Cùng Đọc tài liệu gợi ý trả lời câu hỏi 4 phần câu hỏi cuối bài nội dung Soạn bài Cảm xúc mùa thu Cánh diều, giúp các em soạn bài thật tốt trước khi tới lớp.
Câu 4 trang 47 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều
Trả lời
Cách 1
Nỗi lòng nhà thơ thể hiện qua hình ảnh: khóm cúc nở hoa lần hai, con thuyền lẻ loi, hình ảnh mọi người nhộn nhịp may áo rét, giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông.
Theo em hình ảnh ấn tượng nhất là: Con thuyền cô độc, lẻ loi. Vì con thuyền cô độc là hình ảnh biểu tượng khơi gợi sự trôi nổi, lư lạc của con người, đặc biệt là với những con người xa quê hương khao khát được quay trở về.
Cách 2
+ Khóm cúc đã hai lần nở hoa: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.
=> chúng ta thấy được tâm sự buồn của tác giả.
+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại
+ “ Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê.
=> Diễn tả nỗi lòng dã diết, dồn nén nỗi nhớ quê hương của tác giả.
+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét
+ Giặt áo rét chuẩn bị cho mùa đông
+ Âm thanh: tiếng chày đập vải
=> Âm thanh báo hiệu mùa đông đến, đồng thời đó là âm thanh của tiếng lòng, diễn tả sự thổn thức, mong ngóng, chờ đợi ngày được trở về quê.
=> Bốn câu thơ diễn tả nỗi buồn của người xa quê, ngậm ngùi, mong ngóng ngày trở về quê hương.
Em thích nhất hình ảnh hoa cúc bởi đây là hình ảnh ước lệ ý chỉ mùa thu, cho thấy được tác giả có cách cảm nhận vô cùng sâu sắc.
Cách 3
Nỗi lòng của nhà thơ trong 4 câu thơ cuối bài Cảm xúc mùa thu là:
* Câu 3 và 4 (2 Câu luận)
- Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ:
+ Khóm cúc nở hoa – tuôn dòng lệ: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.
→ Dù hiểu theo cách nào cùng thấy được tâm sự buồn của tác giả.
+ Cô chu – con thuyền cô độc
→ Hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người. Là phương tiện để nhà thơ gửi gắm khát vọng về quê.
- Từ ngữ:
+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại
+ “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê (Lạc Dương), nhớ nước (Trường An – kinh đô nhà Đường).
- Sự đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng:
+ Tình – cảnh: Nhìn cúc nở hoa mà lòng buồn tuôn giọt lệ
+ Quá khứ hiện tại: Hoa cúc nở hai lần năm ngoái – năm nay mà không thay đổi
+ Sự vật – con người: Sợi dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc chặt tâm hồn người.
→ Hai câu thơ đặc tả nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.
* Câu 7 và 8 (2 câu kết)
- Hình ảnh
+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét
+ Giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông tới
→ Không khí chuẩn bị cho mùa đông, gấp gáp, thúc giục.
- Âm thanh: Tiếng chày đập vải
→ Âm thanh báo hiệu mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày về quê của tác giả.
→ Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.
Xem thêm:
- Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Cảm xúc mùa thu
- Xác định đề tài, thể loại, bố cục của bài thơ Cảm xúc mùa thu
- Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ Cảm xúc mùa thu
- Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?
- Đoạn văn để làm rõ tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện trong bài thơ
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Nỗi lòng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối? Hình ảnh nào là ấn tượng nhất? Vì sao?" do Đọc tài liệu biên soạn. Chúc các em soạn văn 10 Cánh diều thật tốt trước khi tới lớp.