Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo các gợi ý trả lời câu hỏi 4 trang 139 thuộc nội dung câu hỏi soạn bài Ôn tập chương 5 sách giáo khoa Sinh học 10 Chân trời sáng tạo.
Câu hỏi 4 trang 139 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
Chi tiết câu hỏi: Người dân đã dựa vào cơ sở khoa học nào để làm nước mắm từ cá? Độ đạm của nước mắm là gì?
Trả lời:
- Cơ sở khoa học để làm nước mắm từ cá: Vi sinh vật có khả năng tiết ra enzyme để phân giải protein có trong cá tạo thành các amino acid có trong nước mắm.
- Độ đạm của nước mắm có thể hiểu là tổng hàm lượng N có trong một lít nước mắm. Độ đạm của nước mắm được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm, vì nó để lại hậu vị ngọt sau khi cảm nhận được độ mặn của muối và có mùi thơm đặc trưng chứ không phải mùi tanh thối, đồng thời không có bất kì vị chát (do muối chứa tạp chất gây ra).
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi 4 trang 139: "Người dân đã dựa vào cơ sở khoa học nào để làm nước mắm từ cá?" thuộc nội dung soạn bài Ôn tập chương 5 sgk Chân trời sáng tạo, nằm trong bộ giải sinh 10 Chân trời sáng tạo tổng hợp và biên soạn bởi Doctailieu.com.