Nghị luận về lòng kiên trì

Xuất bản: 16/02/2024 - Tác giả:

Nghị luận xã hội về lòng kiên trì trong cuộc sống, tham khảo mẫu dàn ý chi tiết và những bài văn được đánh giá cao bàn về vai trò, tầm quan trọng của đức tính kiên trì

Tài liệu hướng dẫn nghị luận về lòng kiên trì do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn sau đây gồm những gợi ý tìm hiểu phân tích đề cũng như dàn ý chi tiết cho các em tham khảo. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ giới thiệu đến các em một số bài văn mẫu hay bàn về lòng kiên trì trong cuộc sống.

Hướng dẫn phân tích đề và lập dàn ý nghị luận về lòng kiên trì

1. Phân tích đề

– Vấn đề cần nghị luận: lòng kiên trì.

– Thao tác nghị luận chính: giải thích, chứng minh, bình luận.

2. Luận điểm chính về lòng kiên trì

- Luận điểm 1: Lòng kiên trì là gì?

- Luận điểm 2: Tại sao phải kiên trì?

- Luận điểm 3: Biểu hiện của kiên trì trong cuộc sống

- Luận điểm 4: Vai trò và tầm quan trọng của lòng kiên trì

- Luận điểm 5: Rèn luyện lòng kiên trì

3. Sơ đồ tư duy nghị luận về lòng kiên trì

So do tu duy nghi luan ve long kien tri

Dàn ý nghị luận về lòng kiên trì

1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của lòng kiên trì trong cuộc sống.

Ví dụ: Sự thành công của rất nhiều người trong xã hội không phải tự nhiên mà có được, cũng không phải do vận may mà là nhờ vào sự nỗ lực, lòng kiên trì.

2. Thân bài

Luận điểm 1: Giải thích lòng kiên trì là gì?

- Lòng kiên trì là sự nhẫn nại, bền bỉ, vững vàng, không cúi đầu trước thất bại, không buông bỏ cho đến khi đạt được mục tiêu đặt ra. Lòng kiên trì là một đức tính không thể thiếu trong cuộc sống mỗi chúng ta.

- Kiên trì không chỉ là kỹ năng, đó còn là thái độ sống, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra.

Luận điểm 2: Tại sao phải kiên trì?

– Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra.

– Kiên trì là gốc rễ của sự thành thạo

– Kiên trì đem đến cơ hội trong những lúc bạn nghĩ rằng mình đã hết cơ hội

– Kiên trì giúp bạn mạnh mẽ hơn

– Kiên trì dạy bạn cách xử lý khủng hoảng

– Sự kiên trì giúp bạn lạc quan hơn trong cuộc sống, suy nghĩ tích cực hơn, hướng đến những mục tiêu tốt đẹp và nắm giữ được chìa khóa mở cửa đi đến thành công.

Luận điểm 3: Vai trò của lòng kiên trì

– Giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực từ đó không dễ dàng bị vấp ngã.

– Làm cho con người trở nên bản lĩnh hơn, không sợ hãi hay lùi bước trước những khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống.

– Trang bị cho con người những phẩm chất đẹp, là chìa khóa dẫn đến sự thành công trong nhiều lĩnh vực.

– Người có lòng kiên trì tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá và sự dẻo dai.

– Người không có long kiên trì thường chán nản, bỏ dở mọi việc giữa chừng, khó thành công trong mọi việc.

Luận điểm 4: Biểu hiện của lòng kiên trì trong cuộc sống

– Kiên trì làm hết bài tập mà cô giáo giao

– Quyết tâm theo đuổi đam mê, mơ ước đến cùng

– Luôn cố gắng phấn đấu, không ngại khó khăn, thất bại trên con đường dẫn đến thành công.

– …

Dẫn chứng về lòng kiên trì

– Thầy Nguyễn Ngọc Kí tuy bị liệt cả hai tay nhưng với lòng quyết tâm cao, thầy đã kiên trì rèn luyện viết được bằng đôi chân.

– Một em học sinh tiểu học ở Thanh Hóa không có hai cánh tay vẫn trở thành học sinh viết chữ đẹp.

– Một người bạn có đam mê văn chương, nhưng gia đình lại phản đối và buộc bạn phải lựa chọn con đường đi khác. Bạn vẫn kiên trì với ước mơ đó, theo đuổi nó và bây giờ bạn là một nhà văn trẻ có tên tuổi…

– …

* Mở rộng vấn đề

– Bên cạnh những người có đức tính kiên trì thì vẫn còn tồn tại không ít người thiếu kiên nhẫn, cả thèm chóng chán, nhanh gục ngã, “thấy sóng cả vội ngã tay chèo” để thụt lùi trước khó khăn, trở ngại. Những kẻ đó dễ thất bại trên đường đời, đáng phê phán.

– Phê phán những kẻ nghèo ý chí, sự kiên trì, nhẫn nại, chỉ biết hưởng thụ mà không biết bỏ sức lực của mình ra. Đức tính kiên trì khi chúng ta rèn luyện nó là để phục vụ cho con người với những việc tốt, phấn đấu đi lên chứ không phải là những mục đích thấp hèn.

– Vận dụng ý chí, nghị lực, lòng kiên trì vào công việc phục vụ cho con người, cho xã hội là điều tốt. Ngược lại dồn sức để thực hiện cho một ý đồ xấu làm hại người khác thì đó là điều nên tránh.

* Bài học nhận thức và hành động

– Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, mỗi người cần ý thức để rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại khi bắt tay vào việc đi đến thành công. Đó cũng là góp một phần nhỏ vào việc xây dựng cho xã hội ngày càng tiến lên.

– Là học sinh đang bắt đầu vào đời, việc học tập và rèn luyện đòi hỏi ta phải nỗ lực không ngừng mới đạt được kết quả.

– Phải cố gắng hạn chế những phút sao nhãng của bản thân để mỗi ngày qua đi không lãng phí.

– Phải luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức đặc biệt là đức tính kiên trì nếu muốn thành công trong mọi việc.

3. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề: Lòng kiên trì thực sự rất quan trọng đối với nhiều người, chúng ta cần phải có kế hoạch để rèn luyện nó từng ngày để mục đích mà mình vạch ra sẽ nhanh chóng đạt được.

Ví dụ: Trong cuộc sống nếu ta không kiên trì, nhẫn nại thì khó mà dẫn đến thành công trong mọi việc được. Chúng ta nên biết được điều đó vì vậy ta hãy cố gắng học tập, cũng như phải biết được mà luôn phấn đấu đến mục tiêu mà mình đã đặt ra.

>>> Tham khảo thêm bài văn nghị luận Theo đuổi đam mê thành công sẽ chạy theo bạn để hiểu thêm về tầm quan trọng của lòng kiên trì trong cuộc sống nói chung và trong việc theo đuổi ước mơ nói riêng.

   // Dưới đây, Đọc Tài Liệu xin giới thiệu một số bài văn mẫu hay giúp các em tham khảo để mở rộng vốn từ khi trình bày bài văn nghị luận về lòng kiên trì.

4 đoạn văn 200 chữ bàn về lòng kiên trì

Mẫu 1:

Cuộc sống chẳng bao giờ dễ dàng đối với bất kì ai. Bởi thế, muốn thành công nhất định phải biết kiên trì. Bền bỉ, kiên trì là thái độ nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, quyết tâm vượt qua thử thách để theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Người có tính kiên trì là người không thay đổi ý định, luôn giữ vững ý chí, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách để làm việc đến cùng, đạt tới mục tiêu cuối cùng.

Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là sẽ đạt được thành công. Trong bất kì công việc gì, giai đoạn cuối cùng là giai đoạn gian nan nhất. Khi đó, khó khăn chồng chất mà sức lực đã hao kiệt nhiều, khiến chúng ta rất dễ bỏ cuộc. Chính lòng kiên trì vực dậy sức sức mạnh, giúp ta đứng vững trước khó khăn khi tất cả đã hoàn toàn sụp đổ. một người có lòng kiên trì nhất định sẽ thành công. Bởi thế, thiếu đi lòng kiên trì thật khó làm nên điều gì lớn lao, thậm chí lf sẽ nhận lấy những thất bại đớn đau.

Để trở nên kiên trì, ngoài việc học tập chăm chỉ cũng cần phải rèn luyện ý chí, sự bền bỉ, tăng cường sức chịu đựng và luôn luôn khao khát thành công. Hãy luôn nhắc mình cố gắng, cố gắng hơn nữa trong công việc và cả trong đời sống. Hãy nhớ rằng, thành công là một hành trình chứ không phải là điểm đến. Thiếu tính kiên trì thật khó đi hết hành trình ấy. Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà chính bằng lòng kiên trì. Ai biết kiên trì, người đó chắc chắn sẽ thắng lợi.

Mẫu 2:

Lòng kiên trì là một đức tính quý báu giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống. Nó được thể hiện qua sự nhẫn nại, bền bỉ, không nản lòng trước khó khăn, thử thách và không từ bỏ mục tiêu đã đề ra. Kiên trì là yếu tố then chốt dẫn đến thành công. Khi con người kiên trì theo đuổi mục tiêu, họ sẽ có đủ sức mạnh để vượt qua mọi rào cản và đạt được điều mình mong muốn. Kiên trì giúp con người rèn luyện tính kỷ luật, sự quyết tâm và lòng dũng cảm. Nó cũng mang lại sự tự tin và niềm tin vào bản thân, giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.

Có rất nhiều ví dụ về những người đã thành công nhờ lòng kiên trì. Michael Jordan, nhà vô địch bóng rổ nổi tiếng, đã bị loại khỏi đội bóng rổ của trường trung học. Tuy nhiên, anh không nản lòng mà kiên trì tập luyện và trở thành một trong những cầu thủ bóng rổ xuất sắc nhất mọi thời đại. Hay nhà bác học Thomas Edison đã trải qua hàng nghìn lần thất bại trước khi phát minh ra bóng đèn. Lòng kiên trì là một đức tính cần thiết mà mỗi người cần rèn luyện. Chúng ta có thể rèn luyện lòng kiên trì bằng cách bắt đầu từ những việc nhỏ, đơn giản, đặt ra những mục tiêu nhỏ có thể đạt được và kiên trì thực hiện từng ngày. Lòng kiên trì sẽ giúp chúng ta đạt được những thành công lớn lao trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng, "Kiên trì là chìa khóa dẫn đến thành công".

Mẫu 3:

Lòng kiên trì là một đức tính quan trọng giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống. Nó được thể hiện qua sự nỗ lực không ngừng nghỉ, không nản lòng trước khó khăn, thử thách và không từ bỏ mục tiêu đã đề ra. Kiên trì là chìa khóa giúp ta vượt qua mọi chướng ngại vật và chinh phục những đỉnh cao mới.

Có rất nhiều tấm gương về lòng kiên trì trong cuộc sống. Albert Einstein, nhà khoa học lỗi lạc, đã từng thất bại nhiều lần trước khi thành công với thuyết tương đối. Thomas Edison, nhà phát minh vĩ đại, đã trải qua hàng ngàn lần thử nghiệm trước khi phát minh ra bóng đèn. Nelson Mandela, nhà lãnh đạo chống phân biệt chủng tộc, đã dành hơn 27 năm trong tù để đấu tranh cho tự do của người da đen.

Lòng kiên trì giúp con người rèn luyện tính kỷ luật, sự quyết tâm và lòng dũng cảm. Nó mang lại cho ta sự tự tin và niềm tin vào bản thân. Khi kiên trì theo đuổi mục tiêu, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và viên mãn khi đạt được thành công. Lòng kiên trì là một đức tính cần thiết mà mỗi người cần rèn luyện. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, đơn giản, kiên trì từng ngày để đạt được những mục tiêu lớn lao trong cuộc sống.

Mẫu 4:

Kiên trì là một phẩm chất tốt mà mỗi người cần phải có để rèn luyện bản thân mình. Cha ông ta đã từng dạy: "Có công mài sắt có ngày nên kim". Vậy tại sao phải kiên trì? Vì tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được. Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện phấn đấu không ngừng. Hơn nữa, trong cuộc sống con người luôn phải đương đầu với biết bao thử thách, khó khăn, nếu nản lòng, thoái chí chắc chắn chúng ta chỉ nhận được sự thất bại, cay đắng. Ví dụ như Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời về lòng kiên trì để chúng ta noi theo, Bác đã kiên trì con đường cứu nước dù gặp nhiều khó khăn, và nhờ kiên trì mà Bác đã biết hơn hai mươi thứ tiếng trên đời. Đồng thời, bên cạnh những người biết kiên trì để đạt được thành công trong cuộc sống vẫn có những người có biểu hiện thiếu sự kiên trì trong cuộc sống cũng không ít những người thiếu ý chí, nghị lực, dễ nản lòng thoái chí. Nói tóm lại, kiên trì là một đức tính cần có ở mỗi người. Là học sinh chúng ta cần cố gắng nỗ lực, học tập, rèn luyện một ý chí vững vàng, để đối mặt với những khó khăn phía trước để khiến đất nước ngày càng xanh đẹp và phát triển đến tầm cao. Hãy nhớ rằng: "Chúng ta chỉ thật sự thất bại mọi khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng".

Top 5 bài văn được điểm cao nghị luận về lòng kiên trì

Nghị luận về lòng kiên trì ngắn gọn Bài số 1:

Trong thế giới hối hả hiện nay - một cuộc sống có thể khiến ta “bùng nổ” bất cứ khi nào thì lòng kiên trì là một điều khá xa xỉ với mỗi người. Kiên trì là trạng thái bình tĩnh, nhẫn nại khi đối mặt với khó khăn, các tình huống khó khăn, thử thách tiêu cực. Lòng kiên trì cũng là khả năng chịu đựng, cố gắng và nỗ lực của bạn trước cuộc đời.

Một người kiên trì là người biết có mục tiêu cho bản thân mình và luôn nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu ấy. Họ luôn đưa ra được hành động, lời nói sáng suốt, luôn để mọi thứ xuất hiện với sự chỉn chu, cẩn thận nhất. Đây là một đức tính quý báu mà không phải ai cũng có được. Nhưng bạn có biết rằng, khi ta có lòng kiên trì thì mọi chuyện sẽ được giải quyết theo một cách tích cực hơn cả. Lòng kiên trì, nhẫn nại sẽ giúp ta chịu đựng để vượt qua thách thức và trở ngại, tiếp tục nỗ lực cho đến khi thành công.

Không chỉ vậy, khi gặp phải những vấn đề phức tạp, sự kiên trì còn đưa ra cho ta một cái nhìn tổng quan nhất và tìm ra các cách hợp lý để giải quyết vấn đề. Nhìn chung thì hầu như những người kiên trì thường dĩ hòa vi quý và được nhiều người yêu mến, tin tưởng. Câu chuyện vẽ trứng của danh họa Leonardo Da Vinci chính là một ví dụ điển hình cho thấy giá trị của sự kiên trì, nhẫn nại. Da Vinci vốn có năng khiếu vẽ nên đã được cha gửi đến học tại nhà một họa sĩ nổi tiếng. Người thầy giáo đã đưa cho Da Vinci một quả trứng và bảo cậu bé vẽ nó. Thế nhưng ngày qua ngày, cậu đã chán nản mà thầy giáo vẫn chỉ yêu cầu vẽ trứng. Da Vinci đã đến nói với thầy rằng cậu không muốn vẽ thứ này nữa. Thầy đã ôn tồn giải thích rằng trứng cũng có kích cỡ khác nhau. Trong số 1.000 quả trứng, ta không thể tìm thấy hai quả trứng hoàn toàn giống nhau. Học tập để thành tài cần bền bỉ, khiêm tốn và chăm chỉ. Nếu Da Vinci không kiên trì thì làm sao có thể học vẽ được? Lúc này, cậu bé mới hiểu ra và nghiêm túc quan sát để vẽ trứng. Về sau, cậu bé học vẽ trứng ngày ấy đã trở thành danh họa, nhà nghiên cứu khoa học đại tài. Thật đáng buồn thay khi trong xã hội vẫn còn có nhiều người không biết kiềm chế cảm xúc, mất kiểm soát vào bản thân. Những người này nên sửa đổi tính cách và rèn luyện sự kiên trì.

Lòng kiên trì không phải tự nhiên mà có được mà do chúng ta phải rèn dũa dần dần. Hãy rèn luyện đức tính kiên trì bằng những việc làm hằng ngày. Nên bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất. Là mỗi học sinh thì hãy hoàn thành bài tập về nhà trước khi đến lớp, vâng lời thầy cô, cha mẹ, rèn luyện ý chí vững vàng để khó khăn nào cũng vượt qua. Khi chúng ta đứng trước một khó khăn thử thách đừng nên bỏ qua mà hãy tự mình vượt qua, không ngại khó khăn gian khổ. Ý thức được ý nghĩa của lòng kiên trì đối với con người, với bản thân mình và những người xung quanh. Khi chúng ta đứng trước thất bại không nên nản lòng mà hãy tiếp tục đứng lên.

Mỗi người chúng ta đều cần rèn luyện đức tính này từ những yếu tố nhỏ nhất trong phong cách sống, học tập và làm việc. Mỗi ngày thức dậy mỗi người đều hãy tìm cho mình một mục tiêu sống và hãy thật kiên nhẫn, nỗ lực để có thể tận hưởng thành quả to lớn trong tương lai!

Nghị luận về lòng kiên trì Bài số 2:

Con đường dẫn đến thành công không bao giờ dễ dàng, bằng phẳng, nó không trải đầy hoa hồng hay rực rỡ ánh nắng mà luôn đầy rẫy những chông gai, thử thách đòi hỏi ta phải vượt qua mới có thể chạm tới đích đến cuối cùng. Chính bởi thế, trong cuộc sống con người luôn cần có lòng kiên trì để chạm tới ước mơ.

Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là lòng kiên trì. Lòng kiên trì là một đức tính quý báu của con người, đó là sự nhẫn nại, quyết tâm theo đuổi mục tiêu mà mình đã đề ra, không nản lòng trước những khó khăn, thất bại để dẫn tới thành công. Có thể nói, sự kiên trì, bền bỉ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống con người.

Vì sao chúng ta cần có lòng kiên trì? Hermann Hesse từng nói: “Ai cũng có thể thực hiện phép màu, ai cũng có thể chạm đến mục tiêu, nếu anh ta có thể nghĩ, nếu anh ta có thể chờ đợi, nếu anh ta có thể kiên trì”. Quả đúng như vậy, cuộc sống là một trường đua bất tận mà ở đó, không cố gắng, không nỗ lực, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau. Ai cũng có ước mơ, hoài bão, nhưng để có thể thực hiện được những ước mơ ấy lại là cả một quá trình dài. Sẽ có những khó khăn, sẽ có những giọt nước mắt, sẽ có những lúc vấp ngã tưởng chừng như sẽ không thể đứng dậy được. Những lúc như thế, chính lòng kiên trì sẽ tiếp thêm cho chúng ta ý chí, động lực, niềm tin để bước tiếp.

Hơn nữa, “tất cả mọi điều giá trị đều cần thời gian, không có thành công qua đêm” (Jack Canfield), một tòa tháp đồ sộ, vĩ đại đến đâu cũng phải xây dựng từ những viên đá nhỏ. Khi có lòng kiên trì, chúng ta có thể gom góp từng viên đá để xây dựng nên tòa thành của riêng mình, càng kiên trì bao nhiêu, tòa thành của chúng ta càng lớn bấy nhiêu, đồng nghĩa với cơ hội thành công càng cao. Nước chảy mãi thì đá cũng phải mòn, đủ kiên trì rồi thành công sẽ tới.

Jack Canfield là một ví dụ tiêu biểu cho thấy lòng kiên trì nỗ lực sẽ đưa đến thành công. Ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng thế giới “Chiken Soup For Your Soul” (Hạt giống tâm hồn) – cuốn sách gối đầu giường đã làm thay đổi suy nghĩ của biết bao độc giả. Thế nhưng ít ai biết rằng, Jack có một xuất phát điểm đầy khó khăn và cuốn sách đã từng bị từ chối bởi 33 nhà xuất bản! Không từ bỏ, Jack tiếp tục kiên trì với đam mê của mình, và giờ “Hạt giống tâm hồn” đã bán được hàng triệu bản. Không những thế, Jack Canfield còn là tác giả và đồng tác giả của hàng trăm đầu sách nổi tiếng khác, trở thành bậc thầy về nghệ thuật thành công.

Lòng kiên trì là một đức tính quý giá, nhưng không phải ai cũng có được nó ngay từ đầu mà cần có một quá trình tích lũy, rèn luyện. Để có được lòng kiên trì nhẫn nại, chúng ta cần bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, từ đó rèn luyện những thói quen tốt như: kiên nhẫn làm hết bài tập về nhà, kiên trì suy nghĩ cách giải một bài toán thay vì nhanh chóng bỏ cuộc vì nghĩ rằng mình không thể, đặt niềm tin vào bản thân,... Cũng cần hiểu rằng, kiên trì không có nghĩa là cố chấp, bất chấp theo đuổi đến cùng những điều bất khả. Eddie Rickenbacker đã đưa cho chúng ta một lời khuyên đầy ý nghĩa: “Tôi có thể cho bạn công thức thành công sáu chữ: Nghĩ kỹ lưỡng - theo tận cùng.” Kiên trì là quan trọng, nhưng muốn thành công, ta còn cần đến những yếu tố, phẩm chất khác, cần có sự tỉnh táo thấy được những ý tưởng khả thi, nằm trong khả năng của chúng ta, cần có sự tính toán, lên kế hoạch hợp lí, rõ ràng trước khi bắt đầu theo đuổi.

Cha ông ta vẫn thường dạy: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”,... Nhưng hiện nay, có không ít người vẫn luôn thiếu kiên nhẫn, nóng vội, hay ỷ lại, muốn “nên kim” nhưng lại không muốn “mài sắt”, dễ nản lòng thoái chí, dễ buông bỏ,... Những người như thế sẽ không bao giờ có thể đạt được thành công!“.

"Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà bằng sự kiên trì” (Samuel Johnson). Hãy tin tưởng và kiên trì hướng tới tương lai bạn nhé, giấc mơ đang đợi ta ở phía cuối đoạn đường đầy chông gai và thử thách ấy. Cứ tiến về phía trước, chúng ta sẽ nhận được trái thơm xứng đáng với những nỗ lực và sự kiên trì ta đã bỏ ra, tất cả chỉ là vấn đề thời gian và một chút may mắn mà thôi.

Bài số 3: Lòng kiên trì giúp bạn thành công và được tôn trọng

Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy có rất nhiều người đã thành công ở lĩnh vực mà họ đang làm. Để đạt được thành công rực rỡ như vậy, họ đã phải cố gắng rất nhiều trong việc trui rèn tri thức, kĩ năng và trên hơn hết chính là đức tính kiên trì, nhẫn nại. Nếu muốn cuộc sống sung túc và hạnh phúc thì chúng ta cần kiên trì và nỗ lực trong công việc.

Vậy kiên trì là gì? Kiên trì là biết nhẫn nại, chờ đợi, phải có sự quyết tâm khi làm bất cứ công việc nào mà mình đang mong muốn. Nhờ có kiên trì học tập thì ta mới có thành quả tốt đẹp và được mọi người trân trọng, đạt được những lợi ích quý giá. Nhờ có kiên trì mà ta không bị thất bại. Kiên trì giúp cho chúng ta đạt được ước mơ.

Ví dụ như tôi ước mơ được trở thành bác sĩ thì tôi phải kiên trì, nỗ lực nhiều hơn trong học tập, rồi mai đây tôi cũng sẽ trở thành bác sĩ như mình đã hằng mơ ước. Các bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình nếu có sự kiên trì, nhẫn nại. Những người thành công trong cuộc sống đó là những người luôn biết phấn đấu, kiên trì, nhẫn nại. Bởi họ đặt hết niềm tin, quyết tâm vào công việc thì chắc chắn họ sẽ thành công.

Ví như Ê-đi-xơn đã tìm tòi, nghiên cứu cách tạo ra bóng đèn tròn nhưng ông vẫn kiên trì nhẫn nại tiếp tục công việc nghiên cứu sau 10.000 lần thất bại. Cuối cùng ông cũng thành công.

Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó một số người hay nản chí, chỉ thất bại lần đầu đã vội bỏ cuộc. Những người thiếu ý chí như vậy chắc chắn trong tương lai sẽ không bao giờ thành công được. Trong đời sống hàng ngày ta vẫn thấy có rất nhiều người nghèo nàn đó là do họ không ăn học đàng hoàng ngày trước chỉ biết trốn học, không thích học. Sau này họ phải buôn bán vé số hay phải trộm cắp… bởi họ sống mà không có một mục đích rõ ràng, không kiên trì phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống. Những đối tượng này sẽ dễ sa ngã vào con đường phạm pháp.

Nếu trong cuộc sống ta không kiên trì, nhẫn nại thì khó mà dẫn đến thành công trong mọi việc được. Vì vậy ta hãy cố gắng học tập, phấn đấu đến mục tiêu mà mình đã đặt ra. Tôi sẽ kiên trì nhiều hơn nữa để có thể đạt được thứ mình mong muốn và được mọi người tôn trọng.

Bài số 4: Lòng kiên trì cần thiết phải được rèn luyện hàng ngày

Sự thành công của rất nhiều người trong xã hội không phải tự nhiên mà có được, cũng không phải do vận may mà là nhờ vào sự nỗ lực, lòng kiên trì. Sống có mục đích, có ước mơ nhưng không kiên trì thực hiện nó thì cuối cùng chúng ta vẫn quay về con số 0. Trong cuộc sống, đối với mỗi người, lòng kiên trì là cần thiết và phải được rèn giũa hằng ngày.

Kiên trì là thái độ sống, làm theo, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Đó chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng. Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra.

Lòng kiên trì là một đức tính tốt, cần được phát huy, có ý nghĩa lớn quyết định đến cuộc đời của mỗi con người. Khi chúng ta vạch ra kế hoạch và quyết tâm theo đuổi nó đến cùng, đó là lòng kiên trì, và chắc chắn chúng ta sẽ đạt được một kết quả như mong đợi. Có một người bạn có đam mê văn chương, bạn ấy viết rất nhiều, nhưng gia đình lại phản đối và buộc bạn phải lựa chọn con đường đi khác. Bạn vẫn kiên trì với ước mơ đó, theo đuổi nó và bây giờ bạn là một nhà văn trẻ có tên tuổi. Nhờ vào sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi đam mê nên bạn đã thành công. Đây chính là bài học mà nhiều người cần phải học hỏi và rèn luyện.

Lòng kiên trì không phải rèn luyện trong ngày một ngày hai mà là cả một quá trình. Mỗi ngày, chúng ta có thể rèn luyện đức tính đó bằng nhiều cách. Bạn kiên nhẫn làm hết bài tập mà cô giáo giao, đó là một biểu hiện của lòng kiên nhẫn. Đã hơn 12h đêm nhưng bài toán giải mãi vẫn chưa ra, đừng vội tắt đèn đi ngủ, bạn hãy kiên nhẫn ngồi thêm chút nữa, biết đâu bạn sẽ tìm ra được đáp án.

Sự thành công của nhiều người hiện nay có được là do năng lực, bản lĩnh, nhưng yếu tố góp phần không nhỏ chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ. Để đạt được một thứ gì đó, có thể chúng ta phải đánh đổi nhiều thứ, hi sinh nhiều thứ. Đó là cái giá, nhưng bản thân mình hài lòng với việc đó, cũng không uổng phí.

Cha ông ta có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cũng chính là răn dạy chúng ta cần phải kiên trì, chịu khó, nhẫn nại trong công việc thì mới có thể gặt hái được thành công. Muốn ăn trái ngọt, hoa thơm thì cần phải có những quãng đường đánh đổi, hi sinh.

Tuy nhiên, lòng kiên trì hiểu theo nghĩa tích cực không có nghĩa là cố chấp đến cùng. Cố chấp cũng là kiên nhẫn, nhưng cố chấp vì điều không nên thì thật không đáng. Bởi vậy, lòng kiên trì nên dùng đúng lúc, đúng chỗ thì cuộc đời của mỗi người mới có thể hạnh phúc và thành công được.

Bên cạnh những người có đức tính kiên trì thì vẫn còn tồn tại không ít người thiếu kiên nhẫn, cả thèm chóng chán, nhanh gục ngã. Thành công đến không dễ dàng, nếu từ bỏ mọi thứ một cách nhanh chóng thì chúng ta sẽ không nhận lại được điều gì.

Đối với tuổi trẻ thì thường hay nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Cần phải rèn luyện đức tính này để sau này mỗi người có thể tự lập và đứng vững trên đôi chân của mình.

Lòng kiên trì thực sự rất quan trọng đối với nhiều người. Chúng ta cần phải có kế hoạch để rèn luyện nó từng ngày. Chắc chắn rằng mục đích mà mình vạch ra khi có lòng kiên nhẫn sẽ nhanh chóng đi đến đích.

Bài số 5: Kiên trì là một trong những phẩm chất đáng quý của con người

Có thể thấy được trong cuộc sống của chúng ta có biết bao những chông gai, những khó khăn thử thách và thành công không phải ngẫu nhiên là đến. Mà thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng và nỗ lực, luôn luôn hướng đến và theo đuổi ước mơ của mình để có thể có được thành công. Khi đó thì lòng kiên trì được đánh giá cao hơn bao giờ hết. Lòng kiên trì cũng được xem chính là một trong những phẩm chất đáng quý của con người

Vậy, chúng ta có thể hiểu kiên trì là gì? Thực chất kiên trì là biết nhẫn nại, chờ đợi hơn nữa đó chính là cũng như là phải có sự quyết tâm khi làm bất cứ công việc nào mà mình đang mong muốn. Có thể nói rằng chính vì nhờ có kiên trì học tập thì ta mới có thành quả tốt đẹp và được mọi người trân trọng, con người ta lúc đó cũng như mới có được những thành quả quý giá. Và cũng chính vì nhờ có kiên trì mà ta không bị thất bại. Chắc chắn sự kiên trì giúp cho chúng ta đạt được ước mơ của chính mình một cách nhanh nhất.

Nếu như bạn có ước mơ đó chính là trở thành bác sĩ thì bạn cần phải nỗ lực không ngừng nghỉ để có thể có được những kiến thức, vượt qua các kỳ thi đầy cam go và khó khăn thì bạn mới có thể chạm tay vào ướ mơ của bạn. Nhưng khi trở thành một bác sĩ thì bạn cũng luôn phải nỗ lực, kiên trì học hỏi từ những người xung quanh, những kiến thức sách vở,… vì học không bao giờ là đủ cả.

Vốn kiến thức của nhân loại được so sánh với nước ngoài đại dương và cát trên sa mạc và mỗi chúng ta chỉ học và biết được những phần thật nhỏ của biển trời kiến thức đó thôi. Cho nên chính chúng ta cũng cần phải có lòng kiên trì để có thể giữ được ước mơ của mình luôn vững chắc. Chứ không phải là có được rồi lại để tuột khỏi bàn tay khi mình không cố gắng.

Ta như thấy được tất cả những người thành công luôn biết phấn đấu, kiên trì, nhẫn nại. Bởi cũng chính chỉ có họ đặt hết niềm tin, quyết tâm vào công việc thì chắc chắn họ sẽ thành công. Ta vẫn còn nhớ những câu chuyện về nhà bác học lừng danh Ê-đi-xơn đã tìm tòi, như cũng đã nghiên cứu cách tạo ra bóng đèn tròn nhưng ông dường như không bị nhụt chí mà cứ như vẫn thật kiên trì nhẫn nại tiếp tục trong công việc nghiên cứu sau 10.000 lần thất bại. Cuối cùng ông cũng thành công và phát minh của ông đã được nhiều người biết tới.

Và ta như tự đặt câu hỏi đó chính là nếu như mà Ê-đi-xơn không có tính kiên trì thì sau biết bao nhiêu lần nghiên cứu kia ông đã bỏ cuộc và liệu rằng bóng đèn điện có ai khác nữa đủ lòng kiên trì, sự sáng tạo cũng như khối óc làm việc không mệt như Ê-đi-xơn để có thể tạo ra sản phẩm đèn điện hay không? Và dường như đó cũng chính là một câu hỏi mà cho đến nay chúng ta cần suy nghĩ và biết ơn Ê-đi-xơn đã không chỉ là một tấm gương về sự tài năng mà đó còn chính là một bài học cho tất cả chúng ta hướng đến.

Ta cũng cần phải biết rằng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó một số người hay nản chí, chỉ thất bại lần đầu đã vội bỏ cuộc. Ta dường như cũng đã thấy được những người thiếu ý chí như vậy chắc chắn trong tương lai sẽ không bao giờ thành công được. Quả thực chính trong cuộc sống của chúng ta như thấy được có rất nhiều người khó khăn mãi không thể nào có thể thoát nghèo được. Và lý do có thể nhận thấy ở hầu hết những người đó chính là do họ không tự vượt qua chính bản thân mình và vươn lên học hỏi. Ta thấy được rằng dường như ở họ không có mục đích sống mà cứ mãi than vãn. Chính vì không có hiểu biết cho nên những người này rất dễ rơi vào những tộc ác không thể tha thứ được.

Có thể nói nếu như chính trong cuộc sống ta không kiên trì, nhẫn nại thì khó mà dẫn đến thành công trong mọi việc được. Chúng ta nên biết được điều đó vì vậy ta hãy cố gắng học tập, cũng như phải biết được mà luôn phấn đấu đến mục tiêu mà mình đã đặt ra.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Thông qua nội dung tham khảo mà Đọc tài liệu cung cấp trên đây, hi vọng đã đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu làm bài văn nghị luận về lòng kiên trì của các em. Qua đó, các em cũng sẽ nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của kiên trì trong cuộc sống để có ý thức rèn luyện đức tính ấy ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Tham khảo thêm nhiều nội dung văn mẫu 9 khác do Đọc tài liệu biên soạn để học tốt hơn môn Văn mỗi ngày nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM