Nghị luận về điều cần làm để tiêu diệt ba kẻ thù do dự, nghi ngờ và sợ hãi

Xuất bản: 11/04/2019 - Cập nhật: 17/09/2019 - Tác giả:

[Văn mẫu 12] Nghị luận xã hội về những điều cần làm để tiêu diệt ba kẻ thù do dự, nghi ngờ và sợ hãi, tuyển chọn văn mẫu hay nhất mà em cần tham khảo

Đề bài: Suy nghĩ của bản thân về những điều cần làm để có thể tiêu diệt ba kẻ thù do dự, nghi ngờ và sợ hãi.

***

Để có thể làm tốt bài văn nghị luận về cách tiêu diệt ba kẻ thù do dự, nghi ngờ và sợ hãi, các em có thể tham khảo một số bài viết hay của các tác giả bàn về những vấn đề do dự, nghi ngờ và sợ hãi sau đây. Dựa trên những hiểu biết, suy luận của mình sau khi đọc, các em có thể tự rút ra những suy nghĩ của bản thân về những điều cần làm để tiêu diệt ba kẻ thù: do dự, nghi ngờ và sợ hãi.

Một số bài viết hay bàn về do dự, nghi ngờ và sợ hãi trong cuộc sống mỗi người

Bài số 1: Chần chừ do dự - điều tối kỵ trong cuộc sống

Rẽ trái hay rẽ phải? gặp ngã tư lại đi quẩn quanh. Có một chú lừa ngu ngốc, lưỡng lự giữa hai bãi cỏ xanh, cỏ phía bên phải thì xanh non, bên trái thì nhiều cỏ hơn một chút, nó không đưa ra quyết định cho mình, cuối cùng do dự đến chết vì đói.

Câu chuyện ngụ ngôn trên có phần hơi phóng đại. Trong cuộc sống thực hiện nay, sự chọn lựa cho chúng ta thường chìm trong những đám mây mù, nếu rẽ trái có thể sẽ gặp một chiếc cầu gỗ, và đến cái đích của chiếc cầu gỗ kia chúng ta có thể bắt gặp những đoá hoa tươi và những tiếng vỗ tay nhiệt liệt, nếu rẽ phải chúng ta có thể băt gặp những con đường bình thường, và cái đích đến có thể là một bãi sa mạc hoang sơ. Tất cả các yếu tố mang tính giả định kia khiến rất nhiều người không dám đưa ra chọn lựa, để mặc cho thời gian trôi đi, cuối cùng lãng phí thời gian, không việc nào thành công cả.

Có một người phụ nữ muốn mua một ít đồ, nhưng cô dứt khoát phải đến tất cả các cửa hàng bán loại đồ đó trong thành phố. Cô đi hết cửa hàng này sang cửa hàng khác, bày từng đồ vật lên giá của cửa hàng, nhấc lên đặt xuống để so sánh nhưng vẫn không quyết định cọn mua cái nào. Chính bản thân cô ấy cũng không biết cái nào sẽ đúng ý mình. Gỉa sử cô muốn mua một cái mũ hoặc một cái áo, cô nhất định phải thử qua tất cả những chiếc mũ và áo có trong cửa hàng, mặc thử vào người và hỏi người bán hàng cái nào đẹp cái nào xấu nhưng kết quả vẫn tay không trở về, không mua được chút đồ nào.

Những chiếc mũ và áo cô cần, phải ấm áp nhưng không được ấm quá, cũng không được quá nặng nề. Chúng phải phù hợp với cả trời nắng, trời mưa, đông ấm áp, hè mát mẻ, đám cưới, đám ma đều có thể mặc được. Giả sử cô mua được những đồ vật phù hợp với yêu càu trên, cô cũng không quyết định được có nên đem đổi lại hay không. Có những đồ vật đã mua rồi đổi đi đổi lại đến hai ba lần, nhưng kết quả vẫn không làm cô thoả mãn.

Muốn trở thành một người thành công, với tất cả mọi việc, nên có chủ định sẵn, sự quyết đoán của bạn phải kiên định, vững chắc như nước dưới đáy biển. Lúc đó, những tác động bên ngoài cũng không thể đánh đổ được bạn.

Nhanh nhẹn, kiên nghị, quyết đoán chính là sức mạnh của chúng ta. Giả sử trong cuộc sống của chúng ta không có thói quen và khả năng quyết đoán nhanh nhẹn và kiên nghị, thì cuộc sống ấy cũng giống như một chiếc thuyền cô độc bị gió làm lung lay trên dòng nước, cuộc đời của chúng ta sẽ mãi mãi phiêu bạt, không cập tới bến, lúc nào cũng ngập trong bão táp phong ba. ở một ý nghĩa nhất định nào đó, một lần quyết đoán sai lầm, còn tốt hơn nhiều lần không quyết đoán.

Giả sử bạn có xu hướng hoặc thói quen thiếu quyết đoán, bạn nên cố gắng thay đổi thói quen xấu này. Vì nó có thể huỷ hoại những cơ hội trong cuộc đời bạn. Nếu sự việc nagỳ hôm qua cần sự quyết định của bạn thì ngày hôm nay bạn nên đưa ra quyết định không nên lưu lại đến ngày mai. Bạn thường phải luyện tập quyết định nhanh và kiên nghị. Sự viẹc dù lớn hay nhỏ, cho dù lựa chọn màu sắc của mũ hay quyết định kiểu dáng quần áo, bạn cũng không nên do dự.

Trước khi quyết định một việc gì, bạn nên lường trước mọi chuyện có thể xảy ra. Trước khi đưa ra kết luận, bạn nên vận dụng toàn bộ kinh nghiệm và sự chỉ đạo lý trí của chính bạn. Sau khi đã quyết định, bạn nên để quyết định đó sau cùng, không nên lưỡng lựu và không nên suy xét lại từ đầu.

Luyện tập quyết đoán nhanh và kiên nghị để trở thành một thói quen, lúc đó sẽ gặt hái được nhiều thành công. Bạn không những tự tin với chính mình, mà còn nhận được niềm tin từ mọi người. Khi mới bắt đầu bạn không tránh khỏi những sai lầm, nhưng những kinh nghiệm và lợi ích mà bạn đạt được sẽ bù đắp cho những sai lầm đó.

Bài số 2: Những bất lợi khi bạn do dự và thiếu quyết đoán trong cuộc sống

Một trong những yếu tố khiến bạn không thành công trong cuộc sống đó chính là sự do dự, thiếu quyết đoán về công việc, học tập cũng như các mối quan hệ xung quanh: từ người thân, bạn bè cho đến người yêu đấy!

Bị vuột mất quyền lợi

Do dự chính là kẻ trộm đánh cắ sự thành công và cuộc sống của bạn. Khi bạn do dự bạn sẽ bỏ lỡ quá nhiều cơ hội trong cuộc sống này. Do dự cho bạn sự an toàn nhưng lấy đi của bạn sự liều lĩnh và trải nghiệm. Nếu bạn để sự do dự lấn áp bản thân mình quá nhiều, đường đời bạn cũng sẽ dở dang như chính bạn vậy.

Khi có một ý tưởng hay ho nào đó, bạn không nhanh chóng bắt tay vào thực hiện ngay bởi sự do dự, tính toán được - mất - đúng - sai của bản thân với những điều kiện thực tế. Bạn biết cách lo toan, dự trù trước mọi việc là đúng nhưng không phải vì thế mà bạn khiến bản thân mình trở nên trì trệ dẫn đến thất bại kéo dài. Thời gian càng dãn ra, bạn lại càng trở nên tiêu cực, càng nghĩ bản thân không có khả năng làm được điều đó… Tuy nhiên, trong thời điểm đấy, lại có một người hay ho khác ở một nơi nào khác đã tiến hành ý tưởng đó trước bạn và họ đã thành công mỹ mãn bởi sự tự tin vào bản thân. Tiếc nuối, buồn chán, tuyệt vọng, bất công,… đó chính là những suy nghĩ của bạn khi bản thân đã quyết định chọn sự do dự làm lẽ sống của mình.

Dễ dàng bị người khác “chơi xấu”

Với những người thiếu quyết đoán, họ sẽ rất dễ dàng bị lung lay ý chí dù rằng đó chỉ là một “lời nói gió bay” vô tội vạ nào đó. Trong cuộc sống, bên cạnh những người thân, những người bạn tốt ủng  hộ bạn trên con đường đời, thì vẫn còn đó những kẻ xấu, những kẻ GATO luôn tìm cách “dìm” bạn để bạn không thể “tỏa sáng” cũng như thành công hơn họ. Khi ấy, bạn sẽ nhanh chóng bị lâm vào tình thế bất lợi bởi những lời khuyên không có thiện chí, dễ bị người khác “lợi dụng” mà đôi khi cả bạn cũng không thể nhận ra trong phút chốc mà phải chờ đợi đến phút cuối cùng.

Tiêu cực là... cuộc sống của bạn

Trong hầu hết các trường hợp, bạn bị đẩy vào “hoàn cảnh” do dự chính bởi sự tiêu cực, thiếu tự tin về bản thân mình. Chính vì thế, càng hoang mang, bạn càng khó có thể làm chủ cảm xúc và không biết định hướng rõ ràng rằng mình sẽ nên chọn con đường nào để tiến tới. Và đôi khi, ngay cả bạn cũng không hiểu rõ rằng mình thật sự đam mê điều gì. Bạn không có chính kiến và dễ dàng bị “thu phục” bởi những gì mang tên là “hiệu ứng số đông”. Nói tóm lại, nỗi sợ này của bạn rất dễ thấy, và những điều tiêu cực mà bạn nghĩ tới sẽ có thể xảy ra bởi đầu óc cũng như những hành động của bạn như đang “xúc tiến” cho quá trình đó vậy!

Thiếu tinh thần trách nhiệm

Nếu là một người quyết đoán, bạn sẽ nhanh chóng bắt tay vào mọi việc và tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình, trong bất kì trường hợp nào. Ngược lại, khi bạn vẫn cứ do dự, thiếu chính kiến trong công việc, trong tình cảm, bạn sẽ là một người cực kì thiếu trách nhiệm khi lời nói vang lên trong đầu của bạn luôn luôn là “Tôi không có ý kiến!”. Một con người, một tập thể, một cộng đồng chỉ phát triển, chỉ thành công khi có những ý kiến đóng góp xây dựng đúng mực, phù hợp chứ không phải chỉ là những người-rô-bốt chăm chăm làm theo mẫu mà người khác đã định sẵn cho mình, bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm: Mẫu bài nghị luận sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội

Bài số 3: Giải thích câu nói của F. Ăng-ghen "Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời"

Nhận thức là việc tìm tòi, khám phá thế giới vạn vật xung quanh ta, hay đi sâu vào kho tàng nhân loại để tìm những chân trời tri thức. Rộng hơn, nhận thức là sự hấp thụ những tinh hoa kiến thức nhân loại, tạo ra nguồn nội lực bản thân để có thể vươn tới chân lí vĩnh hằng. Chính vì vậy, Ăng-ghen khuyên ta tìm hiểu sự thật suốt đêm là muốn ta không ngừng nhận thức những quy luật của vạn vật, của vũ trụ.

Đối với con người, thà vất vả tìm hiểu trong một thời gian ngắn ( suốt đêm) để có một nhận thức rõ ràng, khai thông được tư tưởng về một vấn đề nào đó, còn hơn là cứ để nó tồn đọng như một việc chưa giải quyết, khiến chi mối nghi ngờ về nó luôn đè nặng trong thời gian dài ( suốt đời).

Tìm hiểu sự thật là mục đích quan trọng đối với việc nhận thức. Nếu không nắm bắt được sự thật thì sẽ gây khúc mắc và ngờ vực nghi hoặc. Nghi ngờ là một trạng thái tinh thần tiêu cực bất lợi đối với đời sống.

Phương chạm của Ăng-ghen là đúng đắn. Thà mất công tìm hiểu sự thật suốt đêm là giải pháp tich cực. Còn để trạng thái nghi ngờ đè nặng lên mình suốt đời là tiêu cực. Mất công trước mắt mà có lợi ích lâu dài vẫn luôn là lựa chọn khôn ngoan của con người nói chung, của việc tìm hiểu khoa học nói riêng.

Bạn luôn có hai lựa chọn: tin mọi thứ và nghi ngờ mọi thứ. Nếu bạn chọn sự nghi ngờ, bạn sẽ để mọi thứ vuột qua tay. Nhiều người dành quá nhiều thời gian để nghi ngờ tương lại, quá khứ, chế độ, bạn bè, người thân và tệ nhất là chính bản thân mình. Đừng để bản thân mình xấu đi chỉ những câu hỏi viển vông, muốn có câu trả lời thì bản thân mình phải tự tìm ra. Bỏ đi chút hoài nghi lấy lại sự thú vị trong cuộc sống rất đáng.

Bài số 4: Những người thành công vượt qua sự nghi ngờ bản thân như thế nào?

Bạn có thể mất hàng giờ để viết một email đơn giản chỉ vì sự nghi ngờ bản thân khiến bạn thấy rằng nó chưa đủ hay. Có những lúc sự sợ hãi và lo âu dường như kiểm soát cả ngày làm việc của bạn. Nỗi sợ có thể ngăn không cho bạn nói lên chính kiến trong một cuộc họp vì bạn cảm thấy quan điểm của mình không đáng để nói ra.

Và còn nữa, bạn có thể mất hàng giờ để viết một email đơn giản chỉ vì sự ngờ vực chính mình khiến bạn thấy rằng nó chưa đủ hay. Thậm chí nhiều người thành đạt vẫn phải tranh đấu với ý nghĩ rằng họ chưa đủ năng lực, họ là “kẻ mạo danh” dù cho họ đã có những thành tựu đáng nể.

Hiện tượng tâm lý này được gọi là “hội chứng kẻ mạo danh” và có thể xuất hiện trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, cả trong công việc của chúng ta dưới những hình thức như: coi nhẹ sự thăng tiến, từ chối những trách nhiệm mới, tự giả định rằng bản thân không đủ năng lực cho công việc. Dù không có ai miễn nhiễm với hội chứng này, nhưng theo bà Melody Wilding – một nhà khai vấn từng hợp tác với các công ty như Google, Facebook, HP và Deloitte, nó thật sự ảnh hưởng lớn đến những người thành đạt.

Sợ thất bại là một cảm xúc rất con người mà cả những người thành công nhất cũng trải qua. Tiểu thuyết gia Neil Gaiman, nhà quản trị Sheryl Sandberg, diễn viên Emma Watson, thậm chí nhà bác học Albert Einstein cũng từng nói về “cảm giác bản thân mình không xứng đáng với thành công”.

Vì thế, nếu bạn đang đối phó với hội chứng này, bạn không hề cô độc. Tự ngờ vực bản thân có thể ảnh hưởng tiêu cực, nhưng nó sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn nếu chúng ta không bao giờ học cách sống với cảm xúc bình thường này bằng những phương cách lành mạnh.

Nhà khai vấn Melody Wilding đã chia sẻ một vài chiến lược mà những người rất thành công đã sử dụng để vượt qua sự nghi ngờ bản thân. Họ nhận ra những lối suy nghĩ lặp lại và chủ động thay đổi tư duy. Mỗi ngày chúng ta có khoảng 60-70.000 suy nghĩ và ước tính có đến 98 phần trăm những suy nghĩ này là giống nhau. Điều này có nghĩa là sự tự ngờ vực thật sự là một thói quen – một lối tư duy mà bạn có thể kiểm soát được.

Trước tiên, hãy nhận dạng những nguyên nhân sâu xa (nhiều khả năng bắt rễ từ thời thơ ấu) khiến bạn cảm thấy rằng mình không xứng đáng với sự thành công. Tìm ra những suy nghĩ không thực tế, phi lý và phóng đại thường xuyên xuất hiện và lặp lại, sau đó, xác định những lệch lạc trong nhận thức thường xảy ra và khiến bạn mắc sai lầm. Họ tò mò và tự đặt câu hỏi. Hãy cố gắng thực hành “lòng vị tha với bản thân”. Chẳng hạn, nếu bạn đưa ra lý lẽ rằng mình không sẵn sàng để theo đuổi một con đường sự nghiệp mới, thì hãy nhận diện sự quan ngại này với tinh thần xây dựng.

Nên tận dụng cơ hội này để đánh giá trung thực những kỹ năng của bạn và đánh giá những lỗ hổng mà bạn cần hoàn thiện. Họ không để cho nỗi sợ ảnh hưởng đến mục đích. Tất cả chúng ta đều có thể lo lắng và bối rối khi đối mặt với sự thay đổi và tình trạng bấp bênh. Lo ngại là chuyện bình thường.

Nỗi sợ và sự hoài nghi sẽ luôn cất lên tiếng nói khi chúng ta nỗ lực làm những điều gì đó to tát cho dù ta có cố suy nghĩ tích cực như thế nào đi nữa. Lắng nghe tiếng nói từ bên trong cũng có nghĩa là bạn sắp làm điều gì đó can đảm và quan trọng cho bản thân.

(Nguồn: Báo Doanh nhân Sài Gòn)

» Xem thêm mẫu bài văn nghị luận về thái độ sống tích cực

Bài số 5: Để thành công, bạn phải vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình

Cuộc sống của chúng ta có rất nhiều điều đáng để sợ hãi. Bản năng sinh tồn luôn nằm trong tiềm thức và tạo ra những nỗi sợ không được định hình. Nó giúp chúng ta tồn tại, giúp chúng ta nhận thức được hiểm nguy nhưng nếu không điều khiển được nỗi sợ hãi của mình, chúng ta không thể trưởng thành và mạnh mẽ.

“Karate Kid” là một bộ phim kể về cậu bé người da đen theo mẹ sang Trung Quốc làm việc - Cậu bé nói: "Dù thắng hay thua, con vẫn phải làm để con không còn sợ nữa …". Khi còn bé, chúng ta chưa biết gì để mà sợ. Bạn có thể tung tăng tại những nơi nguy hiểm, nghịch các đồ vật có thể gây ra tổn thương … Nhưng khi lớn lên, áp lực càng nhiều, hiểu biết càng cao thì bạn lại càng sợ nhiều thứ.

Khi đi học, bạn sợ bị điểm kém vì sẽ bị thầy cô khiển trách và bố mẹ đánh đòn.

Khi ra trường, bạn sợ không kiếm được một công việc để có tiền nuôi bản thân.

Khi đi làm, bạn sợ bị sa thải, sợ thất bại, sợ bị chê cười, sợ bị mang tiếng.

Khi về hưu, bạn sợ cô đơn, sợ bệnh tật …

Nỗi sợ hãi vây quanh khiến cho bạn và tôi gần như mặc định rằng sợ hãi là hiển nhiên, không sợ thứ này thì sợ thứ khác, chẳng ai không có cái để mà sợ. Và rồi nỗi sợ hãi này sẽ đi đến đâu?

Chắc chắn một điều là sợ cũng tốt. Bạn phải sợ thì bạn mới biết là mình còn yếu, bạn mới có động lực để tìm hiểu vấn đề và nguyên nhân nỗi sợ hãi của bạn, miễn đừng chỉ đơn giản là sợ và cứ sợ mãi thì bạn sẽ lại bước thụt lùi. Bởi sợ không xấu, nhưng luôn sống trong sợ hãi mà không thoát ra được là xấu. Nỗi sợ nào cũng có nguyên nhân và đều có thể giải quyết chỉ cần bạn thực sự quyết tâm.

“Karate Kid” là một bộ phim kể về cậu bé người da đen theo mẹ sang Trung Quốc làm việc. Tại đây, cậu gặp vấn đề với một số cậu bé bản xứ và bị chúng bắt nạt. Ban đầu, cậu bé quyết tâm học võ chỉ là để chiến thắng lũ bạn xấu kia nhưng đến khi lên võ đài, sau khi qua những vòng đấu loại với nhiều thương tích và đặc biệt là gần như không thể sử dụng một chân do bị thương từ vòng trước, cậu bé đó đã để lại cho tôi một câu nói sâu sắc: Con vẫn muốn lên thi đấu vì con còn sợ. Con không muốn ngày hôm nay kết thúc mà con vẫn còn nỗi sợ này. Dù thắng hay thua, con vẫn phải làm để con không còn sợ nữa …

   Rèn luyện, nâng cao kỹ năng làm văn qua tham khảo những bài văn mẫu hay lớp 12 do Đọc Tài Liệu sưu tầm và tuyển chọn.

Nghị luận về điều cần làm để tiêu diệt ba kẻ thù do dự, nghi ngờ và sợ hãi

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM