Những đề văn hay về Vợ nhặt (Kim Lân) thường gặp trong đề thi

Xuất bản: 27/05/2019 - Cập nhật: 15/03/2021 - Tác giả:

Những đề văn hay về Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân được Đọc tài liệu tổng hợp. Tham khảo các đề văn về bài Vợ nhặt thường gặp trong đề thi và kiếm tra.

Những đề văn hay về Vợ nhặt thường gặp trong đề thi và bài kiếm tra. Tham khảo các đề văn về bài Vợ nhặt được Đọc tài liệu tổng hợp từ các nội dung kiến thức cơ bản nhất để các em dễ ôn tập.

Tổng hợp những đề văn hay về Vợ nhặt

Câu 1:

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Gợi ý làm bài: 

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật Tràng, nhân vật chính của tác phẩm thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng.

b) Thân bài

* Sự đối lập giữa vẻ ngoài xấu xí với tâm hồn cao đẹp bên trong:

- Ngoại hình xấu, thô kệch.

- Hành động hào phóng dốc hết túi đãi một người đàn bà xa lạ đến bốn bát bánh đúc giữa lúc nạn đói hoành hành và vì đói người ta có thể làm những điều ti tiện để có được miếng ăn -> biểu hiện của lòng thương người.

- Đưa người đàn bà xa lạ về nhà làm vợ: sự liều lĩnh đó hóa ra lại là khát khao hạnh phúc của người đàn ông nghèo khổ

* Vẻ đẹp của sự trưởng thành, chín chắn trong nhận thức và hành động:

- Cái nhìn thay đổi đối với cái nhà, sân vườn

- Thấy mình nên người, nghĩ đến tương lai, đến sự sinh sôi nảy nở của hạnh phúc để rồi vui sướng, phấn chấn tràn ngập trong lòng.

- Thấy thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Từ đó hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.

* Đánh giá nhân vật Tràng:

- Nhân vật không đẹp về ngoại hình nhưng đẹp về tính tình, đẹp ở tấm lòng.

- Qua ngòi bút miêu tả, phân tích những diễn biến tâm lí cùng với vốn ngôn ngữ đời thường của nhà văn Kim Lân, nhân vật Tràng hiện lên với đầy đủ những nét đẹp mang chất nhân văn, nhân bản của người nông dân nghèo ở vùng nông thôn Việt Nam trong nạn đói những năm 1945.

c) Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật.

- Nêu cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp của nhân vật và rút ra bài học cho mình.

>>> Tham khảo một số bài mẫu sau để hoàn thành đề bài này:

Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng

Dàn ý phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt

Câu 2:

"Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”.

Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người “vợ nhặt” (“Vợ nhặt” – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2) qua hai chi tiết trên? Qua đó, anh/chị hãy  làm rõ tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong cách xây dựng nhân vật?

Gợi ý làm bài:

- Phân tích chi tiết 1

- Phân tích chi tiết 2

- Tư tưởng nhân đạo của nhà văn:

+ Cảm thông, chia sẻ với thân phận rẻ rúng của con người.

+ Gián tiếp tố cáo tội ác thực dân, phong kiến, phát xít đối với nhân dân ta.

+ Niềm tin vào nhân cách tốt đẹp của con người cùng niềm khao khát sống, hi vọng vào một tương lai tốt đẹp ở tương lai phía trước trong bối cảnh của nạn đói khủng khiếp năm 1945.

>> Xem thêmVẻ đẹp tình người và niềm hi vọng sống trong truyện Vợ Nhặt

Câu 3:

Có ý kiến cho rằng: “Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người”. Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

Gợi ý làm bài: 

Đây là một trong các đề văn về bài Vợ nhặt hay nhất. Với dạng đề này, thí sinh cần lên dàn ý làm bài như sau:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt.

- Phân tích tình huống nhặt vợ của nhân vật Tràng. Hoàn cảnh của nhân vật này cũng như bối cảnh xã hội lúc nhặt được vợ.

- Từ đó làm nổi bật lên giá trị nhân văn và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt mà tác giả Kim Lân muốn truyền tải.

- Bình luận và đánh giá chung về tư tưởng nhân đạo của tác giả Kim Lân truyền tải qua tác phẩm. Một số ý kiến cá nhân về tác phẩm này.

>>> Tham khảo một số bài mẫu sau để hoàn thành đề bài này:

Dàn ý phân tích tình huống nhặt vợ trong truyện Vợ nhặt

Cảm nhận về hình tượng người vợ nhặt

Câu 4

Phân tích tình huống truyện lạ và éo le mà Kim Lân đã xây dựng trong truyện ngắn Vợ nhặt.

Gợi ý làm bài: 

a) Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Một trong những yếu tố làm nên giá trị và thành công của truyện Vợ nhặt là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: lạ và éo le.

b) Thân bài

* Khái niệm tình huống truyện:

- Tình huống truyện luôn giữ vai trò hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi sự kiện đặc biệt, khiến hiện thực đời sống đó hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất, tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất.

- Tình huống trong Vợ nhặt là tình huống nhặt vợ giữa lúc nạn đói khủng khiếp đang xảy ra ở miền Bắc nước ta. Đây là tình huống lạ, éo le, hấp dẫn. Qua đó giá trị hiện thức và giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện rất sâu sắc.

* Phân tích cụ thể:

- Tình huống lạ:

+ Cái lạ của tình huống thể hiện ngay ở nhan đề Vợ nhặt:

  • Lấy vợ, lấy chồng là chuyện quan trọng của đời người. Vậy mà anh nông dân trong truyện đã nghèo, lại xấu trai, lại là dân ngụ cư lại nhặt được vợ giữa cảnh đói khát đang tràn vào xóm ngụ cư “ người chết như ngả rạ… những cái thây nằm còng queo bên đường”
  • Chuyện nghiêm túc thiêng liêng trở thành trò đùa. Chuyện tưởng đùa lại là sự thật. Tình huống lạ này đã gợi đến thân phận bị rẻ rung của các nhân vật trong truyện nói riêng, của nhân dân ta nói chung trong nạn đói 1945 do bạn thực dân Pháp và phát xít Nhât gây ra.

+ Cái lạ của tình huống thể hiện ở số phận các nhân vật:

  • Những người dân trong xóm ngụ cư hết sức ngạc nhiên, xôn xao, thắc mắc.
  • Ngay cả bà cụ Tứ cũng sững sờ ngạc nhiên.
  • Tình huống bất ngờ càng trở nên lạ khi chính Tràng, kẻ nhặt được vợ cũng bán tín, bán nghi “Ra hắn đã có vợ rồi ư?”

+ Tình huống này lạ bởi:

  • Sau hai lần gặp gỡ, một lời nói đùa “tầm phơ tầm phào”, bốn bát bánh đúc anh ta có vợ liền, mà lại là vợ theo không.
  • Thời buổi đói khát mà Tràng lại đèo bong, đưa thêm miệng ăn về nhà.

- Tình huống éo le:

+ Éo le với các nhân vật:

  • Với Tràng: cũng lo lắng “ chợn nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”. Nhưng vì thương cảm, Tràng đã “chậc,kệ” dứt khoát, chấp nhận bởi trước mắt anh là người đàn bà tiều tụy vì đói khát, lại trông cậy vào anh. Hơn nữa, như mẹ anh nghĩ “ Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được”
  • Với người vợ nhặt: đói đến tiều tụy, thảm hại; đói đến mức quên cả sĩ diện và cái duyên con gái, gợi ý để được ăn, đói đến mức theo không một người đàn ông gặp ngòi đường.
  • Với bà cụ Tứ: long đầy mâu thuẫn trước cảnh ngộ éo le này

+ Éo le trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới: thật tội nghiệp

  • Bữa ăn chỉ có cháo loãng ăn với muối và một lùm rau chuối thái rối; cám nấu. tất cả bày trên cái mẹt rách. Đây là chi tiết chân thật đến đắng lòng, đẩy tình huống truyện đến cao trào của sự éo le.

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Tình huống truyện làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm:

+ Tố cáo tội ác của bọn thống trị, gây nên số phận bi thảm cho đồng bào ta.

+ Thể hiện và ca ngợi tình thương, niềm khát khao hạnh phúc bình dị của người lao động.

- Tình huống truyện lạ và éo le khiến truyện thêm độc đáo, hấp dẫn và xúc động.

c) Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

- Cảm nhận của bản thân: Tình huống lạ và éo le mà Kim Lân sáng tạo đã giấu kín thái độ của người kể chuyện. Nhưng đằng sau các câu chữ, vẫn ẩn chứa tấm lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn với kiếp người đau khổ, bằng một cái nhìn xót xa, trìu mến, một tấm lòng đôn hậu, trắc ẩn. Giá trị hiện thực và nhân đạo được lồng trong một tình huống éo le nên càng có sức hấp dẫn người đọc.

Xem thêm: Sơ đồ tư duy Vợ nhặt

Câu 5:

Hãy phân tích diễn biến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt (Kim Lân)

Gợi ý làm bài: 

Các em cần chú ý đến nhân vật bà cụ Tứ trong các yếu tố sau:

- Cụ ngạc nhiên khi thấy Tràng “nhặt được vợ” mang về dù con trai nghèo xấu. Cụ Tứ ngạc nhiên khi cô Thị lại chào bà bằng “u”.

- Cụ Tứ mừng mừng tủi tủi khi biết sự tình của con trai mình. Vừa thương cho cả hai vừa đau xót khi số kiếp của con mình khiến cụ nghẹn ngào hơn.

- Cụ Tứ động viên con dâu, khuyên nhũ con trai lo làm ăn cùng nhau vượt qua khốn khó. Đó là tấm lòng của người mẹ thương con, hiểu đời và trải đời rất nhiều. Trong tâm tư của bà vẫn luôn chất chứa hi vọng về một tương lai sáng sủa hơn.

>> Tham khảo các bài văn mẫu dưới đây để hoàn thành đề bài:

Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt

Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ

Câu 6:

Cảm nhận của anh/chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong ”Vợ chồng A Phủ" - Tô Hoài và hành động thị theo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” - Kim Lân.

Gợi ý làm bài: 

(1) Cảm nhận hành động Mị chạy theo A Phủ

(2) Cảm nhận hành động thị theo không Tràng

(3) Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt

- Tương đồng :

+ Họ là những số phận đáng thương, những cuộc đời nghiệt ngã và đầy bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở việc khai thác những nỗi đau khổ, những bất công của xã hội, của cuộc sống đã đẩy cuộc đời họ vào những bế tắc cùng cực. Mà ở đấy, các nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn người phụ nữ.

+ Bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt và với những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ, họ đã vượt qua những rào cản, những bất công xã hội, vượt qua số phận bất hạnh để tìm đến hạnh phúc.

+ Những nhà văn này đã góp lên tiếng nói chung - tiếng nói nhân đạo đối với họ. Không những thể hiện sự quan tâm, thông cảm, đồng cảm với những số phận bất hạnh này mà những nhà văn còn trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ nữ - luôn hướng về ánh sáng, hướng về cái đẹp.

- Sự khác biệt:

+ Tô Hoài tập trung khắc họa số phận, vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi dưới ách áp bức thống trị của chúa đất phong kiến…

+ Kim Lân tập trung miêu tả số phận người phụ nữ trong nạn đói 1945.

>> Xem thêmCảm nhận về hai khoảnh khắc vô tận trong Vợ chồng A Phủ và Vợ Nhặt

Câu 7:

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Gợi ý làm bài: 

a) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

- Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt:

+ Kim Lân là nhà văn viết rất ít nhưng viết rất thành công ở lĩnh vực truyện ngắn. Ông được coi là nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng).

+ Tiêu biểu cho sự thành công lĩnh vực truyện ngắn là tác phẩm Vợ nhặt.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Kim Lân đã sáng tác Vợ nhặt bằng tài năng, bằng niềm tin, bằng vốn sống của một con người từng trải. Đằng sau mỗi chi tiết, mỗi câu chữ, mỗi nhân vật của tác phẩm luôn sáng ngời giá trị nhân đạo sâu sắc.

b) Thân bài

- Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.

- Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm với các biểu hiện chính:

+ Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thương cảm với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta. (Người chết như ngả rạ, những xác người còng queo bên đường, tiếng qụa gào thê thiết, tiếng hờ khóc trong đêm, mùi xác người chết gây gây, những khuôn mặt u ám, những dáng ngồi ủ rũ….)

+ Tác phẩm đi sâu khám phá và nâng niu trận trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người, thấm đẫm giá trị nhân đạo

+ Những khao khát hạnh phúc của Tràng (cái “tặc lưỡi” của Tràng có phần liều lĩnh khi Tràng đưa vợ về nhà…; Cảm giác “mơn man khắp da thịt”, “êm ái lơ lửngnhư người vừa ở trong giấc mơ đi ra”; Chưa bao giờ hắn cảm thấy yêu và gắn bó với căn nhà này đến thế) Tràng lấy vợ để tiếp tục sự sống, để sinh con đẻ cái, để hướng đến tương lai.

+ Ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật người Vợ nhặt (Thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ, bỏ qua ý thức về danh dự…). Người vợ nhặt đi theo Tràng cũng để trốn chạy cái đói, cái chết, để hướng đến sự sống và hạnh phúc gia đình.

+ Bà cụ Tứ, một bà lão “gần đất xa trời” nhưng lại luôn nói đến chuyện tương lai, chuyện sung sướng về sau nhen lên niềm hi vọng cho dâu con, chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho con cái.

+ Niềm hi vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật ( hình ảnh lá cờ đoe bay vấn vương trong tâm trí Tràng)

- Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc vào phẩm giá, vào lòng nhân hậu của con người:

+ Cái đẹp tiềm ẩn của Tràng đó là sự thông cảm, lòng thương người, sự hào phóng chu đáo (đãi người dàn bà lạ một chặp bốn bát bánh đúc, mua cho chị ta cái thúng con… tình nghĩa thái đọ và trách nhiệm.

+ Sự biến đổi của người vợ nhặt sau khi theo Tràng về nhà: vẻ chao, chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu, đúng mực, sự mau mắn trong việc làm, ý tứ trong cách cư xử…

+ Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ: Thương con rất mực, cảm thông với tình cảnh của nàng dâu, trăn trở về bổn phận làm mẹ, cố tạo niềm vui trong gia đình giữa cảnh sống thê thảm…

* Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm

- Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm này là niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo ở đây rõ ràng có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thức trước Cách mạng.

- Giá trị nhân đạo đã làm nên sức sống bất diệt của Vợ nhặt.

c) Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị nhân đạo của truyện ngắn.

>> Tham khảo các bài văn mẫu về giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt:

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện Vợ nhặt

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện Vợ nhặt

Trên đây là những đề văn hay về Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Hi vọng đã giúp các em thí sinh khái quát được một số khía cạnh của tác phẩm này tốt hơn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM