Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 5 trang 23 thuộc nội dung soạn bài Bảo kính cảnh giới Kết nối tri thức với cuộc sống (Bài 6: Nguyễn Trãi – "Dành còn để trợ dân này" SGK ngữ văn 10 tập 2).
Câu hỏi:
Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ.(Câu 5 trang 23 Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống)
Trả lời:
Cách trả lời 1:
- Vị trí của các câu lục ngôn: Câu đầu tiên và câu cuối bài thơ.
- Giá trị: Gây ấn tượng mạnh với người đọc về hình thức và nội dung, từ đó thể hiện tư tưởng của tác giả. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự phá cách độc đáo và mới lạ của nhà thơ.
Cách trả lời 2:
Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ.
- Vị trí: câu đầu tiên và câu cuối của bài thơ.
- Giá trị:
+ Thể hiện sự sáng tạo, phá cách của tác giả về hình thức thơ Đường luật.
+ Gây ấn tượng mạnh với người đọc về hình thức và nội dung, từ đó thể hiện tư tưởng của tác giả.
=> Cách sử dụng đó đã góp phần phá cách thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật và thể hiện sự dồn nén trong cảm xúc của Nguyễn Trãi.
Xem thêm các câu hỏi khác trong bài soạn:
- Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ Bảo kính cảnh giới
- Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật
- Chỉ ra nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh
- Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh
- Bạn cảm nhận được điều gì vể vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?
- Viết đoạn văn phân tích yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu 5 trang 23: "Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ Bảo kính cảnh giới. " thuộc nội dung soạn bài Bảo kính cảnh giới sách Kết nối tri thức với cuộc sống, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -