được kết nạp Đảng năm 1938. Qua tác phẩm của mình ông thể hiện giác ngộ khi gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản. Hay nó chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu - là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh. Xuyên suốt bài thơ là niềm say mê mãnh liệt và vui sướng tràn trề cùng với nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản.

Mở đầu bài thơ ông đã diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng. Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự: Từ ấy trong tôi.... Rất đậm hương và rộn tiếng chim. Từ ấy là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung được mặt trời chân lí cách mạng soi sáng đường đời. Hình ảnh ẩn dụ nắng hạ cho nguồn nhiệt lượng cách mạng làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ mặt trời chân lí là một liên kết đầy sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Câu thơ ca ngợi ánh sáng diệu kì của cách mạng. Đó là thứ ánh sáng của tư tưởng cộng sản - ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội.

Hai câu thơ sau của khổ thơ đầu, chợt vụt thoát bay bổng, dạt dào cảm hứng lãng mạn. Những vang động và vui tươi tràn ngập trong tâm hồn được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim. Đón nhận ánh sáng cách mạng là Tố Hữu đã đón nhận một con đường thênh thang tươi sáng cho cuộc đời, cho hồn thơ: một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình yêu cách mạng, yêu đồng bào.

Tiếp nối mạch cảm xúc toàn bài thơ, khổ thơ thứ hai biểu hiện những nhận thức về lẽ sống. Hai dòng thơ mở đầu khổ hai: nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người. Động từ "buộc" là một động từ mạnh thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua ranh giới của cái tôi để chan hòa mọi người "Tôi buộc lòng tôi với mọi người". Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến trăm nơi (hoán dụ) và trang trải sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể.

Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương của con người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng. Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ: "Để hồn tôi với bao hồn khổ" và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp: "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Ta cũng gặp điều đó trong thơ Nguyễn Khoa Điềm - nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ xâm lược: khi chúng ta cầm tay mọi người - Đất nước vẹn tròn, to lớn. Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

Khép lại bài thơ ở khổ cuối là sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ. Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Khi ánh sáng cách mạng như "Mặt trời chân lí chói qua tim", đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp để vươn đến một tình yêu vẹn tròn to lớn. Nhà thơ tự nhận mình là con của vạn nhà trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất, là em của vạn kiếp phôi pha gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương là anh của vạn đầu em nhỏ, cù bất cù bơ. Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp cống hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm.

Tóm lại hồn thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng. Thơ Tố Hữu rõ ràng là thơ trữ tình - chính luận, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng. Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính. Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn. Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.

Phân tích bài thơ Từ ấy mẫu số 12

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920 ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông hoạt động cách mạng rất sớm, năm 16 tuổi gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản, năm 18 tuổi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản.

Đây là thời điểm có ý nghĩa quyết định cả cuộc đời cách mạng và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. Từ ấy là một trong những bài thơ hay nhất được sáng tác vào giai đoạn đầu tác giả tham gia cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui của người chiến sĩ say mê lí tưởng, yêu nước, yêu cuộc đời, nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, cho nhân dân.

Có thể coi bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu nói chung. Đây là quan điểm, là nhận thức sâu sắc của nhà thơ về mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao dưới ánh sáng chói lọi của Đảng Cộng sản.

Khổ thơ đầu thể hiện niềm vui to lớn và niềm xúc động thiêng liêng của người thanh niên yêu nước khi giác ngộ lí tưởng cách mạng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Mục đích của lí tưởng đó là đánh đuổi thực dân Pháp, tiêu diệt bọn vua quan bán nước, giành độc lập tự do cho dân tộc. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ có lẽ là lúc nhà thơ đã giác ngộ cách mạng và tình nguyện đứng trong hàng ngũ của giai cấp cần lao để đấu tranh tự giải phóng. Đây cũng là thời gian khởi đầu cuộc đời làm cách mạng của nhà thơ và là giây phút bừng sáng ánh nắng chói chang trong trái tim người thanh niên trẻ trước ngưỡng cửa cuộc đời.

Lí tưởng đó như mặt trời chân lí đã xua tan hết u ám, lạnh lẽo, buồn đau trong tâm tư người dân mất nước. Cũng như bao người dân Việt Nam thời ấy, Tố Hữu thấm thía nỗi nhục nô lệ của người dân mất nước. Vì vậy, tâm trạng của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng cũng là tâm trạng chung của phần lớn thanh niên lúc bấy giờ.

Tố Hữu ví lí tưởng cộng sản là mặt trời chân lí, có nghĩa là nhà thơ khẳng định đây là nguồn sáng vĩ đại làm bừng thức cả trí tuệ và trái tim mình. Lí tưởng ấy không chỉ tác động tới lí trí mà còn tới tình cảm của nhà thơ (chói qua tim). Điều đó chứng tỏ rằng nội dung của lí tưởng cách mạng đã hàm chứa chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.

Nhà thơ đón nhận lí tưởng không những bằng suy nghĩ chín chắn, nhận thức đúng đắn mà còn bằng cả bầu nhiệt huyết sôi nổi trẻ trung. Ánh sáng lí tưởng đem lại cho nhà thơ niềm vui và gợi bao ước mơ đẹp đẽ về một thế giới đầy hương sắc, âm thanh:

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Câu thơ bay bổng, đậm chất lãng mạn. Nhà thơ diễn tả niềm vui sướng tột độ của một thanh niên yêu nước khi bắt gặp lí tưởng, tìm thấy lẽ sống chân chính của cuộc đời bằng những hình ảnh so sánh đầy nghệ thuật. Đó là ánh sáng chói chang mùa hạ, là màu xanh căng đầy nhựa sống của một vườn hoa lá tốt tươi tỏa hương thơm ngát, rộn tiếng chim ca.

Lí tưởng cộng sản - mặt trời chân lí - không những sưởi ấm, soi sáng tâm hồn mà còn truyền nhựa sống vào trái tim người trai trẻ. Tố Hữu sung sướng đón nhận tí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời. Chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn người thanh niên ấy tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, khiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.

Tố Hữu còn là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật; trái lại, cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ Tố Hữu. Những từ ngữ tác giả sử dụng trong đoạn thơ có khả năng diễn tả cảm xúc mạnh mẽ: bừng (nắng hạ), chói (qua tim), đậm (hương), rộn (tiếng chim). Những hình ảnh: nắng hạ, mặt trời chân lí chói qua tim, vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim... vừa có vẻ đẹp rực rỡ, vừa hàm chứa ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

Khổ thơ thứ ba là hệ quả của sự giác ngộ chân lí, là lời tâm niệm được nói lên như một lẽ sống, một quyết tâm, một lời hứa thiêng liêng. Đó là thái độ tự nguyện hiến dâng cho cách mạng, tự nguyện gắn bó với quần chúng lao khổ:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải khắp trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Nếu ở khổ thơ trước với biện pháp tu từ ẩn dụ (nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá) với lời thơ bay bổng, lãng mạn thì ở khổ thơ này tác giả sử dụng ngôn ngữ giản dị mộc mạc, âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng. Đó là lời bộc bạch trực tiếp ước vọng chân thành của nhà thơ; là tâm niệm của "cái tôi trữ tình cách mạng".

"Tôi buộc lòng tôi với mọi người" là hành động hoàn toàn tự nguyện của nhà thơ đối với giai cấp cần lao. Nhà thơ muốn tình cảm của mình được trang trải với trăm nơi, trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ với những trái tim của lớp người cùng khổ để tạo nên một khối đời vững chắc, trở thành sức mạnh to lớn phá tan chế độ thực dân phong kiến, xây dựng một chế độ mới tốt đẹp hơn.

Trong quan niệm về lẽ sống của giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao "cái tôi cá nhân". Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi cá nhân" và "cái ta tập thể". Động từ "buộc" thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của "cái tôi cá nhân" để sống chan hòa với mọi người. Từ "trang trải" thể hiện tâm hồn nhà thơ trải rộng ra với cuộc đời, đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của mỗi con người.

Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp. Trong mối liên hệ với mọi người, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Khối đời là ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung.

Có thể hiểu: khi "cái tôi" chan hòa trong "cái ta", khi cá nhân hòa mình vào tập thể có cùng lí tưởng thì sức mạnh sẽ nhân lên gấp bội. Tố Hữu đã đặt mình vào giữa dòng đời, vào môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ. Ở đấy, nhà thơ đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đoạn thơ, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của đông đảo quần chúng nhân dân.

Khổ thơ thứ ba cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu. Nhà thơ mong muốn tình cảm nồng nhiệt của mình sẽ trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ những trái tim của những người cùng khổ, tạo nên sức mạnh to lớn phá tan chế độ bạo tàn đầy áp bức bất công:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ.

Trước khi giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ không chỉ có được lẽ sống mới mà còn vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng nghèo khổ. Hơn thế, nhà thơ đã tìm thấy tình cảm gia đình ruột thịt trong quần chúng cách mạng. Người chiến sĩ ấy tự nguyện coi mình là con của vạn nhà, là em của vạn kiếp phôi pha, là anh của vạn đầu em nhỏ.

Một sự tự nguyện hoàn toàn, tuyệt đối, không băn khoăn, không ngần ngại. Điệp ngữ: Tôi đã là... lặp đi lặp lại ba lần, giống như một lời tuyên thệ của một chiến sĩ khi đã đứng trong hàng ngũ cách mạng. Điệp từ là cùng với các từ con, em, anh và số từ ước lệ vạn (chỉ số lượng hết sức đông đảo) nhấn mạnh và khẳng định một tình cảm gia đinh thật đầm ấm, thân thiết.

Khi nối tới những kiếp phôi pha (những người đau khổ, bất hạnh, những người lao động vất vả, thường xuyên phải dãi dầu mưa nắng để kiếm sống), những em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ (những em bé không nơi nương tựa, phải lang thang vất vưởng nay đây mai đó), tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ biểu hiện thật chân thành, xúc động. Qua đó, chúng ta có thể thấy được thái độ căm giận của nhà thơ trước những bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên Tố Hữu đã hăng say hoạt động cách mạng và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tố Hữu.

Bài thơ Từ ấy tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn cách mạng trong giai đoạn sáng tác đầu tiên của Tố Hữu. "Cái tôi trữ tình" lắng đọng trong từng ý thơ, từng hình ảnh, lúc bay bổng, lúc lắng đọng, lúc là lời bộc bạch trực tiếp, chân thành những ước vọng, tâm tư khi tìm thấy lí tưởng. Từ ấy là tiếng hát yêu thương, tin tưởng, là tiếng lòng tha thiết của một thanh niên bắt đầu giác ngộ lí tưởng, tự nguyện dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai, gian khổ, hi sinh của toàn dân tộc. Vượt thời gian, sau hơn nửa thế kỉ ra đời, Từ ấy vẫn tươi xanh chất trữ tình cách mạng. Bài thơ đã tạo được sự đồng cảm, mến mộ của nhiều thế hệ yêu thích thơ Tố Hữu.

Phân tích bài Từ ấy mẫu số 13

Vào những năm 40 của thế kỉ XX, giữa làn sóng của phong trào thơ Mới, một tác giả nổi lên với tư cách là cánh chim đầu đàn của thơ ca Cách mạng. Khi Xuân Diệu, Huy Cận vẫn còn băn khoăn, lạc lối khi không tìm thấy con đường đi thì ông đã tìm được mục đích, lý tưởng sống của chính mình. Đó là nhà thơ trữ tình chính trị xuất sắc: Tố Hữu. Và “Từ ấy” được xem là bản tuyên ngôn có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của nhà thơ. Khi nhắc về bài thơ này, Tố Hữu đã từng chia sẻ: “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi đi theo lý tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh”.

Bài thơ “Từ ấy” được rút ra từ tập thơ cùng tên, sáng tác năm 1938 khi Tố Hữu vừa được kết nạp vào Đảng cộng sản. Cả tác phẩm là một nỗi niềm hân hoan, vui sướng của cái tôi cá nhân khi bắt gặp lí tưởng của đời mình. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng , các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim.

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

Khổ thơ thứ nhất đã vẽ nên niềm vui, sự say mê của nhà thơ khi gặp ánh sáng Cách mạng. Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, thông qua đó, nhà thơ như đang trần thuật lại kỉ niệm khó quên của đời mình. “Từ ấy” là một cụm từ chỉ mốc thời gian phiếm định. Đó là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu. Khi ấy, nhà thơ mới 18 tuổi, giữa lúc vẫn còn “Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước”, ông được giác ngộ và kết nạp vào Đảng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lí chói qua tim”, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới soi rọi và gột rửa tâm hồn mình. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu dịu nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. “Mặt trời chân lí” là một ẩn dụ, một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: Nếu mặt trời của nhân gian tỏa hơi ấm và đem lại sức sống cho vạn vật thì Đảng cũng là nguồn sáng diệu kì đem đến chân lí cho nhà thơ. Nhìn chung, cách gọi lí tưởng như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình. Thêm vào đó, những động từ mạnh như “bừng”, “chói” như nhấn mạnh rắng: ánh sáng lí tưởng đã xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.

Đến hai câu sâu, bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể hơn niềm vui sướng của nhà thơ khi tìm ra chân lí đời mình:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

 Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

Bằng việc sử dụng các động từ mạnh, các hình ảnh ẩn dụ, biện pháp so sánh kết hợp cùng phút pháp trữ tình lãng mạn, Tố Hữu đã lần nữa khẳng định: chính cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới và đem lại nguồn cảm hứng mới cho nhà thơ. Chỉ với khổ thơ đầu, Tố Hữu đã vẽ nên một bức tranh sinh động bằng những gam màu tươi sáng và đẹp đẽ nhất.

Sang khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã bộc bạch những nhận thức mới mẻ của mình về lẽ sống:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người 

Để tình trang trải với trăm nơi 

Để hồn tôi với bao hồn khổ 

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Từ “buộc” ở đây không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà nó là biểu hiện của sự tự nguyện và quyết tâm cao độ của nhà thơ. Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa, đồng cảm và trải lòng với mọi người. Đặc biệt, ông dành sự quan tâm sâu sắc đến những mảnh đời bất hạnh và quần chúng lao động cùng khổ.

“Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết với nhau để phấn đấu vì mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi cái tôi chan hòa trong cái ta, khi cá nhân hòa mình vào một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội. Qua khổ thơ này, Tố Hữu đã thể hiện được quan điểm, nhận thức mới mẻ của mình về lẽ sống, đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người. Nhà thơ đã tìm được niềm vui và sức mạnh mới khi đặt mình giữa dòng đời và quần chúng nhân dân lao khổ.

Khổ thơ thứ ba cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu:

“Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ...”

Điệp ngữ "là con”, “là em”, “là anh” cùng với số từ ước lệ “vạn” đã nhấn mạnh và khẳng định tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết. Nhà thơ dường như đã hòa mình, trở thành một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ. Những từ ngữ như “kiếp phôi pha, “cù bất cù bơ” biểu hiện cho sự đau xót của nhà thơ trước những kiếp người bất hạnh, đồng thời bày tỏ sự căm giận trước những oan trái mà kẻ thù đã gây ra cho nhân dân. Tác giả coi mình cũng như một người vô danh “cù bất cù bơ” nhưng có tinh thần đoàn kết và kiên trung trong đại gia đình của những khối đời cùng khổ. Đến đây, có thể thấy được lí tưởng cộng sản không chỉ giúp Tố Hữu có được lẽ sống mới mà còn giúp ông vượt qua tình cảm ích kỷ, hẹp hòi của giai cấp tư sản để có được tình cảm giai cấp quý báu.

Về nghệ thuật, bài thơ như một khúc hoan ca với ngôn ngữ thơ gợi cảm, nhịp điệu linh hoạt, và mang đầy nhạc điệu. Qua các hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng, Tố Hữu đã truyền tải thành công cho người đọc nỗi niềm sung sướng, say mê của ông khi gặp mặt trời chân lí của đời mình.

Đề cập đến Tố Hữu, nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận định: "Thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là thơ yêu nước, nó đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người bị chà đạp. Nó ca ngợi cuộc đời, vì một tương lai tươi sáng cho dân tộc và cho cả loài người. Trong khi tiếng nói của thơ lãng mãn lúc bấy giờ là một tiếng thơ tuyệt vọng thì tiếng nói của thơ Tố Hữu giữa muôn nghìn gian khổ lại là tiến nói lạc quan". Có thể nói “Từ ấy” chính là bước ngoặc trong đời thơ cũng như đời làm Cách mạng của Tố Hữu. Kể từ đây cho đến khi "tạm biệt đời yêu quý nhất", ông đã sống, đã sáng tác theo đúng lí tưởng, mục đích mà mình theo đuổi.

Phân tích bài thơ Từ ấy mẫu số 14

Trong nền văn học Việt Nam, Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng. Từ một thanh niên trí thức tiểu tư sản, được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã trở thành một chiến sĩ cộng sản. Thơ Tố Hữu gắn với cuộc sống cách mạng và chính trị, thời sự đất nước. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946) là chặng đường đầu của thơ Tố Hữu, trong đó Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu và cũng có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ cũng là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.

Tâm trạng nhà thơ có sự vận động qua ba khổ thơ: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng (khổ 1); những nhận thức mới về lẽ sống (khổ 2); sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm (khổ 3). Hai câu thơ mở đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Từ ấy là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu. Khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Huế, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, mặt trời chân lí - một sự liên kết sáng tạo giữ hình ảnh và ngữ nghĩa. Mặt trời của thiên nhiên đem lại cho nhân gian ánh sáng, hơi ấm, sự sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi lí tưởng như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình. Thêm nữa, những động từ “bừng” (chỉ ánh sáng phát ra đột ngột), “chói” (ánh sáng có sức xuyên mạnh) càng nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm.

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn, cùng với hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hát. Đối với khu vườn hoa lá ấy, còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, còn gì quý giá hơn khi có một lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn. Tố Hữu là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà đã khơi dậy sức sống, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống và sự gắn bó hài hòa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người. Với động từ “buộc”, câu 1 là một cách nói quá thế hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người (“trăm nơi” là một hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi). Với từ “trang trải” ở câu 2, có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.

Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp. Câu 3 khẳng định trong mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Ở câu 4, khối đời là một ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi cái tôi chan hòa trong cái ta, khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội.

Tóm lại, Tố Hữu đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đó, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Trước khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Hơn thế, đó còn là tình thân yêu ruột thịt. Những điệp từ “là” cùng với từ “con, em, anh” và số từ ước lệ “vạn” (chỉ số lượng hết sức đông đảo) nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ còn biểu hiện thật xúc động, chân thành khi nói tới những “kiếp phôi pha” (những người đau khổ bất hạnh, những người lao động vất vả, thường xuyên dãi dầu mưa nắng để kiếm sống), những em nhỏ không áo cơm “cù bất, cù bơ” (những em bé không nơi nương tựa phải lang thang vất vưởng, nay đây mai đó). Qua những lời thơ ấy, người đọc thấy được lòng căm hận của nhà thơ trước bao bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên Tố Hữu hăng say hoạt động cách mạng, và họ cũng trở thành đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ (cô gái giang hồ trong Tiếng hát sông Hương; chú bé đi ở trong Đi đi em; ông lão khốn khổ trong Lão đầy tớ; em bé bán bánh trong Một tiếng rao đêm,...).

Đến đây có thể thấy, về quan điểm nhận thức và sáng tác, bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung. Cần nói rõ: đó là quan điểm của giai cấp vô sản với nội dung quan trọng là nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao.

"Từ ấy" là lời tâm nguyện của thanh niên yêu nước giác ngộ và say mê lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu. "Từ ấy" đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu và trong sự nghiệp thơ ca của ông. Bài thơ không ngừng hấp dẫn độc giả các thế hệ.

Phân tích bài thơ Từ ấy mẫu số 15

Nhà thơ Tố Hữu được coi là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ của ông mang đậm chất trữ tình chính trị, dường như cả cuộc đời thơ Tố Hữu dành để ngợi ca đất nước, ngợi ca nhân dân, ngợi ca lí tưởng cách mạng thể hiện một cái tôi say mê với lý tưởng, một cái tôi công dân đầy trách nhiệm đối với nhân dân, đối với đất nước. Nhắc đến ông, ta không thể không nhắc đến những tập thơ nổi tiếng như: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”… trong đó tập thơ đầu tay “Từ ấy” là tập thơ mang một sắc thái riêng, tiêu biểu cho phong cách thơ của Tố Hữu, thể hiện niềm vui và mối duyên đầu của người thanh niên trẻ khi đến với cách mạng. Tác phẩm là cột mốc quan trọng mở đầu cho chặng đường đời, chặng đường thơ của Tố Hữu.

Tập thơ “Từ ấy” là tiếng hát trong trẻo, phấn chấn, say mê của người thanh niên cộng sản khi mới bắt gặp lí tưởng cách mạng. Tập thơ này gồm 71 bài thơ được chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Trong đó bài thơ “Từ ấy” được rút từ phần 1, phần Máu lửa, được coi là bài thơ hay nhất, ấn tượng nhất trong tập thơ.

Bài thơ được Tố Hữu viết vào năm 1938, đó là thời điểm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Nó là một mốc son đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời, trong thơ Tố Hữu. Như chính nhà thơ đã từng viết “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám đôi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp dám sống, dám đấu tranh”. Toàn bộ bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cuộc sống và tác dụng kì diệu của lý tưởng cách mạng đối với quá trình nhận thức cũng như đối với đời thơ Tố Hữu. Bài thơ còn thể hiện quá trình vận động của tâm trạng cũng như nhận thức của người thanh niên trí thức tiểu tư sản sang người trí thức cách mạng giàu lòng yêu nước.

Khổ 1 của bài thơ tập trung diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng của Đảng Cộng sản. Ở khổ thơ đầu có sự kết hợp hài hòa giữa hai bút pháp tự sự và trữ tình. Hai câu thơ đầu được tác giả viết theo bút pháp tự sự. Lời thơ như một lời kể về một kỉ niệm không thể nào quên trong cuộc đời của người chiến sĩ cách mạng trẻ:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim”.

“Từ ấy” là chỉ cái mốc thời gian đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và trong cuộc đời thơ Tố Hữu. Đó là khi Tố Hữu 18 tuổi đang hoạt động rất tích cực trong Đoàn thanh niên Cộng sản Huế. Được giác ngộ lý tưởng cộng sản, Tố Hữu vô cùng vui sướng, ông đã hoạt động cách mạng một cách say mê và sau một năm ông được kết nạp vào Đảng. Tức là được đứng vào hàng ngũ danh dự của những con người tiên phong.

Cụm từ “bừng nắng hạ” là biểu tượng cho cảm xúc của bài thơ. “Bừng nắng hạ” là bừng lên vui sướng hân hoan, bừng lên niềm hạnh phúc, bừng lên một chân lý tỏa sáng cho cuộc đời của mình. Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho lí tưởng cách mạng. Những từ ngữ được sử dụng chính xác, giàu sức gợi ở đây là từ “bừng” và từ “chói”. Từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra đột ngột, từ “chói” chỉ ánh sáng xuyên mạnh. Vậy hình ảnh “bừng nắng hạ”, “chói qua tim” đã diễn tả được niềm vui đột ngột của nhà thơ. Tố Hữu đã khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn ánh sáng mới, làm bừng sáng lên tâm hồn. Tác giả gọi chân lí cách mạng là mặt trời chân lí bởi Đảng là một nguồn ánh sáng kì diệu, tỏa ra từ những tư tưởng đúng đắn, hợp với lẽ phải. Nó báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi ấy thể hiện thái độ thành kính của nhà thơ đối với cách mạng. Từ “chói qua tim” là tác giả nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng là một nguồn ánh sáng mạnh, nó xua tan đi màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, của tư tưởng.

Hai câu thơ sau tác giả viết bằng bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh rất sinh động, giàu hình tượng để diễn tả niềm vui sướng vô hạn của buổi đầu tiếp xúc với lí tưởng cộng sản:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Hình ảnh “vườn hoa lá” và “rộn tiếng chim” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho một thế giới tươi sáng, rộn rã, tràn đầy sức sống. Nhà thơ so sánh hồn tôi như vườn hoa lá, một cách so sánh lấy hình ảnh cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Để từ đó bạn đọc chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ khi đến với cách mạng. Đối với Tố Hữu, lí tưởng cách mạng không chỉ khơi dậy một sức sống mới mà còn mang lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ. Đó là nhà thơ say mê ca ngợi nhân dân, ca ngợi đất nước, say mê hoạt động cống hiến cho cách mạng. Như vậy, khổ thơ mở đầu bài thơ diễn tả niềm vui, niềm say mê và hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ từ khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản. Những câu thơ trên được viết bằng cảm xúc dạt dào diễn tả tâm trạng, tâm hồn bằng những hình ảnh cụ thể và sinh động đã tạo được một ấn tượng độc đáo, mới lạ so với thơ ca cách mạng đương thời và trước đó. Xong cái hấp dẫn lớn nhất trong thơ Tố Hữu là con người chân thành, tâm hồn trong trẻo, nồng nhiệt đã tìm được một cách diễn đạt rất phù hợp.

Khi giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống, đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với muôn nơi”

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Mọi người ở đây là những người lao khổ, những con người cùng chung giai cấp vô sản. Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” là tác giả nói đến tinh thần đoàn kết. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một lí tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung: đấu tranh giành lại quyền sống và quyền độc lập dân tộc.

Như vậy, thông qua toàn bộ khổ thơ trên bằng lối sử dụng những từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu thương con người của Tố Hữu gắn với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của tác giả vào sức mạnh đoàn kết, câu thơ trên cũng là một lời khẳng định: khi cái tôi chan hòa với cái ta, khi cá nhân hòa vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh nhân lên gấp bội. Những câu thơ cũng là biểu hiện nhận thức mới về lẽ sống chan hòa cá nhân và tập thể, giữa cái tôi và cái ta. Trong lẽ sống ấy con người tìm thấy niềm vui và sức mạnh. Sự thay đổi nhận thức ấy, nó bắt nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lí tưởng của nhà thơ.

Nhà thơ khép lại với sự chuyển biến của tình cảm trong nhà thơ Tố Hữu. Từ thay đổi về nhận thức dẫn đến sự thay đổi về tình cảm.

“Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ”

Ở khổ thơ này, nhà thơ tiếp tục ghi nhận những chuyển biến trong nhận thức và hành động thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng lao động. Ở đây, tác giả đã khẳng định tình cảm gắn bó với “vạn nhà” (Tôi đã là con của vạn nhà: “vạn nhà” là một tập thể lớn lao, rộng rãi, nhưng rộng hơn là toàn thể quần chúng nhân dân lao động, “vạn kiếp phôi pha” là những người sống nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực, “vạn đầu em nhỏ” là những em bé lang thang vất vưởng nay đây mai đó). Tình cảm của tác giả thể hiện qua cách xưng hô: con, anh và em, cho ta thấy tình hữu ái giai cấp, tình yêu thương ruột thịt. Điệp từ “đã là” là một điểm nhấn, nó giúp tác giả thể hiện sâu sắc tình cảm gắn bó của mình với quần chúng nhân dân lao khổ. Tác giả đã xác định mình là một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ. Tình cảm ấy trở nên cao quý hơn khi ta hiểu được Tố Hữu vốn là một trí thức tiểu tư sản, có lối sống đề cao cái tôi cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi.

Nhà thơ đã vượt qua giai cấp của mình đế đến với giai cấp vô sản với tình cảm chân thành và điều này chứng tỏ sức mạnh cảm hóa mạnh mẽ của lí tưởng cách mạng đối với những người trí thức tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ cảm hóa Tố Hữu mà còn thay đổi cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản như Xuân Diệu, Huy Cận. Họ vốn là những thi sĩ lãng mạn rồi trở thành những nhà thơ cách mạng, sáng tác phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Điều đó thể hiện sự thay đổi quan niệm trong sáng tác của họ. Các nhà thơ lãng mạn quan niệm:

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mê theo trăng và vơ vẩn cùng mây”

(Xuân Diệu)

Nhưng quan niệm của các nhà thơ cách mạng, nhà thơ, nhà văn phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Như Sóng Hồng đã từng viết:

“Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ

Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”

Hay Hồ Chí Minh đã viết:

“Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Với cách sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, trữ tình và lãng mạn, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ và sử dụng từ ngữ giàu tình cảm, giàu hình ảnh, bài thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng và được vinh dự đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng. Bài thơ cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống, đó là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người cũng như sự chuyển biến sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ cũng có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thơ ca của Tố Hữu, là tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và cũng là tuyên ngôn của nhà thơ chiến sĩ. Bài thơ còn là tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, có sự kết hợp hài hòa giữa trữ tình và chính trị, sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca truyền thống nhưng giàu hình ảnh và giàu nhịp điệu, lời thơ giản dị dễ đi vào lòng người đọc.

Phân tích Từ ấy mẫu số 16

Huế là cái nôi của những làn điệu dân ca, một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. Khi nhắc đến Huế người ta sẽ nghĩ đến những người con gái dịu dàng thướt tha trong tà áo tím, nhớ đến dòng sông Hương thơ mộng. Đặc biệt hơn nữa người ta sẽ nhớ đến nhà thơ Tố Hữu - người con của đất Huế. Tố Hữu sinh ra đã thiệt thòi, thiếu thốn về tình cảm, cha thường hay đi xa, mẹ thì mất sớm, vì vậy mà hồn thơ Tố Hữu luôn có khát khao cháy bỏng. Khát khao say mê lí tưởng được thể hiện rõ nhất qua bài thơ Từ ấy.

Trong nền văn học nước nhà, Tố Hữu được coi là lá cờ đầu trong nền thơ ca cách mạng. Thơ của ông gắn với cuộc sống cách mạng và chính trị thời sự, đất nước. "Từ ấy" là bài thơ thể hiện: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của người thanh niên yêu nước.

Hai câu thơ mở đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

“Từ ấy” là câu nói để đánh dấu mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời cách mạng của Tố Hữu. Khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. “Bừng nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim”, những hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng cho lí tưởng của Đảng. Lí tưởng của Đảng là chân chính, là ánh sáng nó sẽ quét sạch mây mù đen tối, đưa dân tộc đến ngày mai tươi sáng. Hình ảnh “nắng hạ” là hình ảnh của nắng hè rực rỡ, ấm áp hay là hình ảnh ẩn dụ chỉ lý tưởng cộng sản giống như nắng hạ rực rỡ, ấm áp, đột ngột, bất ngờ bừng sáng trong tâm hồn của nhà thơ. "Mặt trời chân lý” chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ lý tưởng cộng sản là một ánh sáng rực rỡ, vĩ đại, diệu kỳ, là chân lý của sự đúng đắn. “Chói qua tim” chỉ cái tính chất cũng đột ngột soi rõ, chói sáng tâm hồn nhà thơ và “tim” cũng là hình ảnh thể hiện tình cảm, tâm hồn.

Ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với hình ảnh so sánh đã diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó không chỉ là một thế giới mới với những hình ảnh đầy sức sống như hương sắc của các loài hoa, âm thanh rộn rã của tiếng chim. Mà ở đó còn có ánh sáng mặt trời, ánh sáng của Đảng, lí tưởng của Đảng đã soi sáng cho tâm hồn cho con người ấy. Chính lý tưởng của Đảng đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và thêm yêu đời hơn. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà đã khơi dậy sức sống, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.

Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống và sự gắn bó hài hòa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người. Với động từ "buộc", câu một là một cách nói quá thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. Với từ "trang trải" ở câu 2, có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.

Ở những câu thơ tiếp theo sau khi tiếp nhận lý tưởng Đảng và hồi sinh tâm hồn, người thanh niên cộng sản Tố Hữu đã có một sự thay đổi về nhận thức, đó là phải gắn bó yêu thương những người lao khổ để siết chặt đội ngũ chiến đấu, tác giả viết:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.

Nhà thơ nguyện buộc lòng của mình với lòng của nhân dân để tình yêu con người, tình yêu đất nước được lan tỏa muôn nơi. Hai chữ “buộc” và “trang trải” tình cảm với mọi người với trăm nơi đã thể hiện cái nhận thức khá toàn diện về một quan niệm sống mới, tức là một nhân sinh quan mới. Như vậy quan niệm về gắn bó và chia sẻ tình cảm của Tố Hữu có địa chỉ cụ thể và có mục đích cụ thể. Khổ thơ thứ hai nhà thơ đã phản ánh kết quả của lý tưởng Đảng được soi chiếu vào tâm hồn nhà thơ ở khổ thơ thứ nhất. Đó là sự hình thành một nhân sinh quan mới, đó là quan niệm sống vì mọi người vì cách mạng.

Sau khi diễn tả quá trình tiếp nhận ánh sáng Đảng, sự thay đổi nhận thức cuộc sống, nhà thơ đi đến nêu lên trách nhiệm của mình đối với cuộc đời đối với cách mạng ở khổ thơ cuối cùng. Ông đã là con của vạn nhà, là em của vạn kiếp phôi pha, là anh của vạn đầu em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ. Ông đã tự nhận mình là người thân của tất cả mọi người trong đất nước, là người thân cùng sẻ chia của hàng vạn số phận. Nhà thơ nêu lên trách nhiệm của mình nhưng không phải chung chung mà rất cụ thể, rất đúng với vai trò của người thanh niên trong thời điểm thời bấy giờ.

Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng - tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần - tư tưởng của người cộng sản.

Phân tích Từ ấy mẫu số 17

Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỉ XX. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng. Đọc những vần thơ, những bài thơ của Tố Hữu, chúng ta như cảm nhận được một tâm hồn thơ dạt dào cảm xúc, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng trung trinh với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân và tình cảm gắn bó thân thiết keo sơn với đồng bào, đồng chí.

“Dù ai thay ngựa giữa dòng

Đời ta vẫn ngọn cờ hồng cứ đi

Vẫn là ta đó những khi

Đầu voi ra trận cứu nguy giống nòi”

Bao trùm lên toàn bộ sáng tác thơ của Tố Hữu là vì lý tưởng cách mạng, vì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, vì lương tâm, chính nghĩa, công lý và lẽ phải trên đời. Và một trong những giá trị tiêu biểu của thơ Tố Hữu là tính hướng thiện được biểu lộ vừa thầm kín, tinh tế, vừa sâu sắc, đậm đà qua các tập thơ nổi tiếng: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng,…

Bài thơ Từ ấy được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của ông. Có thể nói “Từ ấy” là tiếng hát của người thanh niên yêu nước Việt Nam giác ngộ lí tưởng Mác - Lênin trong ngày hội lớn của cách mạng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

"Từ ấy" là một thời điểm lịch sử đã trực tiếp tác động đến cuộc đời nhà thơ khi được giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, một kỉ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng cách mạng. Trong buổi ban đầu ấy, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vẫn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị của thực dân phong kiến “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”. Chính trong hoàn cảnh đó lí tưởng cộng sản như nắng hạ, như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối hướng đến cho thanh niên một lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc.

Người thanh niên học sinh Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim”

Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu “bừng nắng hạ” đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no. Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí:

“Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng

Ta đi tới chỉ một đường cách mạng”

Và đó mới là bản chất của lí tưởng cộng sản đã làm người thanh niên 18 tuổi ấy say mê, ngây ngất trước một điều kì diệu:

“Mặt trời chân lí chói qua tim”

Mặt trời chân lí là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lí tưởng của Đảng, của cách mạng , mặt trời của chủ nghĩa xã hội. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tưởng cách mạng cao đẹp. Bởi lí tưởng đã “chói” vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.

Lý tưởng cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng Cách mạng đem lại:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá,

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt của lí tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đem lại: “hồn” người đã trở thành “vườn hoa”, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót. Ở đây hiện thực và lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống cho câu thơ.

Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao. Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó với mọi người:

Tôi buộc hồn tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

“Buộc” và “trang trải” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. “Buộc” là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam

Để tình trang trải với trăm nơi

Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, Tố Hữu còn biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân. Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Nhà thơ muốn được như Mác: “Vì lẽ sống, hi sinh cho cuộc sống – Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng”., mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng. Từ đó Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ.

Tố Hữu nguyện sẽ đứng vào hàng ngũ những người “than bụi, lầy bùn” là lực lượng tiếp nối của “vạn kiếp phôi pha”, là lực lượng ngày mai lớn mạnh của “vạn đầu em nhỏ”, để đấu tranh cho ngày mai tươi sáng. Điệp từ “là” được nhắc đi nhắc lại, nó vang lên một âm hưởng mạnh mẽ lắng đọng trong tâm hồn ta một niềm cảm phục, quý mến người trai trẻ yêu đời, yêu người này.

Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng, Từ ấy đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.

Bài thơ Từ ấy của Tố Hữu là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng – tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần – tư tưởng của người cộng sản.

Cả cuộc đời Tố Hữu đã hiến dâng cho tổ quốc, cho Đảng và nhân dân. Khi biết sắp phải đi xa, ông cũng chỉ nghĩ là về một nơi mà ta vẫn gọi là “cõi tạm”. Ông mong muốn tiếp tục được hiến dâng:

Tạm biệt đời ta yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ, một nắm tro.
Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất
Sống là cho, chết cũng là cho.

Bởi thế, con người, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và thi ca của Tố Hữu luôn sống mãi trong niềm tin yêu, kính trọng của Đảng và nhân dân..

-/-

"Từ ấy" là bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) và được kết nạp Đảng năm 1938 - Tố Hữu giác ngộ và gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản. Đó cũng chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu. Tự nhận định về Từ ấy, nhà thơ viết: "Từ ấy: là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh".

-/-

Trên đây là những gợi ý hướng dẫn cách làm và một số bài văn mẫu hay phân tích Từ ấy cho các em học sinh lớp 11 tham khảo. Mong rằng tài liệu trên sẽ giúp các em sẽ xác định được chi tiết nghệ thuật, cảm nhận sâu sắc về lí tưởng mới của Tố Hữu. Tham khảo thêm hướng dẫn phân tích, cảm nhận những tác phẩm khác trong văn mẫu lớp 11 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn để củng cố kĩ năng làm văn và mở rộng vốn từ ngữ em nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM