Nghị luận về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên

Xuất bản: 14/05/2024 - Tác giả:

Hướng dẫn viết bài văn nghị luận về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được gợi ra từ một trong ba truyện ngắn đã học (Muối của rừng, Kiến và người, Chiều sương)

Hướng dẫn chi tiết cách làm bài văn nghị luận về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên dựa trên một trong ba truyện ngắn Muối của rừng, Kiến và người và Chiều sương.

Trước hết, các em cần xác định được những vấn đề cụ thể về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên mà nội dung ba truyện ngắn Muối của rừng, Kiến và người, Chiều sương đã gợi ra là gì?

Những vấn đề về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được gợi ra từ ba truyện ngắn

- Nạn săn bắn thú rừng hoang dã ở Việt Nam hiện nay qua truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp).

- Cách chung sống hòa hợp với môi trường tự nhiên gợi ra từ truyện ngắn Kiến và người (Trần Duy Phiên).

- Khát vọng mưu sinh trên biển của con người gợi ra từ truyện ngắn Chiều sương (Bùi Hiển).

(Chỉ ra các căn cứ trong tác phẩm giúp bạn nhận ra vấn đề mà truyện ngắn gợi ra)

Hướng dẫn các bước viết bài văn nghị luận về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên

1. Chuẩn bị

- Khi xác định đề tài, các em có thể lựa chọn một vấn đề trong ba vấn đề về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được gợi ra từ một trong ba truyện ngắn đã xác định ở trên.

- Đọc kỹ truyện ngắn, nắm vững nội dung, nhân vật, tình huống, chi tiết…

- Nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thu thập thêm thông tin về vấn đề đã chọn trên internet.

2. Lập dàn ý nghị luận về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên gợi ra từ một trong ba truyện ngắn

a) Dàn ý nạn săn bắn thú rừng hoang dã ở Việt Nam hiện nay qua truyện Muối của rừng

- Mở bài: Nêu được vấn đề về nạn săn bắn thú rừng hoang dã được gợi lên từ tác phẩm Muối của rừng.

- Thân bài: Trình bày và phân tích chi tiết các luận điểm.

+ Luận điểm 1: Muối của rừng cho thấy tình trạng săn bắn thú rừng ở nước ta diễn ra như thế nào? Tác phẩm có tác dụng gì trong việc cảnh báo, nhắc nhở độc giả về vấn đề? (Lí lẽ và bằng chứng)

+ Luận điểm 2: Cần có những biện pháp gì để xử lí vấn đề này? (Nếu trông chờ vào lòng trắc ẩn của cá nhân con người như ông Diểu trong truyện thì có ưu điểm và hạn chế gì?) (Lí lẽ và bằng chứng)

+ Liên hệ với thực tế đời sống.

- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, nêu bài học / giải pháp giải quyết vấn đề,... và đánh giá về đóng góp của truyện ngắn Muối của rừng đối với vấn đề nêu trên.

b) Dàn ý cách chung sống hòa hợp với môi trường tự nhiên qua truyện Kiến và người

- Mở bài:

+ Giới thiệu truyện ngắn "Kiến và người" của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

+ Nêu vấn đề về chung sống hòa hợp với môi trường tự nhiên được gợi lên từ tác phẩm.

- Thân bài: Trình bày và phân tích chi tiết các luận điểm.

+ Kiến và người cho thấy cách ứng xử của con người với môi trường thiên nhiên như thế nào?

  • Kiến đại diện cho môi trường tự nhiên, gia đình kia đại diện cho con người. Cả hai đều tồn tại trong mối quan hệ ràng buộc, ảnh hưởng lẫn nhau.
  • Thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho con người, là yếu tố quan trọng trong hệ sinh thái, góp phần duy trì sự cân bằng, ổn định cho cuộc sống.
  • Thái độ ứng xử của con người: Do sự tham lam, ích kỷ của mình mà gia đình kia đã chiếm môi trường sống của kiến, phá vỡ sự cân bằng, gây tổn hại đến tự nhiên, dẫn đến hậu quả tiêu cực cho chính mình (đàn kiến tấn công nơi ở).

+ Tác phẩm có tác dụng gì trong việc cảnh báo, nhắc nhở độc giả về vấn đề?

Truyện đã mang lại nhiều thay đổi trong nhận thức của em về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên: Con người và tự nhiên vốn là hai thứ luôn tồn tại song hành, bổ sung và tương trợ lẫn nhau. Nhưng nếu con người cố chấp xâm chiếm, phá hủy môi trường sinh thái tự nhiên thì ắt sẽ phải trả giá cho hành động, việc làm của mình.

+ Cần có những biện pháp gì để xử lí vấn đề này? (Lí lẽ và bằng chứng)

- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, nêu bài học / giải pháp giải quyết vấn đề,... và đánh giá về đóng góp của truyện ngắn Kiến và người đối với vấn đề nêu trên.

c) Dàn ý khát vọng mưu sinh trên biển của con người qua truyện Chiều sương

- Mở bài:

+ Giới thiệu truyện ngắn "Chiều sương" của nhà văn Bùi Hiển.

+ Nêu vấn đề về khát vọng mưu sinh trên biển của con người được gợi lên từ tác phẩm.

- Thân bài: Trình bày và phân tích chi tiết các luận điểm.

+ Chiều sương cho thấy ý chí khát vọng kiên cường của con người khi mưu sinh trên biển như thế nào?

+ Tác phẩm có tác dụng gì trong việc cảnh báo, nhắc nhở độc giả về vấn đề?

+ Cần có những biện pháp gì để xử lí vấn đề này? (Lí lẽ và bằng chứng)

- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, nêu bài học / giải pháp giải quyết vấn đề,... và đánh giá về đóng góp của truyện ngắn Chiều sương đối với vấn đề nêu trên.

* Lưu ý: Để tăng tính thuyết phục cho bài viết, bạn cần bình luận thêm về vấn đề mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã được tác phẩm đặt ra và giải quyết như thế nào, vấn đề được gọi ra từ tác phẩm có ý nghĩa hoặc tác động như thế nào đến nhận thức của bạn hay của cộng đồng.

3. Viết bài

Dựa trên nội dung dàn ý đã xây dựng ở trên để viết thành bài văn hoàn chỉnh.

4. Kiểm tra và chỉnh sửa

- Đọc lại bài viết, kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp, cách diễn đạt.

- Rà soát lại bố cục, đảm bảo các ý được triển khai logic, chặt chẽ.

- Chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết.

Bài nghị luận tham khảo về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên

Trong truyện ngắn "Kiến và người" của Trần Duy Phiên, chúng ta được thấy một mối quan hệ đặc biệt giữa con người và tự nhiên. Qua câu chuyện này, chúng ta nhận ra rằng cách chung sống hoà hợp với môi trường tự nhiên là điều cần thiết để duy trì sự cân bằng và phát triển bền vững.

Trong câu chuyện, con người và kiến sống cùng nhau trong một ngôi nhà. Ban đầu, con người không thể chấp nhận sự hiện diện của kiến và đã cố gắng tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, qua sự thông minh và khéo léo của kiến, chúng đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như diệt côn trùng gây hại và tạo ra một môi trường sống trong lành.

Từ câu chuyện này, chúng ta có thể rút ra một số bài học về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Đầu tiên, chúng ta cần nhận thức rằng chúng ta không thể tồn tại mà không phụ thuộc vào tự nhiên. Tự nhiên cung cấp cho chúng ta không chỉ những điều kiện sống mà còn là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển.

Thứ hai, chúng ta cần có sự tôn trọng và biết ơn đối với tự nhiên. Chúng ta không nên xem thường hay lạm dụng tài nguyên tự nhiên mà cần phải bảo vệ và bảo tồn chúng. Chúng ta cần hiểu rằng môi trường tự nhiên là một hệ thống phức tạp và mỗi yếu tố trong đó đều có vai trò quan trọng.

Cuối cùng, chúng ta cần phải học hỏi từ câu chuyện "Kiến và người" để hiểu rằng mình phải sống chung với một môi trường bền vững. Chúng ta cần đầu tư vào các công nghệ xanh, bảo vệ môi trường, tôn trọng thiên nhiên và nỗ lực xây dựng một thế giới bền vững cho các thế hệ tương lai. Chúng ta cần nhìn nhận môi trường tự nhiên không chỉ là nguồn tài nguyên mà còn là một đối tác quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Tóm lại, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được gợi ra từ truyện ngắn "Kiến và người" là một mối quan hệ cần thiết và quan trọng. Chúng ta cần phải ý thức hơn về mối quan hệ này và hành động để duy trì sự cân bằng và phát triển bền vững cho cả con người và tự nhiên.

Kiến thức cơ bản về ba truyện ngắn Muối của rừng, Kiến và người, Chiều sương

1. Truyện ngắn Muối của rừng

a) Tác giả Nguyễn Huy Thiệp

- Nguyễn Huy Thiệp (1950 - 2021) quê gốc Thanh Trì, Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng với các thể loại truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết, phê bình văn học.

- Truyện ngắn của ông đề cập đến nhiều vấn đề nóng hổi của đời sống đương đại và khá đa dạng trong cách viết.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Tướng về hưu, Không có vua, Những ngọn gió Hua Tát, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần...

b) Tác phẩm Muối của rừng

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 'Muối của rừng' nằm trong một chuỗi các tác phẩm về đề tài đi săn của Nguyễn Huy Thiệp.

- Nội dung chính: Truyện ngắn kể về bối cảnh đi săn trong rừng của nhân vật Diểu, sau đó ông bắn được chú khỉ đực và các sự kiện diễn ra sau đó khiến cho nhân vật có nhiều cảm xúc và bài học về những điều tuyệt vời của cuộc sống sau này.

- Giá trị nội dung: Truyện gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nạn săn bắt động vật trái phép, kêu gọi con người nâng cao ý thức bảo vệ các loài động vật nói riêng và thiên nhiên nói chung để góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Giá trị nghệ thuật: Cốt truyện đơn giản, tình tiết hấp dẫn, có xung đột kịch tính, nhân vật chân thực, sinh động, ngôn ngữ giản dị, gần gũi.

- Ý nghĩa hình tượng Muối của rừng và thông điệp của truyện ngắn:

+ Muối của rừng: là kết tinh của quá trình cái thiện chiến thắng cái ác trong mỗi con người.

+ Thông điệp: mối quan hệ gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Chỉ khi nào con người nhận thức được ý nghĩa thực sự của cuộc sống chọn đứng về cái thiện thì lúc đó thiên nhiên mới ban phát quà tặng cho con người.

2. Truyện ngắn Kiến và người

a) Tác giả Trần Duy Phiên

- Trần Duy Phiên (1942) sinh ra tại Thừa Thiên Huế, là nhà văn nổi bật của văn học Việt Nam trước năm 1975.

- Các sáng tác của ông với tư tưởng nghệ thuật chính là ngòi bút xông xáo và lãng mạn.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Đốt lửa sau mây (1969), Trước khi mặt trời mọc (1972), Trăm năm còn lại (1996), Kiến và Người (1996), Ngược dòng phù hoa (1997), Chim trong thành quách cũ (2003).

b) Tác phẩm Kiến và người

- Hoàn cảnh xuất xứ: Truyện ngắn in trong Tạp chí Đất Quảng.

- Nội dung chính: Tác phẩm kể về câu chuyện sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến. Con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.

- Giá trị nghệ thuật: Ngôi kể thứ nhất, ngôn ngữ truyện gần gũi và hấp dẫn, khắc họa chân thực thiên nhiên và con người.

- Ý nghĩa hình tượng bầy kiến: đại diện cho các sinh vật tự nhiên khi bị đẩy khỏi môi trường sống quen thuộc thuận tự nhiên, chúng sẽ phản kháng, tiêu diệt những gì làm hại đến cuộc sống của chúng, đó chính là bản năng tự vệ.

3. Truyện ngắn Chiều sương

a) Tác giả Bùi Hiển

- Bùi Hiển (1919 - 2009) quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, là nhà văn chuyên viết truyện ngắn.

- Các tác phẩm truyện ngắn của ông với bút pháp chân thực và cái nhìn đầy tinh tế về hiện thực cuộc sống con người.

- Các tác phẩm nổi bật: Nằm vạ (1940), Mạ đậu (1940), Chiều sương (1941).

b) Tác phẩm Chiều sương

- Hoàn cảnh xuất xứ: Truyện ngắn Chiều sương in trong tập truyện ngắn Nằm vạ được tác giả sáng tác vào năm 1941.

- Nội dung chính: Truyện ngắn khắc họa công việc đi biển trên con thuyền ra khơi, một công việc khó khăn gian khổ, nhưng những người đi biển vẫn hàng ngày phải dong thuyền ra khơi.

- Giá trị nội dung: Không chỉ miêu tả cảnh vật thiên nhiên mà tác phẩm còn tập trung vào những đức tính tốt đẹp của con người trong cuộc sống lao động. Qua câu chuyện, người đọc cảm nhận được sự vất vả, khó khăn, và sự gan dạ, kiên trì của người chài trong việc đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt.

- Giá trị nghệ thuật: Truyện ngắn với cốt truyện đơn giản, nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật tinh tế, có sự kết hợp giữa thực và ảo tạo ra một không khí gần gũi và ấm áp mà không gây cảm giác lạnh lẽo hay sợ hãi.

-/-

Các em vừa tham khảo hướng dẫn các bước làm bài, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu hay nghị luận về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được gợi ra từ một trong ba truyện ngắn do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn. Hãy dựa vào đó và kết hợp với những hiểu biết của em về các tác phẩm để viết thành một bài thuyết minh hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt!

Sưu tầm và tuyển chọn Văn mẫu 11 hay nhất / Đọc Tài Liệu

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM