Cùng Đọc tài liệu tham khảo các cách trả lời câu 4 trang 81 thuộc nội dung phần Trả lời câu hỏi: Soạn bài Yêu và đồng cảm thuộc Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận SGK ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức
Câu hỏi: Tác giả đã nêu lên những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?
Trả lời:
Cách trả lời 1:
Gợi ý một số lí lẽ và dẫn chứng sau:
- Lí lẽ: Nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực sự. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi.
- Dẫn chứng: Hoạ sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạ ăn mày.
- Lí lẽ: Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên hoạ sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.
- Dẫn chứng: Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không thể mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để hoà nhập cùng thiếu nữ thì không khắc hoạ được thiếu nữ.
Cách trả lời 2:
Những lí lẽ, bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm:
- Mọi người nhìn dáng vẻ của cái cây với cái nhìn của khía cạnh thực tiễn, của thế giới Chân – Thiện, còn người nghệ sĩ nhìn cái cây ở khía cạnh hình thức, thưởng thức cái đẹp, cái Mĩ của cây.
- Người nghệ sĩ phải đồng điệu đồng cảm với đối tượng miêu tả để có thể tạo nên những tác phẩm xuất sắc nhất, trở thành người có nhân cách vĩ đại.
- Người nghệ sĩ phải có tấm lòng bao la, đồng cảm với mọi sự vật trên đời, đạt được cảnh giới “ta và vật một thể” trong sáng tạo nghệ thuật.
- Trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ phải để tâm trí bản thân trở về là một đứa trẻ, đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật hay đối tượng miêu tả để đồng cảm với chúng.
Cách trả lời 3:
Những lí lẽ, bằng chứng:
- Người nghệ sĩ có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình.
- Tiêu chuẩn giá trị trong thế giới của Mĩ khác hẳn trong thế giới của Chân và Thiện… chứ không quan tâm tới giá trị thực tiễn của nó.
- Chỉ chăm chăm vào kĩ thuật thì chắc chắn không thể trở thành họa sĩ thực thụ được.
- Nghệ sĩ lớn ắt là những người có nhân cách vĩ đại.
- Cảnh giới ta và vật một thể.
- Để tâm trí bản thân trở về là một đứa trẻ, đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật hay đối tượng miêu tả để đồng cảm với chúng.
- Con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm… Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ.
- Có cách nói gọi là "đặt tình cảm vào".
Xem thêm các câu hỏi liên quan trong bài:
- Tác giả mở đầu Yêu và đồng cảm bằng một câu chuyện gây ấn tượng gì?
- Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?
- Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người
- Phải chăng sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu
- Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào?
- Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?
- Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ
- Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng họa sĩ, nhưng trên thực tế
- Nội dung trọng tâm từng phần được đánh số trong Yêu và đồng cảm
- Phát hiện ra những điều tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ?
- Nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1
- Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non
- Đoạn văn về chủ đề: Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu 4 trang 81: "Tác giả đã nêu lên những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?" thuôc Soạn bài Yêu và đồng cảm, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -